Chổi quê lên đời…

Thứ Năm, ngày 12/11/2020 | 10:26

Từ một cái nghề chưa được nhiều người biết đến, bó chổi bông cỏ (chổi bông đót) trên địa bàn tỉnh đang tạo nguồn thu nhập ổn định cho nhiều lao động.

Cơ sở bó chổi của ông Trần Văn Hậu, ở ấp Phương Quới C, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, giải quyết việc làm cho gần 30 lao động địa phương.

Tạo nhiều việc làm cho lao động

Bàn tay thoăn thoắt, gương mặt lấm lem bụi, tiếng cười nói rôm rả nhưng lúc nào cũng cho ra sản phẩm… đây là hình ảnh có thể dễ dàng bắt gặp ở những xóm chuyên bó chổi bông cỏ trên địa bàn tỉnh. Đang nhanh tay làm quấn từng lọn bông cỏ, chị Trần Thị Hạnh, ở ấp Phương Quới C, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tâm sự: “Do không có nghề nghiệp gì, cách đây khoảng 2 năm, khi biết trên địa bàn có cơ sở bó chổi bông cỏ, tôi mới đến xin học nghề rồi nhận gia công sản phẩm để kiếm thêm thu nhập. Mỗi ngày, tại cơ sở phải cho ra hàng trăm cây chổi để đáp ứng nhu cầu thị trường, nên ở đây tôi cũng như nhiều lao động khác nhận gia công theo từng công đoạn không à. Tùy theo công đoạn, mỗi người cũng sẽ có mức thu nhập khác nhau, trung bình từ 70.000-150.000 đồng/ngày”. Để làm ra một cây chổi bông cỏ thành phẩm, phải qua rất nhiều công đoạn như: xé đót, vọng tua, quấn lọn, dọng cán, lên quạt… Mỗi công đoạn sẽ có những cái khó riêng, đòi hỏi người làm nghề phải tỉ mỉ. Theo bà Hạnh, để làm được nghề, thì chỉ cần học 3 ngày, nhưng để làm ra sản phẩm đẹp phải học khoảng 1 tháng.

Tuy mới mở được khoảng 5 năm nay, nhưng cơ sở bó chổi của ông Trần Văn Hậu, ở ấp Phương Quới C, xã Phương Bình, đã và đang tạo việc làm cho gần 30 lao động tại địa phương. Ông Hậu chia sẻ: “Trước đây, trong những lần đem bán trúc cho các công ty trên Thành phố Hồ Chí Minh, thấy nghề này cũng dễ làm, ở địa phương lại chưa có, nên tôi đã xin học. Ban đầu, chủ yếu là các thành viên trong gia đình làm thôi, nhưng sau thấy nhu cầu thị trường khá lớn, tôi cũng chủ động dạy nghề cho người dân địa phương có nhu cầu. Nghề này, tuổi nào làm cũng được, phù hợp nhất là với lao động nữ”. Hiện trung bình mỗi ngày, tại cơ sở của ông Hậu phân phối ra các chợ, tiệm tạp hóa trên địa bàn tỉnh và một số tỉnh lân cận như Sóc Trăng, Cần Thơ… khoảng 400 cây chổi thành phẩm. Ngoài dạy nghề, cơ sở còn góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động nam với công việc phân phối và bán chổi trực tiếp.

Ông Trần Văn Sang, Phó Chủ tịch UBND xã Phương Bình, cho biết: “Khoảng vài năm nay, cơ sở bó chổi bông cỏ của anh Hậu đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết việc làm hiệu quả cho nhiều lao động nhàn rỗi tại địa phương. Với những hiệu quả trên, chúng tôi đã chỉ đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ xã tham mưu xin mở các lớp dạy nghề bó chổi cho lao động có nhu cầu tại các ấp trên địa bàn, để đẩy mạnh phát triển thêm ngành nghề cho lao động địa phương và góp phần cải thiện thu nhập cho bà con”.

Có thu nhập nhưng người làm ít dần…

Do nguồn nguyên liệu tại địa phương không có, nên đa phần các cơ sở bó chổi thường mua bông cỏ từ các tỉnh miền ngoài. Vì vậy, thường có giá khá cao khoảng 30.000 đồng/kg loại chưa chuốt bông và 50.000-70.000 đồng/kg loại đã chuốt bông thành phẩm. Thông thường 1kg bông cỏ bó được từ 2-3 cây chổi tùy theo độ dày mỏng khác, trung bình mỗi cây sẽ nặng khoảng 250-300 gram.

Nắm bắt được nhu cầu thị trường, sau khi học và làm nghề tại tỉnh Đồng Nai cách đây hơn 8 năm, ông Trần Văn Út, ở ấp Hòa Bình, thị trấn Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp, đã chủ động tìm nguồn nguyên liệu để về địa phương mở cơ sở bó chổi xuất khẩu. Ông Út bộc bạch: “Do chổi ở cơ sở tôi chủ yếu là xuất khẩu sang nước ngoài, nên đòi hỏi chổi phải đẹp và đạt chất lượng. Khác với cây chổi bán ở chợ, một cây chổi để xuất khẩu phải làm gần 10 công đoạn. Vì vậy, ở đây tôi thường thuê nhân công làm theo từng công đoạn không à. Tuy nhiên, hiện số thợ giỏi và biết làm nghề bó chổi này không nhiều, tôi chỉ lo rằng vài năm nữa sẽ không còn thợ như bây giờ”. Mỗi tháng, cơ sở sẽ cung ứng hơn 2.000 cây chổi để xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài. Trước đây, cán chổi được làm bằng cọng đót, nhưng ngày nay đã được thay thế bằng cán nhựa, cán trúc có độ bền cao hơn. Tuy nhiên, tại cơ sở của ông Út hiện chổi đều được làm bằng cán trúc, vì theo người nước ngoài vật liệu tự nhiên là sản phẩm thân thiện với môi trường.

Được xem là người khai sinh nghề bó chổi ở địa phương, ông Trần Văn Lăng, người có hơn 20 năm kinh nghiệm với nghề ở ấp Hòa Bình, thị trấn Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Nghề này tuy nhìn đơn giản, nhưng để cho ra một cây chổi thành phẩm phải qua rất nhiều công đoạn, máy móc hiện đại cũng không thể nào thay thế bàn tay người thợ. Bởi vậy, nhiều người cũng muốn học nghề để có thêm thu nhập, nhưng chỉ học được một thời gian, thấy khó quá thì nghỉ à. Nghề bó chổi này có thể phát triển được, nhưng theo tôi cái khó hiện nay là không có thế hệ kế thừa”. Với nhiều năm kinh nghiệm, ông Lăng đang nhận gia công từ công đoạn móc kẹp lên cán và lên chổi thành phẩm… đây được xem là những công đoạn khó nhất của nghề bó chổi.

Để phát triển nghề làm chổi, ở các địa phương tạo điều kiện cho các cơ sở vay vốn sản xuất và đào tạo nghề, nhằm nhân rộng cho người dân trong các ấp trên địa bàn để họ tạo ra những sản phẩm chất lượng góp phần cải thiện thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Bài, ảnh: MỸ XUYÊN

Viết bình luận mới

Xem thêm

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài góp phần giảm nghèo bền vững

07:33 02/12/2024

Đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là giải pháp giảm nghèo nhanh và bền vững. Huyện Phụng Hiệp đã đẩy mạnh công tác này.

Cầu nối giúp người lao động tìm việc làm phù hợp

09:18 26/11/2024

​​​​​​​Nhằm giúp người lao động có việc làm, thu nhập ổn định, huyện Phụng Hiệp đã phối hợp tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm.

Giải pháp hiệu quả trong hành trình giảm nghèo

08:56 26/11/2024

Cùng với triển khai các dự án, mô hình giảm nghèo, huyện Vị Thủy chú trọng tuyên truyền, hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Thực hiện tốt công tác chăm lo cho gia đình chính sách và giải quyết việc làm

06:33 18/11/2024

(HG) - Thành phố Vị Thanh cho biết, tới đây sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.

Bỏ trốn khi đi lao động nước ngoài: Rủi ro khôn lường

06:18 18/11/2024

​​​​​​​Tình trạng lao động sang nước ngoài làm việc rồi bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp dẫn đến nhiều hệ lụy, đặc biệt bản thân người lao động sẽ đối mặt với nhiều rủi ro...

Dẫn đầu tỉnh trong công tác đưa người lao động đi làm việc nước ngoài

05:38 07/11/2024

Thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nên công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại thành phố Vị Thanh đạt nhiều kết quả nổi bật.

Thành phố Ngã Bảy: Giải quyết tạo việc làm mới cho 4.155 lao động

07:48 04/11/2024

(HG) - Trong 10 tháng đầu năm nay, thành phố Ngã Bảy đã giới thiệu giải quyết việc làm mới cho 4.155 lao động, đạt 292,61% so với kế hoạch cả năm.

Lớp dạy đan dây nhựa, nấu ăn, may chiếm đa số trong các lớp dạy nghề nông thôn

08:06 28/10/2024

(HG) - Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã phê duyệt tổng số 101 lớp nghề phi nông nghiệp. Trong đó, chiếm số lượng nhiều nhất là lớp đan dây nhựa, với 23 lớp (chiếm 22,7%), 17

Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh

06:18 25/10/2024

UBND thành phố Ngã Bảy đã phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức “Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh”,

Nỗ lực tạo việc làm cho người lao động

09:48 15/10/2024

​​​​​​​Giải quyết việc làm cho người lao động được xem là yếu tố quan trọng, giúp giảm nghèo bền vững, huyện Phụng Hiệp luôn làm tốt công tác này,

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Hơn 180 giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi

21:42 02/12/2024

(HG) - Sở Giáo dục và Đào tạo vừa tổ chức khai mạc Hội thi giáo viên dạy giỏi THCS, THPT, GDTX cấp tỉnh năm học 2024-2025. Tham gia hội thi năm nay, có 185 giáo viên giỏi (119 giáo viên THCS và 66 giáo viên THPT, GDTX cấp THPT) được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp trường, trung tâm, cấp huyện 1-2 năm liền kề.

Phát động Cuộc thi trực tuyến “Pháp luật và học đường”

21:40 02/12/2024

(HG) - Ngày 2-12, tại Trường THPT Chiêm Thành Tấn (thành phố Vị Thanh), Sở Tư pháp phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức khai mạc Cuộc thi trực tuyến “Pháp luật và học đường” năm 2024. Cuộc thi được phát động đến học sinh đang học ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh.

Bổ sung vitamin A cho trẻ từ 6-36 tháng tuổi đợt II

19:18 02/12/2024

Hôm nay (3-12), Chiến dịch uống bổ sung vitamin A đợt II năm 2024 triển khai đến 100% trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực của tỉnh sẽ lồng ghép bắt đầu bổ sung vitamin A cho trẻ từ 6-36 tháng tuổi, trẻ dưới 5 tuổi mắc các bệnh có nguy cơ thiếu vitamin A, trẻ em và người lớn tuổi có bệnh lý liên quan về mắt... trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Triển vọng từ mô hình trồng nấm mối đen

19:15 02/12/2024

Thành phố Ngã Bảy đang triển khai mô hình “Trồng nấm mối đen”, với kỳ vọng khi nhân rộng trên địa bàn, sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần phát triển nông nghiệp đô thị.