Thứ Ba, ngày 19/04/2016 | 08:19
Trong cái nắng như thiêu, như đốt của những ngày tháng tư, những người thợ hồ vẫn lặng lẽ xây lên những công trình để kịp bàn giao đúng thời hạn. Như bao ngành nghề khác, nghề thợ xây cũng lắm những buồn vui.
![]() |
Tuy mang lại nhiều thu nhập ổn định, song nghề thợ hồ luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Từ lâu, nghề thợ hồ được xem là công việc nặng nhọc, nguy hiểm. Thời gian gần đây, khi thời tiết ngày càng nóng, thì công việc ấy càng thêm vất vả. Dẫu biết như thế, nhưng vì gánh nặng mưu sinh, những người thợ hồ vẫn bám trụ ở các công trình. Lau vội những giọt mồ hôi trên khuôn mặt sạm đen vì nắng gió, ông Trần Thái Do, ở ấp 3, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, cho biết: “Hầu hết cánh thợ hồ như chúng tôi đều xuất thân từ nông dân, cuộc sống khó khăn. Gia đình tôi thuộc hộ nghèo, nhà có 5 thành viên, trong khi không có ruộng vườn gì cả, nên mọi thu nhập trong gia đình đều phụ thuộc vào công việc làm thợ hồ của tôi”. Với công việc làm thợ hồ, mỗi ngày ông cũng kiếm được 200.000 đồng, góp phần trang trải chi phí sinh hoạt gia đình và nuôi các con đi học. Được biết, ông Do gắn bó với nghề thợ hồ từ thời trai trẻ. Lúc đầu, ông làm phụ hồ, dần dần học nghề rồi lên làm thợ, thu nhập cũng từ đó được nâng lên. “Ngót nghét tôi cũng gắn bó với nghề 40 năm rồi. Nếu không làm thợ hồ tôi cũng không biết phải làm nghề gì, bởi mình không có trình độ lại lớn tuổi”, ông Do chia sẻ.
So với thời “dựa vào chân tay” thì hiện nay đã được máy móc hỗ trợ nên những người làm nghề xây dựng cũng đỡ tốn sức hơn. Ông Lê Văn Hòa, ở ấp 4, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, cho biết: “Bây giờ, làm thợ hồ đỡ vất vả hơn trước rất nhiều. Trước đây xây dựng những công trình cao tầng, chúng tôi phải bưng bê hồ, gạch, trèo lên, trèo xuống mệt đứt cả hơi, về đến nhà chân tay rã rời. Hiện nay, lên cao đã có máy tời, trộn hồ, trộn bê tông đã có máy hỗ trợ nên cũng đỡ mệt”.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, thợ hồ thời nay tập hợp nhiều đối tượng như những người lao động ở các miền quê, tranh thủ lúc nông nhàn đi làm để có thêm thu nhập. Một bộ phận khác là thanh niên, phụ nữ ở các thị xã, thị trấn, không có việc làm cũng “đầu quân” vào nghề này. Đây là nghề tương đối nặng nhọc nhưng không tốn nhiều thời gian, tiền bạc để học nghề. Hiện nay, mức thu nhập của những “ong thợ” đã phần nào được cải thiện. Thợ chính có mức lương từ 180.000-220.000 đồng/ngày, thợ phụ từ 110-150.000 đồng/ngày. Mỗi ngày, những người thợ làm 8 tiếng. Với mức thu nhập như vậy, họ cũng phần nào lo toan được cuộc sống của gia đình. Do đặc thù của công việc chỉ cần có sức khỏe nên nghề này không chỉ phù hợp với cánh mài râu mà còn thu hút phụ nữ tham gia. Chị Phan Thị Nghiệm, ở ấp 6, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh chia sẻ: “Tại công trình, thợ phụ chúng tôi làm những việc lặt vặt như: trộn hồ, xách hồ, vác gạch, bẻ sắt... thu nhập được 110.000 đồng/ngày. Nhờ có công việc này, cũng giúp phụ nữ vùng nông thôn chúng tôi kiếm thêm nguồn thu trong những tháng nông nhàn, nhờ đó, góp phần trang trải chi phí sinh hoạt gia đình”.
Không chỉ vất vả nặng nhọc mà người làm thợ hồ phải đối mặt với những rủi ro có thể xảy ra. Hẳn nhiều người phải “lạnh sống lưng” khi nhìn đội thợ hồ đứng chênh vênh trên tấm ván bắt dọc theo giàn giáo, trên người không có một phương tiện bảo hộ lao động. Có lẽ ít ai biết rằng, tính mạng của những phận người đang đứng cheo leo trên giàn giáo kia sẽ ra sao ngộ nhỡ bị trượt chân, sập giàn giáo! Như trường hợp của anh Trần Thanh Mộng, ở ấp 11, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy đã phải “gác bay” khi bị té từ giàn giáo xuống đất trong lúc đang thực hiện công trình, dù thoát chết nhưng cũng mang thương tật suốt đời. Do tai nạn nghề nghiệp nên từ lao động chính, anh Mộng đã trở thành gánh nặng cho gia đình.
Quả thật, không thể phủ nhận, nghề thợ hồ đã giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động nông thôn. Tuy nhiên, nghề này cũng không ít rủi ro nguy hiểm. Điều đáng quan tâm là khi có xảy ra tai nạn, thợ hồ lại ít khi được hưởng những chế độ bảo hiểm đãi ngộ như nhiều ngành, nghề khác. Do đó, vấn đề làm sao để nghề thợ hồ được hưởng đầy đủ quyền lợi, cần được ngành chức năng xem xét thực hiện theo đúng quy định.
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU
11:22 27/06/2025
(HGO) – Theo thông tin từ Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, từ năm 2021 đến nay, Hậu Giang đã đưa 2.450 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó, năm 2021 có 23 người, năm 2022 có 397 người, năm 2023 có 651 người, năm 2024 có 766 người và từ đầu năm đến nay là 613 người. Các thị trường chính là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.
06:05 25/06/2025
Tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động là nhiệm vụ quan trọng, ngành chức năng và các địa phương đã đề ra nhiều giải pháp, góp phần thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu được giao.
06:03 25/06/2025
(HG) - Thực hiện Nghị quyết số 23 của HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2021-2025, Trung tâm Dịch vụ
18:24 27/05/2025
(HG) - Là số người lao động Hậu Giang đã xuất cảnh sang nước ngoài lao động từ đầu năm đến nay, đạt gần 70% chỉ tiêu năm 2025. Lao động chủ yếu làm việc ở các thị trường tiềm năng: Hàn Quốc có 352 người, Nhật Bản 237 người và Đài Loan 1 người. Theo thông tin từ Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, hiện nay có trên 230 lao động trúng tuyển các đơn hàng, chờ xuất cảnh trong thời gian tới.
07:16 19/05/2025
(HG) - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hậu Giang vừa xây dựng Kế hoạch triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, trong năm 2025 (lĩnh vực phi nông nghiệp).
17:54 08/05/2025
(HGO) - Ngày 8-5, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức lễ đưa 111 lao động đi làm việc thời vụ ở huyện Cheorwon, tỉnh Gangwon, Hàn Quốc (đợt 3).
07:17 08/04/2025
(HG) - Ngày 7-4, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức lễ đưa 118 lao động đi làm việc thời vụ ở huyện Cheorwon, tỉnh Gangwon, Hàn Quốc (đợt 2).
07:45 25/03/2025
(HG) - Ngày 24-3, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức lễ đưa 86 lao động đi làm việc thời vụ ở huyện Cheorwon, tỉnh Gangwon, Hàn Quốc (đợt 1).
09:25 20/03/2025
Thực hiện thỏa thuận hợp tác quốc tế về phái cử và tiếp nhận lao động thời vụ, từ năm 2022 đến nay hàng trăm lao động của tỉnh đã sang làm việc thời vụ trong lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Cheorwon, tỉnh Gangwon, Hàn Quốc.
07:11 19/03/2025
Quỹ hỗ trợ nông dân giúp nhiều hội viên, nông dân ở huyện Long Mỹ có điều kiện phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...