Chỉ dạy nghề khi đã xác định được đầu ra

Thứ Năm, ngày 21/09/2017 | 07:42

Chia sẻ về công tác dạy nghề ở thị xã Long Mỹ, ông Lê Bá Hòa, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thị xã, đã nói như vậy. Với cách làm này, thị xã đã tạo nhiều cơ hội việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động.

Sản phẩm đan lục bình được Hợp tác xã Kim Ngân bao tiêu.

Bên hiên nhà, bà Huỳnh Thị Bé, ở ấp 5, xã Long Trị A, đang trò chuyện cùng mấy chị em ở xóm. Bà Bé luôn miệng kể cho mọi người nghe chuyện bà được học nghề đan lục bình, sự nhiệt tình hướng dẫn của các giáo viên, rồi quan trọng là chuyện sản phẩm được bao tiêu. Lớp nghề mà bà Bé nhắc đến là lớp đan lục bình được tổ chức tại địa phương, do Hợp tác xã Thanh Tú đào tạo. Lớp học có 25 học viên, sau khi học nghề đơn vị đào tạo không chỉ cung cấp nguyên liệu mà còn bao tiêu sản phẩm cho học viên. Bà Bé chia sẻ: “Được học nghề này chị em phụ nữ chúng tôi mừng lắm, bởi không phải lao động nặng nhọc, nhưng thu nhập cũng không phải là thấp. Nếu chịu khó mỗi tháng cũng kiếm được trên 1 triệu đồng. Còn những người đan giỏi mỗi tháng thu về trên 2 triệu đồng không còn là chuyện khó”.

Sống một mình, không ruộng nương, mỗi ngày bà Bé bán bánh mì để mưu sinh. Từ ngày được học nghề đan lục bình, bà đã có thêm nguồn thu nhập, cuộc sống cũng được ổn định hơn. Theo bà Bé, mỗi ngày sau khi bán bánh mì về, bà lại bắt tay vào đan lục bình, tuy nói là công việc làm thêm lúc nhàn rỗi, song nhờ có nghề này mà bà cũng kiếm được hơn 1 triệu đồng mỗi tháng. “Nguyên liệu do hợp tác xã cung cấp, làm xong phía hợp tác xã cũng đứng ra bao tiêu. Chúng tôi chỉ ra công làm, không phải đầu tư gì cả”, bà Bé nói thêm.

Còn chị Nguyễn Thị Trang, ở ấp 6, xã Long Trị A, cũng vui mừng khi được học nghề, bởi từ đây chị đã có thêm nguồn thu nhập. Gia đình canh tác 10 công đất ruộng, nhưng phải lo chi phí cho hai đứa con ăn học, trong đó có một đứa học đại học. Cho nên, cuộc sống cũng không tránh khỏi những lúc túng thiếu. Từ ngày chị được học nghề đan lục bình, cũng có thêm thu nhập, chi tiêu sinh hoạt hàng ngày. Chị Trang bộc bạch: “Ở vùng nông thôn, quanh năm chỉ dựa vào đồng ruộng, trong khi biết bao chi phí phải lo. Nhờ có nghề làm thêm này, chị em phụ nữ chúng tôi mừng lắm. Vừa làm được công việc nhà, vừa đan lục bình kiếm tiền, bình quân mỗi tháng tôi cũng kiếm được 1 triệu đồng”.

Được học nghề, có việc làm là nguyện vọng của hầu hết mọi người. Vì vậy, trước khi mở các lớp nghề, chính quyền địa phương đã rà soát, nắm bắt nguyện vọng của người dân. Đồng thời, liên kết với các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã nhằm tạo việc làm cho người lao động sau học nghề.

Năm 2017, thị xã Long Mỹ được phân bổ 8 lớp nghề phi nông nghiệp và 5 lớp nghề nông nghiệp. Nhìn chung, những lớp nghề đều có địa chỉ đầu ra, trong đó, nghề đan lục bình do Hợp tác xã Kim Ngân bao tiêu. Theo ông Hồ Văn Út, Chủ nhiệm Hợp tác xã Kim Ngân, sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ lục bình rất được thị trường ưa chuộng. Hầu như ngày nào hợp tác xã cũng xuất hàng đến các công ty ở tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Long An, tỉnh Bình Dương. Đặc biệt, sản phẩm được tiêu thụ quanh năm, vì vậy, tất cả sản phẩm của người dân đều được hợp tác xã thu mua. Mỗi sản phẩm đan gia công tùy theo kích cỡ, mẫu mã có giá từ vài ngàn đồng đến trên trăm ngàn đồng. Với những người thạo nghề, đan nhanh mỗi ngày cũng kiếm được trên 100.000 đồng. Với khoản thu nhập này, cũng giúp người dân trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày.

Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm là hướng đi đúng đắn, giúp người lao động có được việc làm sau học nghề, cải thiện thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Từ đó, góp phần thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Thời gian qua, để thực hiện tốt công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, thị xã đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, đồng thời phối hợp với các công ty, doanh nghiệp tổ chức các lớp dạy nghề theo địa chỉ. Ông Lê Bá Hòa, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thị xã Long Mỹ, cho biết: “Thời gian tới, thị xã tiếp tục khảo sát, điều tra nhu cầu việc làm của người lao động và nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, trên cơ sở đó, có kế hoạch đào tạo phù hợp. Trong dạy nghề chú trọng công tác giải quyết việc làm cho người lao động sau học nghề...”.

Từ đầu năm đến nay, thị xã Long Mỹ đã khai giảng 11 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn. Trong đó, có 5 lớp nghề nông nghiệp và 6 lớp nghề phi nông nghiệp. Những lớp nghề được mở gồm may công nghiệp, đan lục bình, kỹ thuật xây dựng…

 

Bài, ảnh: BÍCH CHÂU

Viết bình luận mới

Xem thêm

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài góp phần giảm nghèo bền vững

07:33 02/12/2024

Đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là giải pháp giảm nghèo nhanh và bền vững. Huyện Phụng Hiệp đã đẩy mạnh công tác này.

Cầu nối giúp người lao động tìm việc làm phù hợp

09:18 26/11/2024

​​​​​​​Nhằm giúp người lao động có việc làm, thu nhập ổn định, huyện Phụng Hiệp đã phối hợp tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm.

Giải pháp hiệu quả trong hành trình giảm nghèo

08:56 26/11/2024

Cùng với triển khai các dự án, mô hình giảm nghèo, huyện Vị Thủy chú trọng tuyên truyền, hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Thực hiện tốt công tác chăm lo cho gia đình chính sách và giải quyết việc làm

06:33 18/11/2024

(HG) - Thành phố Vị Thanh cho biết, tới đây sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.

Bỏ trốn khi đi lao động nước ngoài: Rủi ro khôn lường

06:18 18/11/2024

​​​​​​​Tình trạng lao động sang nước ngoài làm việc rồi bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp dẫn đến nhiều hệ lụy, đặc biệt bản thân người lao động sẽ đối mặt với nhiều rủi ro...

Dẫn đầu tỉnh trong công tác đưa người lao động đi làm việc nước ngoài

05:38 07/11/2024

Thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nên công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại thành phố Vị Thanh đạt nhiều kết quả nổi bật.

Thành phố Ngã Bảy: Giải quyết tạo việc làm mới cho 4.155 lao động

07:48 04/11/2024

(HG) - Trong 10 tháng đầu năm nay, thành phố Ngã Bảy đã giới thiệu giải quyết việc làm mới cho 4.155 lao động, đạt 292,61% so với kế hoạch cả năm.

Lớp dạy đan dây nhựa, nấu ăn, may chiếm đa số trong các lớp dạy nghề nông thôn

08:06 28/10/2024

(HG) - Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã phê duyệt tổng số 101 lớp nghề phi nông nghiệp. Trong đó, chiếm số lượng nhiều nhất là lớp đan dây nhựa, với 23 lớp (chiếm 22,7%), 17

Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh

06:18 25/10/2024

UBND thành phố Ngã Bảy đã phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức “Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh”,

Nỗ lực tạo việc làm cho người lao động

09:48 15/10/2024

​​​​​​​Giải quyết việc làm cho người lao động được xem là yếu tố quan trọng, giúp giảm nghèo bền vững, huyện Phụng Hiệp luôn làm tốt công tác này,

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo cho Kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm

21:51 03/12/2024

(HG) - Sáng ngày 3-12, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ trì phiên họp Thường trực HĐND tỉnh tháng 12-2024.

Phát động Tháng hành động quốc gia về dân số và Ngày Dân số Việt Nam

21:49 03/12/2024

(HG) - Ngày 3-12, Ban Chỉ đạo Dân số và Phát triển tỉnh đã phối hợp với Ban Chỉ đạo Dân số và Phát triển huyện Vị Thủy, tổ chức Lễ Mít-tinh - Diễu hành phát động Tháng hành động quốc gia về dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26-12 năm 2024.

Khẩn trương giải ngân nguồn vốn đầu tư công nước ngoài năm 2024

21:48 03/12/2024

(HG) - Chiều ngày 3-12, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố cả nước về tình hình giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài các tháng cuối năm 2024.

Cục Quản lý thị trường Hậu Giang tạm giữ trên 2.000 sản phẩm “túi mù” không có hóa đơn chứng từ

08:26 03/12/2024

(HG) - Đội Quản lý thị trường số 1, thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang vừa tiến hành kiểm tra đột xuất một cơ sở kinh doanh hàng hóa tại khu vực 1, phường I, thành phố Vị Thanh. Qua kiểm tra thực tế, Đoàn kiểm tra phát hiện cơ sở bày bán trên 2.000 sản phẩm “túi mù” các loại. Toàn bộ số hàng hóa là sản phẩm “túi mù” có nhãn bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn bằng tiếng Việt Nam và hàng hóa không thể hiện đơn vị chịu trách nhiệm đối với hàng hóa; đồng thời chủ cơ sở kinh doanh không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ. Đoàn kiểm tra của Cục Quản lý thị trường Hậu Giang tiến hành lập biên bản tạm giữ, niêm phong toàn bộ hàng hóa nêu trên để xử lý theo quy định của pháp luật.