Thứ Hai, ngày 25/03/2024 | 15:23
Do ảnh hưởng thời tiết nắng nóng kéo dài, kèm với khan hiếm nguồn nước đảm bảo cho sản xuất, theo đánh giá, vụ nuôi đầu tiên của năm 2024, bà con gặp không ít bất lợi.
Vụ tôm đầu năm nhiều khó khăn
Bà con nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay bước vào vụ sản xuất đầu năm. Sau thời gian cải tạo đất, xử lí nguồn nước, ở nhiều khu vực người nuôi tôm đã tiến hành thả giống. Tuy nhiên, do ảnh hưởng thời tiết nắng nóng kéo dài, kèm với khan hiếm nguồn nước đảm bảo cho sản xuất, theo đánh giá, vụ nuôi đầu tiên của năm 2024, bà con gặp không ít bất lợi.
Thời tiết là khó khăn đầu tiên của vụ thả tôm khi hanh khô, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm. Không ít hộ đã thiệt hại sớm sau thời gian thả giống một tháng. Bên cạnh đó là giá cả đầu vào ở mức cao, trong khi giá tôm ở mức thấp. Đó cũng là lí do mà nhiều nông dân tại Bạc Liêu chỉ thả giống cầm chừng.
Ông Hứa Văn Quốc - Xã Vĩnh Thịnh, Hòa Bình, Bạc Liêu cho biết: "Giá cả bị bấp bênh, nuôi cũng không có lãi. Mong muốn làm sao nạo vét kênh thông thoáng, lấy nước sạch cho môi trường ổn định, cũng yêu cầu giá cả ổn định".
Theo ngành chức năng Bạc Liêu, 2024 tiếp tục là năm đầy thách thức của ngành tôm. Trong đó, tình hình hạn hán xâm nhập mặn diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài sẽ tác động trực tiếp môi trường nuôi và là tác nhân gây ra nhiều loại dịch bệnh trên tôm. Song song đó, giá tôm khó có thể phục hồi như nhiều năm trước do lĩnh vực xuất khẩu tôm của tỉnh cũng đang gặp khó khăn.
Ông Lưu Văn Tỷ - Phó Chi Cục trưởng Chi Cục Thủy sản tỉnh Bạc Liêu nhận định: "Siêu thâm canh giai đoạn này là giai đoạn vụ thuận. Tuy nhiên, bà con cần phải ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật để chủ động vào sản xuất và quan tâm bảo vệ môi trường, hạn chế thả giống trong thời điểm nắng nóng để hạn chế thiệt hại".
Theo kế hoạch, diện tích nuôi tôm năm 2024 của Bạc Liêu là hơn 140.000 ha, sản lượng gần 280.000 tấn. Diện tích không tăng nhưng sản lượng tăng gần 13%. Với tình hình khó khăn như hiện nay, để đạt được mục tiêu này, thủ phủ tôm cả nước rất cần những giải pháp đồng bộ.
Mặc dù còn nhiều thách thức nhưng kim ngạch xuất khẩu tôm năm nay vẫn sẽ đạt mục tiêu đặt ra
Ngành tôm với mục tiêu 4 tỷ USD
Có quá nhiều cái khó của ngành hàng vốn là lợi thế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Câu chuyện ở ở thủ phủ tôm Bạc Liêu cũng là tình hình chung ở nhiều địa phương gắn bó với loài thủy sản này. Theo Hội Thủy sản Việt Nam, mặc dù còn nhiều thách thức nhưng kim ngạch xuất khẩu tôm năm nay vẫn sẽ đạt mục tiêu đặt ra. Theo đó, có nhiều việc sẽ phải làm từ nhiều phía, ngay từ bây giờ để có thể đạt được mục tiêu của ngành tôm nay năm nay.
Giá xuất khẩu tôm của Việt Nam đang cao hơn một số nước từ 25.000 đến 30.000 đồng/kg. Nguyên nhân là do chi phí sản xuất đang quá cao. Đó cũng là lí do mà anh Long Văn Nghĩa - Huyện Hoà Bình, Bạc Liêu luôn tìm kiếm các mô hình sản xuất phù hợp.
Anh chia sẻ: "1 kg tôm được 30 con thì đầu tư khoảng 100.000 đồng. Hiện nay, với một kg tôm khoảng 30 con thương phẩm tôm thẻ thì chúng ta đầu tư khoảng 80.000 đồng".
Giảm chi phí, tăng sản lượng, tăng sức cạnh tranh còn đến từ việc áp dụng máy móc, khoa học kĩ thuật. Tại Hội chợ Triển lãm Quốc tế công nghệ ngành tôm Việt Nam vừa tổ chức tại Cà Mau, hơn 200 gian hàng của 150 doanh nghiệp đã giúp nông dân, hợp tác xã tiếp cận gần hơn các giải pháp. Chẳng hạn nuôi tôm sử dụng Artemia tươi sống và công cụ giúp người nuôi kiểm soát hệ vi sinh vật trong môi trường nước.
Ông Rudi Bijnens - Giám đốc Thương mại Tập đoàn I&V Bio nêu ý kiến: "Chúng tôi mang lại một giải pháp bằng cách cung cấp cho người nuôi ấu trùng Artemia đã được khử khuẩn, sạch bệnh, không nhiễm vibrio, EHP… Người nuôi tôm sẽ không lo ngại về việc ao nuôi bị lây nhiễm bệnh từ Artemia như họ thường gặp phải khi tự ấp như trước nay".
Không chỉ các doanh nghiệp nước ngoài, hiện nay các doanh nghiệp trong nước cũng chủ động tiếp cận người nuôi tôm bằng các mô hình, các chế phẩm do Việt Nam tự sản xuất.
"Giá thành khoảng 360.000 - 370.000 đồng, nhưng sản phẩm đồng loại của vi sinh CỦA các nhóm khác thì một lít có thể là 1 – 1,2 triệu. Giá thành rất hiệu quả trong thời điểm giá tôm chưa tăng cao" - ông Ngô Minh Luân - Giám đốc Kỹ thuật, Công ty Vemedim cho biết.
Bên cạnh đó, đa dạng hóa, chế biến sâu sản phẩm từ con tôm cũng là cách mở thêm thị trường, tăng kim ngạch xuất khẩu.
Ông Lin Wei – Chih - Công ty TNHH Uni-President Việt Nam đưa ra quan điểm: "Tiềm năng rất lớn, đối với những thành phố lớn, các gia đình đi làm việc sau khi về có thể mua sản phẩm chế biến sẵn này về, hâm nóng lên là có thể sử dụng được".
Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định: "Mỗi thị trường có đòi hỏi về tiêu chuẩn, qui chuẩn khác nhau, kể cả tôm đông lạnh và tôm chế biến, do vậy việc chế biến sâu, phục vụ nhu cầu các thị trường là đòi hỏi cấp bách".
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2024 khó khăn dù còn nhiều, nhưng dự báo ngành tôm xuất khẩu sẽ khởi sắc, tăng 10 - 15% so với năm 2023, dự kiến thu về hơn 4 tỉ USD.
Tăng sức cạnh tranh của tôm Việt
4 tỷ USD là mục tiêu của ngành tôm năm nay. Để đạt được mục tiêu này cần phải có nhiều giải pháp, nhất là để giải quyết những bất lợi trong vụ tôm năm nay. Đặc biệt là giảm chi phí sản xuất và tăng sức cạnh tranh của con tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Ông Phạm Văn Thiều - Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết: "Chúng tôi phát triển nuôi giống sạch, nuôi giống đảm bảo chất lượng để người nuôi tôm đạt hiệu quả về năng suất, chất lượng tôm và đồng thời sử dụng vùng nuôi an toàn, vệ sinh thực phẩm, nuôi tôm sạch, tôm có chất lượng để cạnh tranh với tôm khác của nước ngoài, đồng thời đi sâu vào các thị trường khó tính để nâng giá trị con tôm".
Ông Nguyễn Hữu Anh - Giám đốc Hợp tác xã Công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu chia sẻ: "Bà con nuôi tôm hiện nay đang rất cần vốn để đầu tư hoặc tái đầu tư. Bà con hiện rất khó khăn, cần nguồn vốn lớn từ các tổ chức tín dụng như Chính phủ để hỗ trợ bà con".
"Phải theo dõi rất chủ động tình hình diễn biến của thời tiết, tình hình diễn biến của thị trường để từ đó điều chỉnh công nghệ nuôi và qui trình áp dụng cho phù hợp để đảm bảo thành công cao nhất" - ông Trần Đình Luân - Cục trưởng Cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu ý kiến.
Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tin tưởng: "Năm 2022, xuất khẩu tôm của Việt Nam đã đạt 4,31 tỉ USD, chiếm khoảng 38% trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản là 11 tỷ USD. Nếu như chúng ta khắc phục những khó khăn, có giải pháp đột phá về vốn, về hạ tầng, về khoa học công nghệ thì chúng ta sẽ có một ngành hàng tôm không thua kém khu vực và thế giới".
Theo VTV.vn
14:55 06/05/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: 4 tháng, ngành nông nghiệp xuất siêu 5,18 tỷ USD; Ngành chế biến, chế tạo bứt phá tăng 10,8%; FED sẽ cắt giảm lãi suất trong tháng 5?
07:32 06/05/2025
(HG) - Đây là một trong những nội dung được Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) nhấn mạnh tại văn bản vừa được ban hành về yêu cầu các địa phương tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) tại địa bàn được giao quản lý.
07:31 06/05/2025
(HG) - Theo số liệu đo mặn từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang thì nồng độ mặn trên địa bàn huyện Long Mỹ đang tăng mạnh.
07:28 06/05/2025
Với nhiều mô hình nông nghiệp hiện đại và sản phẩm chế biến đặc sắc, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang đang khẳng định vai trò trung tâm đổi mới nông nghiệp, nơi đây không chỉ là “vườn ươm” công nghệ mà còn là điểm tựa cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
07:27 06/05/2025
(HG) - Theo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Vị Thủy, trong tháng 4 phòng giao dịch đã cho vay các chương trình tín dụng với doanh số trên 50,3 tỉ đồng, nâng tổng dư nợ cho vay đến nay trên địa bàn huyện trên 632 tỉ đồng, đạt 96,25 kế hoạch, với hơn 13.000 hộ vay vốn. Trong đó, nguồn vốn trung ương dư nợ trên 583 tỉ đồng, đạt 97,77% kế hoạch; nguồn vốn địa phương dư nợ trên 11 tỉ đồng, đạt 81,14%.
07:26 06/05/2025
Sau thời gian dài tăng trưởng phi mã thì từ đầu năm 2025 đến nay, xuất khẩu rau quả bỗng nhiên quay đầu sụt giảm liên tục. Xuất khẩu gặp khó đã kéo theo hệ lụy khi giá cả trái cây, rau màu trong nước sụt giảm và tiêu thụ chậm, khiến nhiều hộ nông dân đứng ngồi không yên.
07:21 06/05/2025
Bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp là một trong những mục tiêu quan trọng trong công tác quản lý vận hành lưới điện của Công ty Điện lực Hậu Giang góp phần giảm thiểu sự cố lưới điện, bảo vệ an toàn tính mạng con người, tài sản cho Nhân dân.
07:09 06/05/2025
(HG) - Theo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thị xã Long Mỹ, trong tháng 4, doanh số cho vay các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn thị xã đạt trên 40 tỉ đồng, với 660 hộ vay vốn. Nâng tổng dư nợ từ đầu năm đến nay trên địa bàn thị xã trên 438,7 tỉ đồng, với 13.133 hộ vay vốn.
11:24 05/05/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Giá dừa tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay; Giá xăng trong nước hôm nay có thể đảo chiều giảm; Dự trữ gạo của Indonesia đạt mức cao kỷ lục.
09:49 05/05/2025
Sau 7 năm triển khai Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 6/3/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hậu Giang khóa XIII, Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Khu NNƯDCNC) đã và đang khẳng định vai trò là động lực phát triển nông nghiệp hiện đại của tỉnh.
10:40 06/05/2025
(HGO) – Sáng ngày 6-5, bà Mã Thị Tươi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; cùng lãnh đạo sở, ngành và thành phố Vị Thanh đến thăm, chúc mừng Đại lễ Phật đản, Phật lịch 2569 – Dương lịch 2025 tại chùa Quốc Thanh, phường V.
07:35 06/05/2025
(HG) - Ngày 5-5, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, có buổi làm việc với các sở, ban, ngành về Kế hoạch tổ chức Tuần lễ Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Hậu Giang 2025 (Week of Science, Technology, Innovation and Digital Transformation - STIDT WEEK Hậu Giang 2025). Tham dự buổi làm việc còn có ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
07:34 06/05/2025
(HG) - UBND tỉnh cho biết, căn cứ kế hoạch, dự toán ngân sách Trung ương được Thủ tướng Chính phủ giao năm 2025 và cả giai đoạn 2021-2025, tỉnh đã khẩn trương phân bổ, giao cho các đơn vị, địa phương đảm bảo đúng quy định Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan. Các Chương trình mục tiêu quốc gia
07:29 06/05/2025
Công tác sắp xếp bộ máy và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp đang được cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh thực hiện khẩn trương, nghiêm túc, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, thông suốt, hiệu quả.