Chủ Nhật, ngày 07/02/2016 | 09:03
Mỗi khi Tết đến, Xuân về, nhu cầu mua sắm hàng hóa của người dân lại trở nên sôi động. Do đó, từ trước Tết hàng tháng, ở các làng nghề, những người thợ dường như chạy đua với thời gian, để sản xuất được nhiều sản phẩm có chất lượng, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Thăm làng nghề làm than củi ở ấp Phú Tân A, xã Phú Tân, huyện Châu Thành vào những ngày giáp Tết, chúng tôi đã thấy không khí lao động sản xuất khẩn trương hơn bao giờ hết. Ven hai bờ sông Cái Côn, những người thợ lò tất bật đốt lửa cho lò than cùng với từng nhóm nhân công khuân củi lên xuống tấp nập. Còn phía bên trong, các cô chú, anh chị công nhân đang hối hả di chuyển than từ lò ra phía bên ngoài. Lúc đó, khuôn mặt ai cũng lấm lem bởi lọ than và mồ hôi nhễ nhại.
Than đen mang về vận đỏ
Giữa cái nắng trưa nhè nhẹ, đang lúc mọi người làm việc khẩn trương nhưng đâu đó vẫn nghe ngâm nga mấy câu ca dao:
“Chim quyên xuống đất ăn trùng,
Anh hùng lỡ vận lên rừng đốt than
Đốt than thì phải sàng than
Làm sao đừng để lấm gan anh hùng”.
Tiếng ngâm nga hòa cùng tiếng cười nói rôm rả của những người công nhân, khiến không gian thêm vui tươi, sinh động hơn cho một vùng quê yên bình.
Những mẻ than mới ra lò đang được cưa ra, phân loại để tiện cho việc vận chuyển.
Tiếp chuyện chúng tôi, anh Võ Văn Thích (con trai ông Võ Văn Luông - một trong những chủ lò than ở ấp Phú Tân A, xã Phú Tân, huyện Châu Thành), cho biết: “Chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán Bính Thân, những người làm nghề than củi chúng tôi làm việc tích cực hơn bình thường, để đáp ứng nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng tôi xem nhẹ chất lượng sản phẩm, bởi mỗi sản phẩm hoàn thành bảo đảm về chất lượng sẽ tạo uy tín và thương hiệu cho làng nghề”. Khi chúng tôi hỏi, hiện nay có nhiều người dùng bếp điện, bếp gas, liệu bếp than có còn được ưa chuộng nữa không? Nhìn chúng tôi, anh Thích vui vẻ nói: “Sở dĩ than củi chiếm được lòng tin của mọi người là vì giá thành rẻ, phù hợp với túi tiền. Ngoài ra, với một số món ăn, chẳng hạn như món nướng thì phải dùng than mới thơm ngon. Bên cạnh đó, than còn được dùng để sưởi ấm… Xã hội hiện đại, công nghệ phát triển nhưng sản phẩm than củi của chúng tôi vẫn được ưa chuộng”.
Than được đóng gói trước khi giao cho công ty xuất khẩu.
Nhìn những mẻ than bạch đàn mới ra lò còn hừng hực nóng, anh Thích nói thêm: “Nghề làm than củi này hình thành ở địa phương lâu rồi, khi còn trẻ, cha tôi làm, bây giờ cha tôi lớn tuổi nên đến tôi “thổi lửa” cho nghề. Lúc trước khí gas là thứ xa xỉ, cho nên than củi chính là nguồn cung cấp nhiệt năng quan trọng trong sinh hoạt hàng ngày từ sản xuất đến nấu ăn, sưởi ấm và cả ủi quần áo. Do đó, nghề này được nhiều gia đình ưa chuộng. Năm nay, giá than cao hơn so với mọi năm nên ai nấy cũng phấn khởi, xuân này chắc sẽ vui hơn”. Hiện nay, gia đình anh Thích có 3 lò hầm than, mỗi lò 10 tấn, bình quân mỗi năm gia đình cung ứng cho thị trường trên trăm tấn than. Nhờ làm ăn có hiệu quả nên tổng thu nhập hàng năm của gia đình cũng đạt trên 100 triệu đồng, cuộc sống cũng vì vậy mà được ổn định.
Nghề làm than củi tuy vất vả nhưng nhiều người vẫn quyết tâm theo nghề.
Dạo một vòng quanh ấp Phú Tân A, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều gia đình làm nghề than củi, có nhà chỉ có một lò nhưng cũng có nhà có đến năm, bảy lò. Mỗi lò có năng suất từ vài tấn đến trên chục tấn than. Sau gần một tháng được đốt củi tại lò, những mẻ than chất lượng được ra đời, người ta gọi công đoạn này là ra than. Than ra lò, những người thợ lại bắt tay vào việc phân loại than, những mẩu than vụn, gẫy được nhặt riêng, những mẩu than lớn được xếp riêng. Việc phân loại như vậy vừa dễ tính giá thành và vừa thuận lợi cho việc vận chuyển đến tay người tiêu dùng. Trong các lò hầm than, không chỉ đàn ông mà phụ nữ cũng tham gia vào công việc lao động này. Công việc tuy mệt nhọc, những giọt mồ hôi không ngừng rơi trên trán, nhưng tiếng nói, tiếng cười, những câu đùa luôn vang lên trong hầm lò, thể hiện niềm vui cuộc sống. Ông Trương Thanh Hùng, ở ấp Phú Lễ, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, chia sẻ: “Công việc khuân vác củi, ra than tuy nặng nhọc, nhưng cho thu nhập khá, có thể “sống được”. Tôi làm công việc này gần 10 năm rồi, bình quân mỗi ngày, tôi cũng kiếm được từ 120.000-150.000 đồng. Nhờ có nghề làm than củi này mà lao động nông thôn chúng tôi có việc làm thường xuyên, ổn định cuộc sống”.
Với các loại như: than đước, than nhãn, than bạch đàn… sản phẩm than Phú Tân không chỉ phục vụ nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh mà còn xuất khẩu sang các nước Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản… Nhờ giá cả ổn định, thị trường ít biến động, nên người làm nghề than củi cũng yên tâm sản xuất. Tết Nguyên đán sắp đến, các lò than đều hoạt động hết công suất. Hiện nay, xã Phú Tân còn hàng trăm lò than đang hoạt động, bình quân mỗi năm cung ứng cho thị trường hàng chục ngàn tấn than. Từ đó, góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Sản phẩm lục bình thu về ngoại tệ
Rời làng than Phú Tân, chúng tôi tiếp tục tìm đến Tổ đan đát lục bình ở ấp Tân Long A, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, một trong những tổ đan đát thuộc Hợp tác xã (HTX) Kim Ngân, ở phường Vĩnh Tường, thị xã Long Mỹ. Lúc này, bà Lê Thị Thúy, Tổ trưởng Tổ đan đát lục bình ở ấp Tân Long A cùng với các chị em của tổ đang khẩn trương đan từng chiếc hộp từ nguyên liệu lục bình, để chuẩn bị cung ứng cho thị trường dịp Tết Nguyên đán. Không khí làm việc nhộn nhịp, tấp nập nhưng không thiếu tiếng cười đùa của các cô, các chị. Bên cạnh đó, những thanh niên đang khẩn trương khuân những thành phẩm lục bình đã hoàn chỉnh lên xe để đem về HTX, sau đó giao cho các công ty. Tất cả tạo nên một bức tranh tươi đẹp và sinh động, làm cho người người phấn khởi, nôn nao đón xuân sang.
Mỗi dịp gần Tết, các tổ đan đát lục bình làm việc rất nhộn nhịp, mọi người phải làm thêm buổi tối mới đảm bảo số lượng theo đơn đặt hàng.
Tay thoăn thoắt luồn những cọng lục bình phơi khô vào cái khuôn được kẹp chặt bên dưới gối, giữa hai cẳng chân, bà Thúy phấn khởi, cho biết: “Tết sắp đến rồi, ngoài chuẩn bị nhà cửa, mọi thứ cần thiết để đón cái Tết cổ truyền của dân tộc, chúng tôi còn tích cực gia công các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ lục bình để cung ứng cho thị trường. Nhờ nghề này mà Tết này, chị em phụ nữ chúng tôi có thêm thu nhập để mua sắm Tết. Ai nấy phấn khởi lắm”. Theo bà Thúy, nghề đan lục bình không khó lại cho thu nhập khá, nếu chịu khó siêng năng cũng kiếm được gần 2 triệu đồng, còn không thì cũng bảy, tám trăm ngàn đồng mỗi tháng. Đối với phụ nữ vùng nông thôn được như vầy cũng quý lắm rồi.
Trong lúc tiếp chuyện cùng chúng tôi, đôi tay bà Thúy vẫn liên tục đan từng cọng lục bình, chỉ chưa đầy hai tiếng đồng hồ, một chiếc hộp được đan theo kiểu xương cá từ nguyên liệu lục bình đã hình thành, trông rất đẹp mắt. Đưa sản phẩm cho chúng tôi xem, bà Thúy cho biết thêm: “Nghề đan lục bình thấy vậy mà hay lắm. Trước hết, nó tạo ra công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho mọi người lúc nông nhàn. Ngoài ra, tuy chỉ là nghề phụ, nhưng do khéo tay và chịu thương chịu khó, đến khi đã quen tay thạo việc thì thu nhập từ nghề đan lục bình lại cao hơn thu nhập chính là nghề nông. Cái hay nữa là công việc này luôn có quanh năm, nên thu nhập cũng được ổn định”. Được biết, Tổ đan đát lục bình ở ấp Tân Long A là 1 trong 42 tổ đan đát thuộc HTX Kim Ngân, do anh Hồ Văn Út làm chủ nhiệm.
Chúng tôi đến HTX Kim Ngân lúc chiều tà vào một ngày đầu tháng chạp, gió bấc thổi từng cơn lành lạnh, lúc này đây, anh Hồ Văn Út, Chủ nhiệm HTX Kim Ngân đang kiểm tra hàng để chuẩn bị giao cho công ty. Bên trong HTX là những sản phẩm gia công từ lục bình nào là hộp, nào là giỏ, nào là thảm… được xếp thành từng hàng trông rất đẹp và bắt mắt. Thấy chúng tôi đến, anh Út ngừng công việc. Mời chúng tôi ly trà nóng, anh Út hồ hởi nói: “HTX phát triển đến bây giờ là nhờ sản phẩm lục bình được mọi người ưa chuộng, đặc biệt là khách hàng nước ngoài, nên mang lại giá trị kinh tế cao. Thời gian gần Tết, đơn đặt hàng nhiều nên các hộ làm nghề phải tích cực, làm thêm buổi tối mới đảm bảo thời gian. Tết này, HTX cũng cung ứng hàng chục ngàn sản phẩm. Chúng tôi sản xuất theo đơn đặt hàng, mẫu mã, chất lượng sản phẩm luôn được đặt lên hàng đầu”.
Tuy không phải là người đầu tiên phát hiện cây lục bình có thể làm nên những mặt hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, nhưng anh Út được coi là người có công đầu trong việc tạo việc làm cho hàng ngàn lao động nông thôn, với nghề đan lục bình. Để nghề này sống được và ngày càng phát triển, anh thường xuyên phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, mở các lớp dạy nghề, giúp lao động nông thôn có điều kiện theo học đến lúc rành nghề.
Đưa mắt nhìn các sản phẩm lục bình, anh Út cho biết, năm 2009, HTX Kim Ngân được thành lập. Những ngày đầu, HTX Kim Ngân gặp không ít khó khăn, từ vốn đầu tư, nguồn hàng, nhân công, kinh nghiệm trên thương trường đến đầu ra sản phẩm… Vượt qua nhiều trở ngại, đến cuối năm 2010, HTX mới thực sự đi vào hoạt động có hiệu quả. Hiện nay, HTX có 13 xã viên và 42 tổ đan đát ở khắp các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Theo anh Út, tham gia vào HTX, người dân rất phấn khởi, vì nguyên liệu do HTX cung cấp, còn sản phẩm làm ra cũng được HTX thu mua, rồi bán lại cho các công ty ở các tỉnh như: Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang. Sau đó, các công ty sẽ “o bế” lại cho đẹp rồi xuất khẩu. Nhờ xuất khẩu sang thị trường nước ngoài nên giá bán các sản phẩm từ lục bình khá cao. Khi được hỏi về dự định trong tương lai, anh Út chia sẻ: “Chúng tôi sẽ tiếp tục dạy nghề đan đát lục bình cho lao động nông thôn, sáng tạo thêm các mẫu mới, vừa giúp người dân tăng thu nhập, đồng thời đáp ứng nhu cầu sản phẩm thủ công làm từ lục bình của thị trường”.
Chia tay anh Út ra về, chúng tôi nghe văng vẳng câu hát “Thương những đời như lục bình trôi” trong bài hát Điệu buồn phương Nam. Một chút suy nghĩ thoáng qua, những cọng lục bình thô mộc vốn đầy rẫy trên sông nước ngày nào, tưởng chừng không có giá trị, nhưng qua bàn tay khéo léo của người dân đất “chín Rồng”, đã trở thành những sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Quả thật, cây lục bình đã giúp cho biết bao người không có nghề nghiệp, không có đất đai sản xuất có công ăn việc làm ổn định, cải thiện cuộc sống.
Tận mắt chứng kiến không khí náo nhiệt ở các làng nghề, chúng tôi thấy dường như Xuân đang về. Xuân Bính Thân năm nay không những đem theo niềm vui của sự đoàn viên mà còn đem theo sự phồn thịnh, sung túc cho các làng nghề và mỗi hộ dân làm nghề.
BÍCH CHÂU
07:33 02/12/2024
Đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là giải pháp giảm nghèo nhanh và bền vững. Huyện Phụng Hiệp đã đẩy mạnh công tác này.
09:18 26/11/2024
Nhằm giúp người lao động có việc làm, thu nhập ổn định, huyện Phụng Hiệp đã phối hợp tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm.
08:56 26/11/2024
Cùng với triển khai các dự án, mô hình giảm nghèo, huyện Vị Thủy chú trọng tuyên truyền, hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
06:33 18/11/2024
(HG) - Thành phố Vị Thanh cho biết, tới đây sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.
06:18 18/11/2024
Tình trạng lao động sang nước ngoài làm việc rồi bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp dẫn đến nhiều hệ lụy, đặc biệt bản thân người lao động sẽ đối mặt với nhiều rủi ro...
05:38 07/11/2024
Thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nên công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại thành phố Vị Thanh đạt nhiều kết quả nổi bật.
07:48 04/11/2024
(HG) - Trong 10 tháng đầu năm nay, thành phố Ngã Bảy đã giới thiệu giải quyết việc làm mới cho 4.155 lao động, đạt 292,61% so với kế hoạch cả năm.
08:06 28/10/2024
(HG) - Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã phê duyệt tổng số 101 lớp nghề phi nông nghiệp. Trong đó, chiếm số lượng nhiều nhất là lớp đan dây nhựa, với 23 lớp (chiếm 22,7%), 17
06:18 25/10/2024
UBND thành phố Ngã Bảy đã phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức “Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh”,
09:48 15/10/2024
Giải quyết việc làm cho người lao động được xem là yếu tố quan trọng, giúp giảm nghèo bền vững, huyện Phụng Hiệp luôn làm tốt công tác này,
09:10 04/12/2024
Các cấp hội chữ thập đỏ (CTĐ) trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động, cách làm hay nhằm chung tay vì người nghèo, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn có cuộc sống ngày một ổn định.
09:09 04/12/2024
Kỳ họp cuối năm 2024 HĐND thành phố Vị Thanh đang được chuẩn bị kỹ lưỡng, khẩn trương, chất lượng theo luật định.
09:08 04/12/2024
Thực hiện theo lời Bác dạy: “Thanh niên phải rèn luyện thể dục, thể thao vì thanh niên là tương lai của đất nước”, thầy Võ Trần Huy, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Tân Hòa, huyện Châu Thành A không chỉ là tấm gương sáng về sự nghiệp giáo dục, mà còn thắp lên ngọn lửa đam mê thể thao cho thế hệ trẻ.
09:06 04/12/2024
Giải thưởng Sách quốc gia 2024 vừa gọi tên những tác phẩm xuất sắc với những tác giả đặc biệt. Đây là ghi nhận xứng đáng dành cho những cá nhân, tập thể đã miệt mài lao động để có những tác phẩm có giá trị.