Thứ Tư, ngày 09/08/2023 | 18:59
PGS.TS Hồ Thị Thu Hòa |
Những năm qua, ĐBSCL đã có rất nhiều cải thiện phát triển hạ tầng nói chung và hạ tầng logistics nói riêng. Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu về tăng trưởng, cũng như về phát triển logistics vẫn còn nhiều việc cần phải làm. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Hậu Giang có cuộc phỏng vấn PGS.TS Hồ Thị Thu Hòa (ảnh), Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển logistics Việt Nam.
Để logistics vùng ĐBSCL phát triển một cách hiệu quả nhất, theo bà những thách thức mà toàn vùng cần khắc phục, vượt qua là gì ?
- Có thể nói, hạ tầng cứng liên quan đến hạ tầng giao thông vận tải, bến bãi, hạ tầng kết nối giao thông và hạ tầng các trung tâm logistics, kho bãi, trung tâm phân phối. Khu vực ĐBSCL đã có sự hiện diện của các phương thức vận tải, trừ phương thức đường sắt là quy hoạch trong tương lai. Mặc dù chúng ta có hệ thống đường cao tốc, với 7 dự án cao tốc. Trong đó, có 2 dự án đã được đưa vào khai thác, vận hành. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thấy đâu đó có những nhược điểm.
Thời gian vận chuyển kéo dài, dẫn đến chi phí tăng cao. Rất nhiều doanh nghiệp chia sẻ rằng, họ rất muốn trên cao tốc có thể đi được với tốc độ theo đúng quy chuẩn thiết kế để có thể vận chuyển hàng nông thủy sản từ ĐBSCL về Thành phố Hồ Chí Minh tập kết đưa ra cảng cũng như đưa ra sân bay với thời gian ngắn hơn, nhanh hơn. Đây không chỉ đơn thuần là câu chuyện về chi phí mà còn liên quan đến giá trị của hàng hóa được đảm bảo và chúng ta có thể bán với giá trị cao.
Một thế mạnh rất lớn của ĐBSCL là vận tải thủy, với mật độ vận tải thủy cao nhất hiện nay ở Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta đối mặt với sự cạnh tranh rất khó khăn giữa phương thức vận tải thủy và bộ. Theo đánh giá của chúng tôi, hiện nay lượng hàng vận chuyển hàng bằng đường thủy từ ĐBSCL tập kết các cảng ở ĐBSCL và cảng Cái Mép - Thị Vải đối với hàng nông thủy sản còn rất hạn chế, chủ yếu vẫn đi bằng đường bộ.
Rất nhiều doanh nghiệp chia sẻ rằng, họ chọn phương thức đường bộ mặc dù chi phí cao hơn nhưng bù lại thời gian nhanh hơn, ít hơn tới 1/3 thời gian. Chưa kể đối với vận chuyển hàng lạnh thì vận chuyển bằng đường thủy nội địa giá lại cao hơn so với đường bộ. Với bất kỳ doanh nghiệp nào cũng vậy, họ phải tính toán hiệu quả và khi được lựa chọn giữa đường thủy nội địa và đường bộ họ sẽ chọn phương thức có hiệu quả hơn đó là đường bộ.
Xu hướng thế giới hiện nay là vận chuyển xanh, logistics xanh. Các nhà mua hàng thế giới khi họ mua hàng từ các nước khác kể cả Việt Nam, họ sẽ đánh giá tiêu chí xanh rất quan trọng. Nếu họ nhìn vào hồ sơ của chúng ta thấy rằng là hàng vận chuyển bằng đường bộ, tiêu chí xanh về vận tải không được đảm bảo thì sẽ làm cho sức cạnh tranh hàng hóa giảm đi rất nhiều. Và khi cạnh tranh kém thì năng lực đàm phán trên bàn của chúng ta sẽ bị yếu hơn so với các quốc gia lân cận, điển hình như Thái Lan, Malaysia…
Một hạ tầng nữa đó là về trung tâm logistics. Hiện nay, chúng ta đã có quy hoạch tích hợp ĐBSCL, trong đó có quy hoạch 8 trung tâm đầu mối, thành phố Cần Thơ là trung tâm logistics của vùng và chúng ta còn có các trung tâm liên quan là khu vực An Giang, Đồng Tháp là trung tâm đầu mối về lúa gạo, thủy sản nước ngọt. hoặc Tiền Giang, Bến Tre là trung tâm đầu mối về rau, quả. Ở Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng là trung tâm đầu mối về mặt hàng thủy sản ven biển.
Tuy nhiên, nếu như chúng ta xét tới toàn vùng thì hiện nay hạ tầng logistics kho bãi có bảo quản lạnh tập trung chủ yếu ở thành phố Cần Thơ, Long An và Hậu Giang. Như vậy, những trung tâm sẽ được quy hoạch là trung tâm đầu mối cho từng nhóm hàng nông sản đặc trưng thì chúng ta đang thiếu hạ tầng lạnh.
Vậy thì, nếu như Cần Thơ đang được quy hoạch là trung tâm đầu mối của vùng với hướng tới cung cấp các dịch vụ logistics cho các hàng giá trị cao thì các địa phương, các tỉnh, thành lân cận gắn với trung tâm đầu mối nên có những hạ tầng logistics của những trung tâm đầu mối đó. Bởi vì logistics phục vụ cho hàng rau, quả sẽ khác so với phục vụ cho hàng gạo, thủy sản.
Chúng ta hãy coi Cần Thơ với dịch vụ giá trị gia tăng cao, hướng tới dịch vụ logistics dành cho hàng công nghiệp chế biến công nghệ cao. Còn các địa phương lân cận suy nghĩ đến phát triển những cái hạ tầng logistics để gắn kết với hạ tầng logistics thấp của Cần Thơ. Như vậy, chúng ta sẽ tạo ra hệ sinh thái toàn vùng và chúng ta sẽ hướng tới sự phát triển bền vững và liên kết vùng.
Đó là về hạ tầng kỹ thuật, còn về nhân lực và công nghệ để đáp ứng cho tất cả những yếu tố này vận hành trơn tru là gì, thưa bà ?
- Công nghệ và con người là một trong những điểm khó khăn ở khu vực này. Các doanh nghiệp rất khó khăn trong việc tuyển dụng các bạn có chuyên môn về logistics để làm việc trong các hạ tầng hệ thống logistics kể cả sử dụng công nghệ và phần mềm hoặc đưa ra những giải pháp cho khách hàng.
Chúng tôi biết, hiện nay có một số trường đại học ở khu vực này có đào tạo về logistics. Tuy nhiên, chúng ta cần chú trọng hơn nữa vào gắn kết giữa thực tiễn và lý thuyết, để đảm bảo nguồn lực sau khi ra trường có thể làm việc và phục vụ ngay cho địa phương. Đây là điểm rất quan trọng cho việc thu hút các nhà đầu tư hạ tầng logistics quốc tế. Bởi vì khi họ đến khu vực này, họ thấy rất khó khăn trong việc tuyển dụng nhân sự so với khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Đông Nam bộ.
Chúng tôi cũng hy vọng rằng những nỗ lực vượt qua khó khăn thách thức hiện nay đối với phát triển hạ tầng logistics ở ĐBSCL sẽ giúp cho các địa phương ở khu vực này có bước đệm, động lực để có cú hích đưa chuỗi giá trị của ĐBSCL tích hợp vào chuỗi khu vực và toàn cầu.
Đẩy mạnh liên kết ngang giữa các doanh nghiệp là chìa khóa giúp phát huy tối đa thế mạnh logistics ĐBSCL.
Hiện nay, logistics của thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang đã được quy hoạch, định hình. Trong thời gian tới, bà có gợi ý gì để các hạ tầng logistics phát huy hiệu quả ?
- Hiện nay, thành phố Cần Thơ đã có quy hoạch để xây dựng trung tâm logistics. Chúng tôi được biết, quy hoạch này đang được điều chỉnh với quy mô phù hợp hơn về quỹ đất để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong khi chờ một trung tâm logistics được quy hoạch cấp vùng đi vào triển khai, xây dựng, hoạt động thì chúng ta cần phải chú trọng đến những hạ tầng hiện hữu. Bởi vì đấy là những hạ tầng hiện tại, chúng ta cần phải có sự tận dụng.
Chúng tôi có một đề xuất đó là sự liên kết nhanh giữa các doanh nghiệp logistics bởi vì mỗi doanh nghiệp có một thế mạnh. Có doanh nghiệp mạnh về vận tải, có doanh nghiệp mạnh về kho bãi, mạnh về logistics đối với hàng thương mại điện tử. Cần có sự liên kết giữa các doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp tham gia vào một phần trong chuỗi dịch vụ logistics tích hợp miễn sao người chủ hàng có khả năng được sử dụng một chuỗi dịch vụ tích hợp thay vì mang hàng của họ chạy đến nơi đóng gói, xong lại mang hàng sử dụng một ông vận tải khác. Như vậy, một chuỗi logistics bị rời rạc thành nhiều mảnh ghép thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến vấn đề chi phí, thời gian. Làm sao để chúng ta tạo ra được tiếng nói chung cho các doanh nghiệp logistics trong khu vực để cùng bắt tay với nhau. Mỗi anh tham gia vào một mảng để tạo thành một chuỗi dịch vụ tích hợp.
Ngoài việc từ góc độ doanh nghiệp thì chúng ta rất cần chính sách từ địa phương, để tạo ra một hệ sinh thái dịch vụ logistics, có những chính sách để phát triển một hệ sinh thái dịch vụ logistics trong cơ quan quản lý nhà nước đóng vai trò là nhạc trưởng và các doanh nghiệp logistics đóng vai trò là các thành viên trong dàn nhạc. Và như vậy, chúng ta có một dàn nhạc có cùng tiếng nói chung, chúng ta sẽ tạo ra một động lực để khuyến khích các doanh nghiệp chủ hàng sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài nhiều hơn. Qua đó, chúng ta tạo được sự chuyên môn hóa trong logistics và chúng ta cũng thấy rằng, khi có chuyên môn hóa thì chúng ta sẽ tối ưu về chi phí.
Xin cảm ơn bà !
MỘNG TOÀN thực hiện
16:15 29/11/2024
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Giá cà phê Robusta neo đỉnh lịch sử; Giá vàng chiều nay tăng nhẹ; Hoa Kỳ mua hạt tiêu Việt Nam nhiều gấp 10 lần Ấn Độ.
07:27 29/11/2024
(HG) - Để chuẩn bị nguồn rau màu cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 sắp tới, đến thời điểm hiện tại, nông dân thị xã Long Mỹ đã xuống giống được hơn 570ha
07:24 29/11/2024
(HG) - Cục Thủy sản - Bộ NN&PTNT cho biết, đến hết tháng 10 năm nay, kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước ước đạt 8,2 tỉ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ; trong đó xuất khẩu tôm đạt hơn 3,2 tỉ USD, tăng 13% so với cùng kỳ và xuất khẩu cá tra đạt gần 1,7 tỉ USD, tăng 10% so với cùng kỳ.
07:21 29/11/2024
(HG) - Thời gian qua, với sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh Hậu Giang thường xuyên quan tâm đầu tư xây dựng mới và nâng cấp sửa chữa hệ thống công trình thủy lợi ngăn mặn, lũ; nhờ vậy, hiện hệ thống đê bao, cống, bọng, trạm bơm đã góp phần quan trọng trong việc phục vụ sản xuất, dân sinh, đồng thời bảo vệ các vùng sản xuất, bảo vệ môi trường và phòng, chống giảm nhẹ thiên tai cho người dân.
07:12 29/11/2024
(HG) - Nhằm thực hiện Kế hoạch Hỗ trợ tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết, chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2024, Sở Công thương tỉnh hỗ trợ 4 đơn vị là Công ty TNHH MTV Vinh Lộc; Công ty TNHH TM và DV Thiên Yết; Công ty Cổ phần công nghệ thực phẩm Sáng tạo; Công ty TNHH MTV Tâm Phúc Thành tham gia trưng bày giới thiệu sản phẩm tại Triến lãm Quốc tế về Khoa học Công nghiệp sinh học tại Thành phố Hồ Chí Minh.
18:40 28/11/2024
Sau hơn 3 tháng thả nuôi, thời điểm này nông dân trong tỉnh bắt đầu vào vụ thu hoạch cá ruộng để chuẩn bị xuống giống vụ lúa Đông xuân. Năm nay nước về sớm nên cá đạt năng suất và giá bán cao hơn mọi năm, giúp nhiều nông hộ nuôi cá ruộng có lãi cao.
18:39 28/11/2024
Mô hình trồng nấm mối đen đã được Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang xây dựng tại nông hộ kết hợp với ứng dụng công nghệ sấy thăng hoa trong chế biến cho hiệu quả thiết thực là điểm tham quan học tập của nông dân trong và ngoài tỉnh.
18:36 28/11/2024
Nhiều khu tái định cư phục vụ người dân ảnh hưởng dự án cao tốc trục dọc và trục ngang đã bắt đầu đón những hộ dân đầu tiên về nơi ở mới. An cư đã có nhưng “lạc nghiệp” vẫn đang là mối quan tâm lớn của bà con hiện nay.
16:28 28/11/2024
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Giá xăng tăng trở lại, lên sát 21.000 đồng/lít; Giá cà phê tăng mạnh, lên mức cao nhất từ trước đến nay; Giá vàng đồng loạt giảm.
10:00 28/11/2024
(HG) - Theo Cục Thuế tỉnh, để hỗ trợ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (HKD) thực hiện tốt việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) khi bán hàng và cung ứng dịch vụ, lập HĐĐT đúng quy định thì cần lưu ý một số nội dung.
05:42 30/11/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Quốc hội duyệt tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2030 tối thiểu 122.250 tỉ đồng; Ngân hàng không gửi SMS, email có chứa link cho khách hàng từ tháng 1/2025; Hạ tầng Internet Việt Nam cần sẵn sàng đáp ứng trên 100 triệu người dùng năm 2029;Phim Hàn Quốc bị chỉ trích vì cổ xúy cho giới trẻ uống rượu, nhậu nhẹt.
17:34 29/11/2024
(HG) - Chiều ngày 29-11, tại Bến cảng tổng hợp VIMC Hậu Giang, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang tổ chức thành công Diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu năm 2024.
17:09 29/11/2024
(HG) - Ngày 29-11, tại thành phố Cần Thơ, UBND Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với UBND 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL tổ chức hội nghị sơ kết thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL giai đoạn 2023-2024
15:36 29/11/2024
Tối ngày 28/11, trong không khí vui tươi, sôi nổi nhưng không kém phần trang trọng, Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024 với chủ đề Long An - Khát vọng sông Vàm chính thức khai mạc.