Thứ Tư, ngày 20/03/2024 | 16:04
Hiện nay, nhiều quốc gia ở châu Phi và Campuchia đang đẩy mạnh hoạt động sản xuất điều thô và cải thiện chế biến sâu điều nhân. Cho nên dù Việt Nam đang đứng đầu thế giới về xuất nhập khẩu điều nhưng vị thế này chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ bên ngoài.
Trong khi đó, phần lớn doanh nghiệp Việt trong ngành điều đang gặp khó, tự đối đầu nhau để sinh tồn dẫn đến làm suy yếu vị thế ngành điều Việt Nam ngay từ nội bộ.
Châu Phi - thị trường mới nổi
Trước đây, thị trường điều nhân thế giới chủ yếu được cung cấp bởi Việt Nam và Ấn Độ, trong đó Việt Nam chiếm hơn 80%. Nhưng gần đây đã nổi lên các nguồn cung khác, nhất là từ một số nước châu Phi, khiến thị phần điều nhân của Việt Nam trên thị trường giảm đi.
Tại Hội nghị điều quốc tế do Hiệp hội Điều Việt Nam tổ chức mới đây, một số quốc gia khẳng định sẽ nỗ lực vươn lên tốp đầu về xuất nhập khẩu điều toàn cầu.
Việt Nam đang là một trong những bạn hàng lớn về điều thô của nhiều nước châu Phi (Ảnh: Nguyễn Quang)
Ông N'Guettia Assouman, Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu hạt điều Bờ Biển Ngà (AEC-CI) cho biết, với 25% sản lượng điều thô thế giới, Bờ Biển Ngà giữ vị trí số 2 về xuất nhập khẩu điều toàn cầu, chỉ đứng sau Việt Nam. Hiện Việt Nam đang tiêu thụ 65% đến 85% sản lượng điều thô của Bờ Biển Ngà và ngành điều của nước này đang từng bước hiện đại hóa sản xuất, chế biến để hướng xuất khẩu vào thị trường khó tính như Mỹ, EU… song song với việc duy trì bán thô cho những bạn hàng truyền thống.
Theo ông N'Guettia Assouman: "Chúng tôi có rất nhiều điều kiện để quý vị có thể đầu tư đến Bờ Biển Ngà. Chúng tôi sẵn sàng ưu đãi thuế, giá mua nguyên liệu cho doanh nghiệp đầu tư công nghệ chế biến tại chỗ. AEC-CI mong muốn cùng các doanh nghiệp hợp tác, xây dựng lòng tin, kênh thông tin tin cậy, chứng thư điện tử đảm bảo, hạn chế tối đa các rủi ro, gian lận không mong muốn, hướng tới hợp tác lâu dài. Tôi nghĩ cũng có nhà đầu tư sẽ quan tâm lưu ý và đây cũng là thế mạnh để đầu tư tại Bờ Biển Ngà".
Từ năm 2018-2023, giá nhân điều liên tục giảm, mỗi năm khoảng 10%, đây là hệ quả của việc nguồn cung điều thô trên toàn cầu cao hơn tổng lượng điều nhân tiêu thụ (Ảnh: Nguyễn Quang)
Theo ông Mohamed Diaoune’ - Chủ tịch Liên hiệp hội ngành điều Guinea (IFA), Cộng Hòa Guinea có vùng nguyên liệu ổn định đang cung ứng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Vùng nguyên liệu này cùng nằm ngay sát Bờ Biển Ngà, Senegal, Burkina Faso và Nigeria… những quốc gia có thế mạnh về sản xuất điều. Đến thời điểm này Việt Nam là một trong những bạn hàng lớn về điều thô.
Ông Mohamed Diaoune’ đề nghị: "Nhiều ý kiến đang muốn định hình lại thị trường toàn cầu, tạo chuỗi giá trị bền vững… Trong khi đó điều thô mang lại khoảng 1 USD/Kg cho nông dân ở Việt Nam, Campuchia. Nhưng ở nước chúng tôi người nông dân chỉ kiếm được 0,5 USD/Kg. Điều này không phải lỗi ở Việt Nam hay Ấn Độ mà nguyên nhân do khâu logictics, vận tải, thuế… Chúng ta vẫn nói cần phối hợp làm sao để đôi bên có được giá tốt, cùng có lợi nhưng người tiêu dùng đầu cuối đang trả giá cao, trong khi nông dân của chúng tôi bán không được giá như vậy".
Vị trí số 1 bị lung lay
Hiện châu Phi chiếm 57% sản lượng điều thô toàn cầu. Sự tăng trưởng “nóng” của ngành sản xuất, chế biến điều Việt Nam cũng như một số nước châu Phi đang dẫn đến sự cạnh tranh thị trường, trở thành mối nguy cơ gây sụp đổ toàn hệ thống xuất nhập khẩu ngành điều. Bởi thực tế dù chiếm gần 80% lượng nhân điều xuất khẩu và tiêu thụ gần 65% lượng điều thô thế giới, nhưng ngành điều Việt Nam không thể “làm chủ cuộc chơi”.
Đó là chưa nói đến chuyện có thể điều phối, định hình lại thị trường điều toàn cầu. Ngay các doanh nghiệp trong nước dù được khuyến cáo thận trọng mua vào – cân nhắc bán ra mỗi khi mùa vụ bắt đầu, vẫn không tránh khỏi tự làm khó nhau. Doanh nghiệp điều trong tình trạng mạnh ai nấy làm, tự làm giá nguyên liệu và bán sản phẩm chế biến theo ý của mình.
Hàng trăm nhà máy sản xuất điều ở Bình Phước đóng cửa, Vinacas cảnh báo nguy cơ đổ vỡ chuỗi cung ứng (Ảnh: Nguyễn Quang)
Theo ông Phạm Văn Công, Chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam (VINACAS), dù là trung tâm chế biến điều nhân nhưng Việt Nam lại không có vùng nguyên liệu, diện tích vùng trồng trong nước và sản lượng ngày càng thu hẹp. Trong khi đó, các nước châu Phi đang có chính sách hạn chế bán điều thô để phát triển ngành chế biến điều trong nước. Vấn đề này càng tạo áp lực lên giá điều nguyên liệu. Một số nước đã đầu tư máy móc thiết bị chế biến điều, hướng đến thị trường Mỹ, EU… Dù chưa nhiều nhưng sản xuất ngay tại vùng nguyên liệu sẽ giảm được nhiều chi phí, giá thành tốt hơn. Đây chính là mấu chốt khiến các nhà máy Việt Nam phải cạnh tranh mua điều thô từ châu Phi, giá bán ra chịu sự cạnh tranh khốc liệt.
Ông Công cho rằng, khi không cân đối được giữa giá điều nhân và điều thô sẽ dẫn đến doanh nghiệp thua lỗ, đóng cửa hàng loạt. Thực tế năm 2023, khoảng 100 nhà máy ở Bình Phước phải đóng cửa. Dự kiến 5 năm tới, cả nước sẽ mất đi hàng ngàn nhà máy.
Bên cạnh đó, còn một nguyên nhân khác là doanh nghiệp nhập điều thô về chế biến thành điều nhân nhưng lại bán không được, không có tiền trả nợ, bị ngân hàng xiết nợ. Để thu hồi vốn, các doanh nghiệp điều thường tranh nhau bán với giá rất thấp. Từ đó, đẩy giá nhân điều đã giảm càng giảm sâu thêm.
Từ năm 2018-2023, giá nhân điều liên tục giảm, mỗi năm khoảng 10%, đây là hệ quả của việc nguồn cung điều thô trên toàn cầu cao hơn tổng lượng điều nhân tiêu thụ (Ảnh: Nguyễn Quang)
"Các nước nhập khẩu nhân luôn biết áp lực của doanh nghiệp Việt Nam là tài chính cho nên thông qua môi giới gây sức ép "không bán giá này sẽ gặp khó khăn thế kia", và cuối cùng doanh nghiệp Việt phải bán vì áp lực ngân hàng. Nếu để thế này sẽ dân đến hậu quả nguy hiểm hơn. Cụ thể hàng trăm doanh nghiệp ở Bình Phước đã phải đóng cửa rồi. Cho nên vấn đề này cần được nói thẳng nói thật để tìm hướng giải quyết" - ông Công nhấn mạnh.
Trước vấn đề này, quan trọng nhất hiện nay là nhà sản xuất và doanh nghiệp chế biến cần phải có tiếng nói chung, điều chỉnh lại sự vận hành của chuỗi cung ứng điều, sao cho lợi ích được phân phối hợp lý cho các bên tham gia, đưa ngành điều phát triển bền vững trong thời gian tới.
14:55 06/05/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: 4 tháng, ngành nông nghiệp xuất siêu 5,18 tỷ USD; Ngành chế biến, chế tạo bứt phá tăng 10,8%; FED sẽ cắt giảm lãi suất trong tháng 5?
07:32 06/05/2025
(HG) - Đây là một trong những nội dung được Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) nhấn mạnh tại văn bản vừa được ban hành về yêu cầu các địa phương tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) tại địa bàn được giao quản lý.
07:31 06/05/2025
(HG) - Theo số liệu đo mặn từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang thì nồng độ mặn trên địa bàn huyện Long Mỹ đang tăng mạnh.
07:28 06/05/2025
Với nhiều mô hình nông nghiệp hiện đại và sản phẩm chế biến đặc sắc, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang đang khẳng định vai trò trung tâm đổi mới nông nghiệp, nơi đây không chỉ là “vườn ươm” công nghệ mà còn là điểm tựa cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
07:27 06/05/2025
(HG) - Theo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Vị Thủy, trong tháng 4 phòng giao dịch đã cho vay các chương trình tín dụng với doanh số trên 50,3 tỉ đồng, nâng tổng dư nợ cho vay đến nay trên địa bàn huyện trên 632 tỉ đồng, đạt 96,25 kế hoạch, với hơn 13.000 hộ vay vốn. Trong đó, nguồn vốn trung ương dư nợ trên 583 tỉ đồng, đạt 97,77% kế hoạch; nguồn vốn địa phương dư nợ trên 11 tỉ đồng, đạt 81,14%.
07:26 06/05/2025
Sau thời gian dài tăng trưởng phi mã thì từ đầu năm 2025 đến nay, xuất khẩu rau quả bỗng nhiên quay đầu sụt giảm liên tục. Xuất khẩu gặp khó đã kéo theo hệ lụy khi giá cả trái cây, rau màu trong nước sụt giảm và tiêu thụ chậm, khiến nhiều hộ nông dân đứng ngồi không yên.
07:21 06/05/2025
Bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp là một trong những mục tiêu quan trọng trong công tác quản lý vận hành lưới điện của Công ty Điện lực Hậu Giang góp phần giảm thiểu sự cố lưới điện, bảo vệ an toàn tính mạng con người, tài sản cho Nhân dân.
07:09 06/05/2025
(HG) - Theo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thị xã Long Mỹ, trong tháng 4, doanh số cho vay các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn thị xã đạt trên 40 tỉ đồng, với 660 hộ vay vốn. Nâng tổng dư nợ từ đầu năm đến nay trên địa bàn thị xã trên 438,7 tỉ đồng, với 13.133 hộ vay vốn.
11:24 05/05/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Giá dừa tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay; Giá xăng trong nước hôm nay có thể đảo chiều giảm; Dự trữ gạo của Indonesia đạt mức cao kỷ lục.
09:49 05/05/2025
Sau 7 năm triển khai Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 6/3/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hậu Giang khóa XIII, Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Khu NNƯDCNC) đã và đang khẳng định vai trò là động lực phát triển nông nghiệp hiện đại của tỉnh.
10:40 06/05/2025
(HGO) – Sáng ngày 6-5, bà Mã Thị Tươi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; cùng lãnh đạo sở, ngành và thành phố Vị Thanh đến thăm, chúc mừng Đại lễ Phật đản, Phật lịch 2569 – Dương lịch 2025 tại chùa Quốc Thanh, phường V.
07:35 06/05/2025
(HG) - Ngày 5-5, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, có buổi làm việc với các sở, ban, ngành về Kế hoạch tổ chức Tuần lễ Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Hậu Giang 2025 (Week of Science, Technology, Innovation and Digital Transformation - STIDT WEEK Hậu Giang 2025). Tham dự buổi làm việc còn có ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
07:34 06/05/2025
(HG) - UBND tỉnh cho biết, căn cứ kế hoạch, dự toán ngân sách Trung ương được Thủ tướng Chính phủ giao năm 2025 và cả giai đoạn 2021-2025, tỉnh đã khẩn trương phân bổ, giao cho các đơn vị, địa phương đảm bảo đúng quy định Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan. Các Chương trình mục tiêu quốc gia
07:29 06/05/2025
Công tác sắp xếp bộ máy và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp đang được cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh thực hiện khẩn trương, nghiêm túc, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, thông suốt, hiệu quả.