Hành trình từ nông dân thành giám đốc HTX

Thứ Ba, ngày 09/04/2024 | 09:43

Có sẵn “máu nông dân” và tính ham học hỏi nên từ chỗ làm nhỏ lẻ, chị Nguyễn Kim Toàn, ở thành phố Ngã Bảy, đã mạnh dạn cải tiến mô hình trồng trọt, chăn nuôi và lấn sân sang kinh doanh với mô hình làm HTX, tạo kinh tế gia đình và những hộ thành viên phát triển ổn định.

Mật ong thiên nhiên đóng chai đã đạt OCOP, là một trong những sản phẩm của HTX nông nghiệp Sơn Phú.

Dám nghĩ dám làm

Chúng tôi đến HTX Sơn Phú ở ấp Sơn Phú, xã Đại Thành, thành phố Ngã Bảy, khi chị Nguyễn Kim Toàn, Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX nông nghiệp Sơn Phú, đang loay hoay với công việc tại quán ăn cạnh văn phòng của HTX. Chia sẻ với chúng tôi, chị Toàn cho hay, quán ăn nhỏ này chị mở cách đây không lâu, chị em làm ở đây cũng là các thành viên của HTX. Bên cạnh làm kinh tế vườn thì đây là nguồn thu nhập của mọi người.

Theo lời chị Toàn, trước khi có cơ ngơi như hiện tại thì chị cũng trầy trật đủ thứ, nhưng chính tinh thần dám nghĩ, dám làm và không khuất phục khó khăn, chị đã thành công. Cách đây khoảng 9 năm, chị Toàn chọn nuôi heo để làm kinh tế. Thế nhưng, do nhiều năm liền ảnh hưởng dịch bệnh, thị trường không ổn định, giá cả đầu ra bấp bênh nên đến năm 2021 chị Toàn bán bầy heo và dồn lực cho kinh tế vườn.

“Làm chăn nuôi hay làm vườn đều có những khó khăn riêng, nhưng trong khả năng của mình, tôi đã vượt qua được. Lúc đó, tôi được cán bộ của UBND xã Đại Thành và Hội Liên hiệp Phụ nữ xã vận động tham gia HTX nông nghiệp Sơn Phú. Tôi suy nghĩ là khi tham gia HTX thì tạo đầu ra nông sản cho bà con, giá cả ổn định, đầu ra kết nối với thương lái cũng dễ dàng hơn ở tại vườn nên mạnh dạn tham gia”, chị Toàn cho biết.

Từ chỗ làm kinh tế riêng lẻ kiểu “lời ăn lỗ chịu” thì nay khi đóng vai trò “thuyền trưởng” của HTX, chị Toàn càng phải nỗ lực, học hỏi nhiều. Chị học từ bạn bè, internet đến những mô hình thành công ở các địa phương khác rồi chắt lọc áp dụng cho vườn nhà. Giờ đây mọi thứ trở nên khép kín và bài bản. Từ canh tác vườn chôm chôm, chị lấn sang nuôi ong lấy mật, bao tiêu nông sản cho xã viên rồi kiêm luôn làm dịch vụ ăn uống. Mọi thứ từ chi tiết nhỏ nhất đều được người phụ nữ này vận hành trơn tru.

“Bây giờ mọi thứ đi vào khuôn khổ hết rồi. Vườn thì gắn hệ thống tưới nên khỏe re. Trong HTX thì phân ra từng tổ: Tổ làm vườn, mua bán, nấu ăn, tổ đăng bán hàng qua mạng. Anh chị nào chuyên về việc nào tốt hơn thì được phân công vào tổ đó”, chị Toàn chia sẻ.

Dẫn chúng tôi ra khu vườn chôm chôm rộng rãi đang kết trái của gia đình, nơi chị đặt thùng nuôi ong, chị Toàn kể mọi thứ đến với chị khá tình cờ, dự định ban đầu chỉ lấy mật sử dụng trong gia đình để an tâm về chất lượng. Nhưng sau đó, nhờ bầy ong mà vườn cây ăn trái đạt hiệu quả cao hơn. Mật làm ra cũng chất lượng, thơm ngon nên chị bàn với chồng mở rộng mô hình. Chị Toàn nhớ lại: “Cuối năm 2021, đầu năm 2022, tôi nuôi 10 thùng ong. Sau 2 tháng thì tăng lên 18 thùng, rồi lên 25 thùng. Hiện tại là 130 thùng. Dự định trong tương lai nâng lên khoảng 500 thùng, nếu sản lượng ổn định sẽ tăng thêm. Đầu ra hiện tại của mật ong chủ yếu là mối quen, các ban, ngành của xã, Hội Liên hiệp Phụ nữ và mua qua mạng xã hội. Hiện tại, mật ong của HTX đã đạt OCOP 3 sao cấp thành phố”.

Nỗ lực vì xã viên

Theo chị Toàn, làm nông hay bất cứ ngành nghề nào thì đam mê chính là yếu tố quan trọng. Với chị ra vườn thấy cây xanh tốt, trái sai, đẹp là vui. Nuôi ong thấy ong đẹp, mật chất lượng thì vui.

Cái hay ở mô hình làm kinh tế của chị Toàn nói riêng và HTX nông nghiệp Sơn Phú nói chung chính là sự khép kín. Năm 2020, chị Toàn quyết định lắp năng lượng mặt trời để lắp hệ thống tưới tiêu thông minh, tiết kiệm chi phí và công sức cho vườn chôm chôm của gia đình. Dưới ao nuôi, chị nuôi các loại cá tự nhiên. Trong hệ thống nước tưới có làm thùng pha phân thuốc. Lá chôm chôm rụng được ủ làm phân hữu cơ để bón cho cây. Nuôi thêm ong để lấy mật hoa. Nhờ khai thác tốt các yếu tố của mô hình tuần hoàn mà mô hình mang về thu nhập khoảng 500 triệu đồng/năm. Với nhiều người, đây có thể là số tiền không lớn, nhưng nếu đặt xuất phát điểm là nông dân, lại là phụ nữ thì đây là một thành quả đáng được ghi nhận.

“Tôi hỏi thăm mô hình của các anh em bạn với coi trên mạng cách nuôi và mua những sản phẩm hỗ trợ. Bằng mọi cách cố gắng để làm, mình không sợ thất bại. Khi chuyển sang làm kinh tế nông nghiệp thấy rất hiệu quả, đỡ tốn chi phí, nhân công, đem lại lợi nhuận cao. Cửa hàng HTX nông nghiệp Sơn Phú ngay tuyến thương lái đi các tỉnh miền Tây, tôi liên kết với các thương lái đó giúp đầu ra sản phẩm cũng dễ hơn”, chị Toàn khẳng định.

Khác với các mô hình HTX khác phải ràng buộc về đầu ra và cung cấp cho mối, lái của HTX nông nghiệp Sơn Phú với 60 thành viên của chị Toàn thì khá thoải mái trong việc chọn đầu ra sản phẩm. Nếu tìm được mối cho giá cao, họ được quyền bán cho thương lái ngoài HTX, miễn sao là có lợi nhất cho nông dân là chị Toàn đều đồng ý.

Chia sẻ về dự định sắp tới, chị Toàn cho hay, HTX sẽ phát triển sản phẩm mới khai thác từ mật ong của vườn nhà đó là hướng tới đăng ký sản phẩm OCOP nghệ ngâm mật ong. Cùng với đó là hợp tác với các HTX bạn để cùng nhau tạo đầu ra cho sản phẩm địa phương, tạo thu nhập cho bà con nông dân.

Bài, ảnh: MỘNG TOÀN

Viết bình luận mới

Xem thêm

Hiến kế phát triển vùng lúa chất lượng cao

08:05 28/11/2024

Sau gần một năm triển khai Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 (đề án),

“Giữ lửa” thi công cao tốc

08:05 28/11/2024

Sau thành công của bữa cơm giao lưu cùng anh em kỹ sư, công nhân thi công cao tốc và bà con nhân dân địa phương, Hậu Giang tiếp tục nối dài sáng kiến này, góp phần tạo không khí ấm áp và “giữ lửa” nhiệt huyết cho trên công trường trọng điểm quốc gia.

Triển vọng mô hình trồng măng tây tiêu chuẩn VietGAP

08:01 28/11/2024

Chuyển đổi và đa dạng hình thức canh tác theo hướng hữu cơ cũng như sử dụng các giống cây chất lượng cao trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế là hướng phát triển có trọng tâm, trọng điểm được Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang triển khai thực hiện.

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 27-11: Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục là điểm sáng hút vốn FDI

15:53 27/11/2024

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Xuất khẩu gạo đạt hơn 8 triệu tấn; Giá xăng dầu dự báo tăng trong kỳ điều hành ngày mai; Giá vàng nhẫn hôm nay đảo chiều tăng

Có 70 doanh nghiệp, HTX liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản cho người dân

08:42 27/11/2024

(HG) - Qua rà soát mới đây của ngành chức năng tỉnh, hiện trên địa bàn Hậu Giang có 32 doanh nghiệp và 38 hợp tác xã (HTX) thực hiện liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản cho gần với 40.000 lượt hộ dân tham gia, tổng diện tích gần 39.000ha, ước sản lượng hơn 334.100 tấn.

Giá khóm Cầu Đúc giảm nhưng người trồng vẫn có lợi nhuận

08:41 27/11/2024

(HG) - Sau một thời gian tăng giá thì những ngày gần đây, giá khóm Cầu Đúc ở Hậu Giang bắt đầu giảm trở lại. Hiện giá khóm loại 1 (loại từ 1kg trở lên) được thương lái thu mua tại rẫy với mức giá từ 13.000-13.500 đồng/trái, đối với khóm loại 2 thì 2 trái kể 1. Mức giá này đang giảm hơn 2.000 đồng/trái so với thời điểm cách nay khoảng 2 tháng.

Bổ nhiệm lại Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang

08:35 27/11/2024

(HG) - Sáng ngày 26-11, Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức hội nghị về công tác cán bộ. Tham dự có ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh; cùng tập thể Ban giám đốc và cán bộ chủ chốt của Sở NN&PTNT tỉnh.

Giải ngân vốn cho 22 hộ vay

08:34 27/11/2024

(HG) - Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Châu Thành A vừa giải ngân cho 22 hộ vay vốn ở xã Thạnh Xuân, với số tiền giải ngân 779 triệu đồng.

Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu

08:27 27/11/2024

Thực hiện Đề án “Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã và đang có nhiều giải pháp đồng bộ, đạt được những kết quả tích cực cho ngành nông nghiệp địa phương.

Hậu Giang hiện có 348 sản phẩm đạt chuẩn OCOP

08:24 27/11/2024

(HG) - Văn phòng điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hậu Giang cho biết, đến thời điểm này, toàn tỉnh có tổng số 348 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, tăng 82 sản phẩm so với cuối năm 2023; trong đó có 113 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh và 235 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện, thị xã, thành phố. Bên cạnh đó, tổng số chủ thể có sản phẩm đạt chuẩn OCOP trên địa bàn tỉnh là 160, trong đó có 90 chủ thể là cơ sở, 45 chủ thể là hợp tác xã và 25 chủ thể là công ty trách nhiệm hữu hạn.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nghiêm cấm việc bao che cho cán bộ, đoàn viên vi phạm nồng độ cồn

09:33 28/11/2024

(HG) - Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh đã có công văn đề nghị các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở trực thuộc triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 35 ngày 17-9-2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý cán bộ, công chức,

Thành phố Ngã Bảy: Gần 630 gương người tốt, việc tốt được lan tỏa trên mạng xã hội

09:33 28/11/2024

(HG) - Trong năm 2024, thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”, Ban Dân vận Thành ủy Ngã Bảy đã ban hành Kế hoạch phát động với những quy định cụ thể về tiêu chí xét công nhận và tổ chức khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc.

Không chủ quan trong phòng, chống dịch bệnh

09:30 28/11/2024

11 tháng qua, số ca sốt xuất huyết (SXH), tay - chân - miệng (TCM) trên địa bàn huyện Vị Thủy đều giảm so cùng kỳ, nhưng địa phương vẫn tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, không lơ là, chủ quan.

Mâu thuẫn trong lúc ăn nhậu, chém người thương tích 39%

09:28 28/11/2024

(HG) - Tòa án nhân dân thị xã Long Mỹ vừa mở phiên tòa xét xử lưu động vụ án hình sự, tuyên phạt bị cáo Võ Văn Vô, ngụ xã Long Bình, thị xã Long Mỹ, 5 năm tù về tội cố ý gây thương tích theo Điều 134, Bộ luật Hình sự.