Thứ Năm, ngày 16/02/2023 | 05:37
Nông nghiệp sạch, hữu cơ, tuần hoàn... mở ra nhiều triển vọng và được xem là hướng đi tất yếu để phát triển bền vững. Thực tế cho thấy, ở một số địa phương vùng ĐBSCL các mô hình nông nghiệp sạch, sản xuất theo hữu cơ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo yếu tố môi trường...
Ứng dụng công nghệ cao để sản xuất rau màu sạch ở ĐBSCL mang lại hiệu quả cao. Ảnh: H. TÂN
Tín hiệu lạc quan
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan vừa có chuyến thăm những nông dân trồng lúa hữu cơ kết hợp nuôi vịt và nuôi cá tự nhiên ở xã Phú Thành A, huyện Tam Nông (Đồng Tháp). Theo báo cáo của UBND huyện Tam Nông thì mô hình lúa - cá - vịt tại xã Phú Thành A thời điểm ban đầu có 8 thành viên xuống giống khoảng 20ha lúa canh tác theo hướng hữu cơ. Trong mùa lũ 2022 vừa qua, 8 hộ dân này đã trữ cá đồng vào ruộng để nuôi tự nhiên, đến kỳ thu hoạch bán được hàng trăm triệu đồng. Đối với sản xuất lúa, các nông dân sử dụng giống ST 25, bón vùi phân hữu cơ trước khi gieo sạ; đồng thời kết hợp thả nuôi vịt nhằm giảm bớt các loại sâu rầy và tăng thêm nguồn thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích…
Nông nghiệp tuần hoàn là hướng đi mới. Ảnh: H.THU
Ông Nguyễn Minh Tuấn, nông dân tham gia mô hình này, bộc bạch: “Lâu nay, huyện Tam Nông là một trong những nơi sản xuất lúa khá lớn của tỉnh; tuy nhiên trong giai đoạn chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, lấy chất lượng thay cho số lượng nên chúng tôi đang thích nghi với cách làm mới. Và mô hình lúa - cá - vịt bước đầu cho thấy phù hợp vùng đất trũng như Tam Nông; vì vậy sẽ mở rộng sản xuất trong thời gian tới”.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đánh giá cao tính sáng tạo và cách làm phù hợp với điều kiện thực tế của nông dân xã Phú Thành A. Việc sản xuất lúa hữu cơ, kết hợp nuôi vịt và nuôi cá tự nhiên là theo quy trình tuần hoàn, giảm phát thải; đồng thời tăng thêm nguồn thu nhập, tăng lợi nhuận. “Mô hình này rất khả quan, do đó địa phương và ngành nông nghiệp cần tiếp tục hỗ trợ bà con nông dân mở rộng quy mô, nghiên cứu nhân rộng ở những vùng có điều kiện tương tự…”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan lưu ý.
Ở xã Vĩnh Bình Nam, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, ai cũng biết vợ chồng thầy giáo Nguyễn Đông Thái - người mạnh dạn áp dụng công nghệ trồng dưa lưới trong nhà kính, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm trên vùng đất phèn mặn. Anh Thái cho biết, sau thời gian công tác trong ngành giáo dục, để tăng thêm thu nhập nên anh tìm hiểu việc trồng dưa lưới trong nhà kính, một mô hình mà địa phương đang khuyến khích phát triển. Theo đó, sau khi học hỏi công nghệ trồng dưa lưới trong nhà kính từ một công ty ở Thành phố Hồ Chí Minh, anh Thái vay 300 triệu đồng từ Hội Nông dân, cộng với số tiền tích góp của gia đình hơn 400 triệu đồng để đầu tư khu nhà kính rộng 1.000m2 đất nhằm trồng dưa lưới theo công nghệ Nhật Bản.
Với quy trình áp dụng công nghệ kỹ thuật cao, bình quân một vụ dưa thu được khoảng 4-4,6 tấn/1.000m2. Trong một năm canh tác 4 vụ dưa lưới đã cho thu hoạch hơn 16 tấn dưa, sau khi trừ chi phí còn lời từ 250-300 triệu đồng/năm. Tới đây, anh Thái mở rộng quy mô canh tác nhằm phấn đấu tăng doanh thu lên gần 1 tỉ đồng mỗi năm; ngoài ra phối hợp với các đơn vị liên quan để xây dựng thương hiệu dưa lưới Vĩnh Thuận. “Lâu nay, huyện Vĩnh Thuận khá thành công với việc nuôi tôm càng xanh và trồng dưa lê; giờ đây mô hình sản xuất dưa lưới trong nhà kính đã “bén rễ” trên vùng đất phèn mặn này nên làm đa dạng cây trồng, vật nuôi, giúp nông dân nhiều cơ hội để phát triển nông nghiệp bền vững”, lãnh đạo huyện Vĩnh Thuận cho biết.
Với diện tích khoảng 8.000m2 đất tại xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, trang trại Ngũ Thường Mekong do chị Lữ Thị Nhật Hằng làm chủ được xem là một trong những trang trại đầu tư nông nghiệp khép kín một cách bài bản trong tỉnh.
Chị Lữ Thị Nhật Hằng, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Ngũ Thường Mekong, cho biết danh mục sản xuất của nông trại đăng ký là phát triển điện áp mái phía trên và sản xuất nông nghiệp phía dưới. Tận dụng khoảng trống phía dưới nông trại phát triển mô hình trồng nấm, nuôi trùn quế, trồng rau sạch và nuôi thủy sản.
Để phát triển trang trại này, chị Nhật Hằng đầu tư hệ thống điện áp mái công suất 990kWp phía trên và tận dụng khoảng trống phía dưới để sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Chia sẻ về mô hình, chị Hằng cho biết từ đầu năm 2021, 10 nhà trồng nấm rơm với tổng diện tích khoảng 350m2 được đưa vào sản xuất. Sau khi thu hoạch xong bã rơm thải sẽ được ủ men vi sinh tạo thành phân bón hữu cơ để trồng cỏ voi, rau và nuôi trùn quế. Mỗi ngày trang trại thu hoạch từ 30-35kg nấm rơm, mang về doanh thu hàng chục triệu đồng/tháng.
Cỏ voi sau thời gian trồng và phát triển trở thành nguồn thức ăn cho bò. Chất thải từ bò lại được tái sử dụng trở thành thức ăn cho trùn quế sinh trưởng tốt. Trùn quế được tận dụng làm thức ăn cho gà, vịt, cá. Hệ thống tuần hoàn này không chỉ tận dụng được những phế phẩm bỏ đi, giảm tối thiểu chất thải đưa ra môi trường. Đặc biệt còn giảm được tối thiểu nhân công vận hành trang trại. Nông trại đã xây dựng và đưa vào sản xuất 4 nhà trùn quế với diện tích 400m2. Trùn quế ngoài sử dụng trong nông trại còn được bán thương phẩm với giá 50.000 đồng/kg trùn tươi hoặc đông lạnh. Bên cạnh đó, chị Hằng còn nuôi cá, trên ao cá sẽ làm những sàn nuôi vịt sạch. Chị dùng phân vịt cho cá ăn, còn nuôi trùn cho cá, gà, vịt trong nông trại ăn. Rơm thì làm nấm. Những mô rơm thải thì sử dụng làm giá thể đẻ cho trùn, trồng cây, bón phân cho cây, trồng rau sạch. Hiện chị đã làm ra được nấm rơm, gà, trùn; phân trùn chị cũng đã bán được cho bà con xung quanh đây để trồng cây.
Ông Đàm Văn Hưng, chủ cơ sở kinh doanh trái cây Hương Miền Tây (Bến Tre), cho hay: “Cơ sở chúng tôi đang tiêu thụ bưởi da xanh ở thị trường nội địa và xuất khẩu hàng đầu tại ĐBSCL. Thời gian qua, chúng tôi đẩy mạnh liên kết với các hợp tác xã, tổ hợp tác nhằm khuyến khích sản xuất sạch, hữu cơ…, bởi nhu cầu tiêu thụ trên thế giới ngày càng khắt khe về chất lượng. Đến nay, nhiều nơi đã chuyển đổi sang sản xuất sạch, chất lượng… khá tốt; cụ thể lô bưởi da xanh ở Bến Tre được xuất khẩu sang thị trường khó tính Hoa Kỳ vào cuối tháng 11-2022 vừa qua là kết quả của sự thay đổi đáng mừng này”.
Xây dựng nền nông nghiệp trách nhiệm, bền vững
Lần đầu tiên tỉnh Đồng Tháp xuất khẩu nông thủy sản đạt gần 1,4 tỉ USD trong năm 2022, đây là kết quả mà nhiều năm qua tỉnh tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng chất lượng, bền vững. Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa cho hay, ngay từ đầu tỉnh xác định 5 ngành hàng chủ lực (gồm lúa gạo, xoài, hoa kiểng, cá tra và vịt) dựa trên lợi thế so sánh, tiềm năng thị trường để tập trung phát triển. Thành công bước đầu trong phát triển nông nghiệp bền vững của Đồng Tháp là sự “đồng hành cùng doanh nghiệp”, kéo được nhiều doanh nghiệp đến tham gia, đầu tư và liên kết với nông dân. Khoảng 6 năm gần đây, có hàng chục dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào nông nghiệp thuộc các lĩnh vực như: chế biến, bảo quản nông sản, thủy sản, chăn nuôi; ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp...
Ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, cho biết, mục tiêu đến năm 2025 tỉnh sẽ thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, theo hướng “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh”. Phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, có trách nhiệm, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát huy tiềm năng lợi thế từng ngành, địa phương; xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ; quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ môi trường, sinh thái...
Ở Bạc Liêu, sản xuất lúa gạo chất lượng cao và nuôi tôm công nghệ cao đóng vai trò chủ lực trong tăng trưởng ngành nông nghiệp. Đặc biệt, vài năm nay, Bạc Liêu dồn sức xây dựng tỉnh trở thành “thủ phủ tôm” của cả nước. Theo ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, tỉnh tích cực ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất tôm. Trong đó, khẩn trương hình thành Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu là dự án quan trọng được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện; đồng thời nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh. Khi dự án này hoàn thành sẽ còn góp phần phát triển du lịch, bởi mô hình du lịch gắn với tham quan Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về nuôi tôm đến nay chưa có tỉnh nào làm được…
Tại Kiên Giang - nơi sản xuất hơn 4,3 triệu tấn lúa mỗi năm (dẫn đầu cả nước); trong đó đa phần là lúa chất lượng cao. Hiện các hợp tác xã và nông dân cùng liên kết với các doanh nghiệp xây dựng hơn 5.000ha lúa hữu cơ, lúa trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP, tiêu chuẩn SRP… để xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, châu Âu… Đây là bước chuyển đổi mạnh mẽ của Kiên Giang trong những năm qua nhằm hướng tới việc ngành lúa gạo bền vững và giảm phát thải.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng: Trong xu thế nền kinh tế của thế giới hiện nay là “less in more” - ít hơn nhưng được nhiều hơn và “more from less” - được nhiều hơn từ cái ít hơn; vấn đề này thông qua công nghệ để giải quyết. Chúng ta có thể tuần hoàn các phế phụ phẩm trong quá trình sản xuất nông nghiệp, từ đó sẽ làm giảm đi các khoản chi phí về sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... Một khi chi phí trong sản xuất nông nghiệp được kéo giảm xuống, cho dù năng suất có thể giảm theo, nhưng giá bán sẽ cao hơn, bởi tạo ra được sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng. Đây cũng là cách để “thoát” tư duy về sản lượng, từ đó hướng đến tư duy về chất lượng, hướng đến nông nghiệp sạch, xanh, tuần hoàn. Mà nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp sinh thái chính là “less in more, more from less” từ những mô hình đơn giản này.
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, trong năm 2022, dù xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt con số ấn tượng 53,22 tỉ USD, tăng hơn 9,3%; nhưng chúng ta không thể đi tiếp con đường sản xuất nông nghiệp lấy sản lượng, số lượng để phấn đấu nữa, mà cần mạnh dạn thay đổi theo hướng kinh tế nông nghiệp, làm sao tạo ra được giá trị gia tăng nhiều hơn. Điều đáng mừng là nhận thức của xã hội về vai trò của nông nghiệp, cũng như tư duy phát triển nông nghiệp đã chuyển sang một tư duy mới, mô hình mới, tăng trưởng tích hợp đa giá trị… Vì vậy, việc xây dựng và phát triển các mô hình nông nghiệp sạch, hữu cơ, tuần hoàn rất cần các địa phương tiếp tục tuyên truyền, nhân rộng hơn nữa trong thời gian tới… |
H.TÂN - H.THU
10:29 13/01/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Giá lúa, gạo đồng loạt giảm; Hơn 4,6 triệu cá nhân đã sử dụng ứng dụng thuế Etax Mobile; Bổ sung 522 chuyến bay cung ứng dịp Tết Nguyên đán 2025.
08:43 13/01/2025
(HG) - Văn phòng điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hậu Giang vừa tổ chức lễ công bố quyết định và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh năm 2024 cho các chủ thể.
08:43 13/01/2025
(HG) - Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mùa khô năm 2025 tại Nam bộ sẽ kéo dài, khắc nghiệt với nhiệt độ cao và lượng mưa thiếu hụt, đặc biệt là tình trạng khô hạn, xâm nhập mặn, thiếu nước trong sinh hoạt và gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp sẽ diễn ra gay gắt. Do đó, để chủ động trong công tác phòng, chống hạn, xâm nhập mặn vào thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả; Chủ tịch UBND tỉnh vừa có văn bản yêu cầu các ngành có liên quan của tỉnh và chính quyền địa phương trong tỉnh cần chủ động triển khai các giải pháp phòng, chống xâm nhập mặn.
08:41 13/01/2025
Đứng trước sự biến đổi khó lường của thời tiết và sản phẩm nông nghiệp phải cạnh tranh khốc liệt trên thị trường quốc tế, vai trò sản xuất hàng hóa lớn và thúc đẩy nền “nông nghiệp xanh” của mô hình hợp tác xã (HTX) cũng ngày càng quan trọng.
08:40 13/01/2025
(HG) - Nhằm hỗ trợ các hợp tác xã, tổ hợp tác, cá nhân nâng cao giá trị nông sản chủ lực của tỉnh thông qua các tem truy xuất nguồn gốc (QR-Code) phục vụ công tác xúc tiến hàng nông sản chủ lực của tỉnh đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Hậu Giang cùng trạm khuyến nông các huyện, thị xã, thành phố vừa tổ chức trao 20.000 tem cho các hợp tác xã, tổ hợp tác, cá nhân.
08:39 13/01/2025
(HG) - Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hậu Giang, năm 2024 tỉnh đã cấp mới 9 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn hơn 10.317 tỉ đồng, tăng 336% về vốn đầu tư so với năm 2023. Theo đó, cấp mới được 1 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với số vốn 0,15 triệu USD. Nhìn chung, thu hút đầu tư năm 2024 có giảm về số lượng nhưng tăng về chất lượng.
14:39 12/01/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Cà Mau kim ngạch xuất khẩu tôm đạt gần 1 tỷ USD; Siết chặt kiểm soát hàng hóa phục vụ Tết; Mỗi giờ người Việt mua hơn 300 xe máy.
14:28 12/01/2025
Ngoại giao kinh tế đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến động chính trị, kinh tế, mở ra nhiều cơ hội mới, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.
14:39 11/01/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Sầu riêng chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả; Giá vàng tăng không ngừng; EU nhập khẩu lượng khí đốt kỷ lục từ Nga.
10:35 10/01/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Xuất khẩu hạt điều ghi nhận mức kỷ lục mới; Thưởng Tết tăng 13%; NHNN giao chỉ tiêu tín dụng cho các ngân hàng thương mại ngay từ đầu năm.
13:10 13/01/2025
(HGO) - Qua công tác nắm tình hình và tin báo của quần chúng nhân dân, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm hình sự, kinh tế, ma túy, môi trường, Công an huyện Long Mỹ phối hợp với Công an thị trấn Vĩnh Viễn vừa triệt xóa điểm đá gà ăn thua bằng tiền tại ấp 1, thị trấn Vĩnh Viễn.
11:11 13/01/2025
(HG) - Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh vừa tống đạt quyết định khởi tố, lệnh bắt tạm giam 3 bị can để điều tra về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gồm Võ Văn Tỏ, Trưởng Ban Chính sách – Pháp luật và Quan hệ lao động (Liên đoàn Lao động tỉnh),
10:51 13/01/2025
(HG) - Chiều ngày 12-1, ông Lê Minh Nam, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, cùng Đoàn công tác của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đến thăm, tặng quà Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho đoàn viên, người lao động huyện Long Mỹ.
08:43 13/01/2025
(HG) - Văn phòng điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hậu Giang vừa tổ chức lễ công bố quyết định và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh năm 2024 cho các chủ thể.