Xuất khẩu thủy sản chật vật… về đích

Thứ Tư, ngày 06/12/2023 | 07:16

Thủy sản đóng vai trò quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu chung của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, do tác động của nhiều nguyên nhân khiến xuất khẩu thủy sản 11 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 8,24 tỉ USD, giảm gần 18,9%. Hiện, các ngành chức năng cùng doanh nghiệp... nỗ lực gia tăng xuất khẩu vào thời điểm cuối năm. 

Chế biến cá tra xuất khẩu ở Nhà máy thủy sản Ấn Độ Dương (Khu công nghiệp Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ). Ảnh: H.TÂN

Người nuôi và doanh nghiệp đều khó

Ông Phạm Văn Hải, ở xã Mỹ Long Nam (huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh), bộc bạch: “Mấy tháng qua, hầu hết người nuôi tôm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long khá chật vật, bởi ảnh hưởng giá thấp. Gần đây giá có cải thiện và nông dân kỳ vọng thời điểm cuối năm việc tiêu thụ tôm sẽ mạnh lên nhằm bù đắp cho thời gian đầu ì ạch”. Cụ thể, tôm thẻ loại 50 con/kg hiện có giá khoảng 115.000 đồng/kg; tôm sú loại 40 con/kg giá 105.000 đồng/kg; tôm càng xanh loại 20 con/kg giá khoảng 100.000 đồng/kg…, dù có cải thiện so với các tháng trước, nhưng vẫn còn thấp hơn năm 2022.

Lãnh đạo Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Bạch Linh (tỉnh Bạc Liêu) cho hay, lạm phát trên thế giới đã ảnh hưởng đến chi phí đầu vào tăng, đồng Euro mất giá, nhu cầu tiêu thụ giảm; ngoài ra tôm của Việt Nam phải cạnh tranh với tôm giá rẻ từ Ecuador… Từ đó, khiến xuất khẩu những tháng đầu năm 2023 khó khăn. Vài tháng nay tình hình có cải thiện và công ty đang đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc; mở rộng thị trường Mỹ, Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản… Để gia tăng xuất khẩu vào cuối năm, công ty cần sự hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi nhằm mở rộng, nâng cấp máy móc trang thiết bị để chế biến sản phẩm chất lượng đáp ứng những thị trường khó tính.

Đối với việc nuôi và xuất khẩu cá tra cũng tương tự. Ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc HTX dịch vụ thủy sản Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, cho hay: “Các doanh nghiệp đang mua cá tra nguyên liệu khoảng 26.000 đồng/kg, trong khi chi phí giá thành sản xuất là 28.000 đồng/kg nên người nuôi chịu lỗ. Sở dĩ giá thành nuôi cá ngày càng cao là do tình hình dịch bệnh, nguồn giống suy giảm chất lượng dẫn đến tỷ lệ hao hụt nhiều, cộng với thức ăn giá cao và thời gian nuôi kéo dài… Để cá tra tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới thì bài toán giảm giá thành cần nhanh chóng tính đến”.

Theo lãnh đạo HTX nuôi thủy sản Đại Thắng, xã Đại Thành, thành phố Ngã Bảy, thị trường cá tra năm nay biến động quá lớn, khiến người nuôi trở tay không kịp. Vào những tháng trước đây, giá cá tra đảm bảo cho người nuôi có lãi, nhưng đa số bà con ở đây đều không được hưởng lợi nhiều, vì không có cá để bán. Niềm vui ngắn, giá tăng chưa được bao lâu thì đã quay đầu giảm mạnh, thấp hơn giá thành sản xuất, khiến nhiều người nuôi bị lỗ nặng.

Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam (VINAPA), tính đến cuối tháng 10-2023 vùng ĐBSCL nuôi cá tra trên 5.319ha, tăng 85% so với cùng kỳ năm 2022; thu hoạch 3.663ha, tăng 34%, sản lượng hơn 1,33 triệu tấn... Đối với xuất khẩu cá tra trong 11 tháng đầu năm 2023 ước đạt khoảng 1,7 tỉ USD, giảm 26% so cùng kỳ. Ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch VINAPA, chia sẻ: “Gần đây nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm cá tra trên thế giới có cải thiện, nhất là dịp lễ Giáng sinh và đón năm mới 2024. Những thị trường như Mỹ, Trung Quốc, khối CPTPP… đều tăng số lượng đơn đặt hàng; dù sự phục hồi chưa mạnh mẽ như mong muốn nhưng dấu hiệu đã có cải thiện”.

Người nuôi cá tra ở An Giang gặp khó khi giá cá sụt giảm dưới mức giá thành sản xuất. Ảnh: H.TÂN

Nỗ lực gỡ khó

Là một trong những doanh nghiệp có vùng nuôi lớn và năng lực chế biến xuất khẩu cá tra hàng đầu ở ĐBSCL, ông Nguyễn Văn Đạo, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần thủy sản Gò Đàng (tỉnh Tiền Giang), nhìn nhận: “Từ khi xảy ra dịch Covid-19 thì ngành cá tra đã gặp khó, song năm nay lại càng khó hơn bởi nhu cầu của các quốc gia nhập khẩu lớn về mặt hàng này giảm mạnh. Hiện nay, tình hình “ăn hàng” của thế giới đã tốt lên, song giá cả xuất khẩu các sản phẩm cá tra ra châu Âu, châu Á, Mỹ… tăng chậm và còn dao động ở mức thấp, khiến các doanh nghiệp chưa mạnh dạn giao hàng. Trước mắt, doanh nghiệp nỗ lực đàm phán để nâng giá xuất cho nhu cầu tiêu thụ đón năm mới 2024; đồng thời mở thêm các thị trường tiềm năng. Một khi nhu cầu tiêu thụ của thế giới tăng lên sẽ kéo giá tăng theo và việc đẩy mạnh xuất khẩu mới có hiệu quả”.

Cũng theo ông Đạo, do thị trường vẫn còn ở trạng thái tăng chậm so với các năm trước; vì vậy từ nay đến cuối năm đa phần các doanh nghiệp không tuyển thêm công nhân, mà chỉ duy trì việc làm cho số lao động hiện tại. “Hoạt động của năm 2023 gặp những khó khăn nhất định; thế nhưng doanh nghiệp chúng tôi đã lên kế hoạch đảm bảo lương và chế độ thưởng Tết Nguyên đán 2024 đầy đủ cho tất cả nhân viên và công nhân lao động”, ông Nguyễn Văn Đạo thông tin thêm.

Trao đổi với chúng tôi, ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch VINAPA dự báo, xuất khẩu cá tra năm 2023 về đích khoảng 1,7 tỉ USD, giảm khoảng 28% so năm trước. Điều này chúng ta phải chấp nhận trong tình hình thế giới có nhiều biến động. Song, vấn đề mang tính sống còn đối với ngành cá tra là cấp bách khắc phục hàng loạt hạn chế. Theo đó, cải thiện nhanh chất lượng con giống đã suy giảm từ nhiều năm qua làm ảnh hưởng chất lượng cá tra thương phẩm. Việc này, mấy năm qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai đề án “giống cá tra 3 cấp” cho các địa phương; do đó cần hoàn thiện sớm để triển khai rộng rãi cho doanh nghiệp, hợp tác xã, người nuôi áp dụng. Các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra về chất lượng, quản lý chặt tỷ lệ mạ băng, độ ẩm… của các sản phẩm cá tra trước khi xuất ra thế giới; tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm tránh sự cạnh tranh lẫn nhau, đồng thời đẩy mạnh liên kết chuỗi giá trị từ người nuôi đến doanh nghiệp sản xuất thức ăn, doanh nghiệp xuất khẩu, ngân hàng… để thống nhất sản lượng nuôi, thời vụ thu hoạch, sản phẩm chế biến và giá cả xuất khẩu… Có như vậy, ngành cá tra mới thoát khỏi cảnh bị đọng như hiện nay.

Đối với con tôm, theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, tính hết tháng 11-2023, kim ngạch xuất khẩu hơn 3,1 tỉ USD, giảm 22% so với cùng kỳ; để đạt được con số 3,6 tỉ USD thì còn rất nhiều việc phải làm. Trước mắt cần tận dụng lợi thế địa lý để đẩy mạnh xuất khẩu tôm vào thị trường Trung Quốc, nhất là tôm sú. Ở thị trường châu Âu cần tăng cường xuất tôm hữu cơ, các mặt hàng giá trị gia tăng; đồng thời tận dụng triệt để lợi thế từ EVFTA nhằm tăng sức cạnh tranh… Về lâu dài phải giải cho được bài toán về chất lượng con giống suy giảm, chi phí đầu vào cao, chi phí logistic cao, tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, dịch bệnh… dẫn đến giá thành tôm của Việt Nam cao hơn thế giới, gây bất lợi về cạnh tranh.

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) cho rằng, mỗi thị trường trên thế giới có một đặc thù riêng, do vậy cần nghiên cứu, cập nhật thường xuyên về thị hiếu tiêu dùng, chủng loại sản phẩm, dung lượng thị trường, mức độ cạnh tranh với các nước cùng sản xuất và xuất khẩu, để làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển thị trường hợp lý. Cục Xúc tiến thương mại sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển những mặt hàng thủy sản giá trị gia tăng cao, đa dạng hóa sản phẩm chế biến phù hợp với thị hiếu, văn hóa tiêu dùng của từng thị trường, hướng tới phân khúc các thị trường cao cấp với giá bán cao hơn. Ngoài ra, hỗ trợ doanh nghiệp trong phát triển thương hiệu thủy sản, nhất là sản phẩm tôm có thương hiệu của Việt Nam đạt các chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế và đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại các thị trường xuất khẩu…

Thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, giữ vai trò quan trọng trong phát triển của nền kinh tế Việt Nam, với quy mô ngày càng mở rộng. Thương hiệu thủy sản Việt không chỉ được khẳng định trong nước mà còn được đón nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đến nay, sản phẩm thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu tới hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ, giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2022 lần đầu tiên cán đích 11 tỉ USD. Tuy vậy, gần đây sản xuất và xuất khẩu thủy sản đối mặt nhiều khó khăn, thách thức từ thị trường; sức mua giảm sút, sự cạnh tranh trong chuỗi cung ứng ngày càng cao… Dự báo xuất khẩu thủy sản năm 2023 đạt khoảng 9 tỉ USD…

 

H.TÂN - H.THU

Viết bình luận mới

Xem thêm

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 11-5-2025: Tháng 4/2025 Việt Nam nhập khẩu 5.688 tấn hồ tiêu các loại

15:19 11/05/2025

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Điện thương phẩm tháng 4 của EVNNPC đạt 8,442 tỷ kWh; Giá vàng tiếp tục tăng; Thái Lan: Sản lượng nhiều loại trái cây tăng mạnh.

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 10-5-2025: Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản

18:52 10/05/2025

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Giữ đà tăng trưởng xuất khẩu thủy sản; Việt Nam chi 5,6 tỷ USD nhập hàng Mỹ trong 4 tháng; Giá vàng tăng trở lại.

Điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 10/5/2025

18:12 09/05/2025

Để đảm bảo cung ứng điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống sinh hoạt của nhân dân, EVN đã và đang thực hiện theo Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2025, trong đó tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm năm 2025 dự kiến khoảng 12,2%, tổng sản lượng điện toàn hệ thống năm 2025 tăng thêm khoảng 33,6 tỷ kWh so với năm 2024.

Tiếp tục triển khai thực hiện đầu tư 4 công trình lưới điện 110kV

15:36 09/05/2025

(HGO) - Sáng ngày 9-5, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, tiếp và làm việc với Tổng công ty Điện lực miền Nam về công tác cung cấp điện năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 9-5-2025: Bộ Tài chính: Đảm bảo kinh phí chi trả cho người nghỉ hưu sớm

14:24 09/05/2025

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam; Trái bưởi tươi Việt Nam vào thị trường Australia; Giá vàng chưa dừng đà giảm.

Quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

07:43 09/05/2025

Qua 4 tháng đầu năm, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh tuy đạt được nhiều kết quả khởi sắc, nhưng vẫn còn không ít những trăn trở được đặt ra, từ đó đòi hỏi các sở, ngành và địa phương trong tỉnh cần nỗ lực quyết tâm hơn trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Bài 2: Phát triển 5 phương thức vận tải để ĐBSCL cất cánh

07:42 09/05/2025

Đồng bằng sông Cửu Long đứng trước cơ hội phát triển lớn như lời Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: “Giải quyết được 5 phương thức giao thông (đường bộ, hàng không, đường biển, đường sông, đường sắt) thì ĐBSCL thoát nghèo. Chúng ta phải quyết tâm làm, mỗi thế hệ làm một ít để hoàn thành”.

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 8-5-2025: 4 tháng, xuất nhập khẩu hàng hóa tăng 15,7%

11:25 08/05/2025

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Quy định mới phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng; Chỉ 30% nhân lực thương mại điện tử được đào tạo bài bản; Giá xăng hôm nay có thể tiếp tục giảm hơn 500 đồng/lít.

Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ

08:42 08/05/2025

(HG) - Giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá so sánh 2010 của tỉnh ước thực hiện trong tháng 4 được 3.945,93 tỉ đồng, tăng 9,77% so với tháng trước và tăng 10,69% so với cùng kỳ, lũy kế 4 tháng thực hiện được 13.806 tỉ đồng, tăng 10,72% so với cùng kỳ, đạt 26,67% kế hoạch. Giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá hiện hành ước thực hiện được 7.421 tỉ đồng, tăng 10,16% so với tháng trước và tăng 12,61% so với cùng kỳ, lũy kế 4 tháng qua thực hiện được 25.757 tỉ đồng, tăng 14,43% so với cùng kỳ, đạt 26,83% kế hoạch.

Vườn chim nông nghiệp Mùa Xuân đang có nhiều loài nằm trong danh mục quý, hiếm cần được bảo vệ

05:32 08/05/2025

(HG) - Thông tin từ Công ty Cổ phần Nông nghiệp Mùa Xuân Hậu Giang, qua khảo sát mới đây, hiện vườn chim tại đơn vị có khoảng 20 loài chim về sinh sống và sinh sản trên diện tích khoảng 8ha. Trong đó, những loài chim làm tổ có số lượng lớn là vạc, cồng cộc

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Người dân cần đề phòng mưa giông đầu mùa, sét đánh nguy hiểm

09:46 11/05/2025

(HGO) - Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hậu Giang, do vùng nhiễu động gió Đông trên cao khu vực Nam bộ nên từ nay đến ngày 13/5/2025 sẽ gây ra thời tiết xấu trong tỉnh như mây thay đổi đến nhiều mây; sáng, trưa và chiều tối có xuất hiện mưa giông trên diện rộng, cục bộ có giông mạnh, trong cơn giông kèm theo gió giật cấp 6 - cấp 7 và sét đánh rất nguy hiểm, lượng mưa vừa và to, có nơi có cường độ mưa to đến rất to trong thời gian ngắn. Độ ẩm không khí cao, nhiệt độ giảm nhẹ cao nhất từ 300C-320C, thấp nhất từ 250C-260C. Thời tiết mát mẻ, dễ chịu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thúc đẩy mục tiêu cả nước có 3.000km đường bộ cao tốc trong năm nay

19:19 10/05/2025

(HGO) - Sáng ngày 10-5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông Vận tải chủ trì Phiên họp thứ 17 của Ban Chỉ đạo.

Bảo hiểm xã hội tỉnh Hậu Giang: “Điểm sáng” chuyển đổi số, đảm bảo quyền lợi an sinh cho người dân

17:37 10/05/2025

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Hậu Giang được đánh giá là một trong những cơ quan ngành dọc có nhiều thành tích xuất sắc trong thực hiện chuyển đổi số, góp phần đảm bảo quyền lợi cho người dân.

Mong chư vị giáo phẩm, tăng, ni và đồng bào phật tử phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết

11:17 10/05/2025

(HGO) – Sáng ngày 10-5, ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; cùng lãnh đạo sở, ngành và thị xã Long Mỹ đến thăm, chúc mừng Đại lễ Phật đản, Phật lịch 2569 – Dương lịch 2025 tại Thiền viện Trúc Lâm Hậu Giang.