Nghề kết nối lương duyên

Thứ Ba, ngày 12/11/2019 | 08:54

Đó cũng là câu nói vui mà nhiều người dành cho chị Hồ Thị Loan, người mua bán trầu cau và làm nghề xây mâm trầu cho tiệc cưới, hỏi tại chợ Vị Thanh, thuộc phường III, thành phố vị Thanh, mà nhiều người biết đến. 

Chị Loan đang xây mâm trầu cưới cho khách.

Nhìn đôi cánh tay chị thoăn thoắt lựa từng trái cau, đôi trầu tươi đẹp sắp ngay ngắn vào mâm một cách cẩn trọng, ai cũng khen chị không chỉ khéo tay, mà còn có đôi mắt tinh tường, tỉ mẩn mới làm được. Với nụ cười hiền hậu trên môi, chị nói: ”Làm nghề này thấy vậy chớ không dễ đâu anh”. Phải căng đầu chú tâm xây mâm cho khéo, trầu lựa từng lá, cau chọn từng đôi, bởi đây là mâm lễ vật quan trọng trong lễ cưới, hỏi theo tục lệ xa xưa để lại. Thông thường mâm quả lễ gồm buồng cau và trầu đầy ắp, có thể từ vài chục đến vài trăm trái cau, nhưng phải là số chẵn, vì quan niệm của người đời là sống có đôi, có cặp. Cách tính số lượng cau trầu, cũng xuất phát từ 1 trái cau, phải là 2 lá trầu, vì vậy trong quả lễ, phải có từ 80-100 trái cau, hiện nay, nhiều người còn chuộng buồng cau có khoảng 105 trái để đặt mâm. Bởi họ cho rằng, con số 105 là tượng trưng thay lời chúc tụng cho đôi tân lang, tân nương sống đời với nhau “trăm năm hạnh phúc”, hoặc phải chọn buồng cau có đến 60 trái, đúng theo cách ví von của họ là “60 năm cuộc đời”. Vì vậy lá trầu, trái cau phải được lựa chọn kỹ lưỡng, không tỳ vết, không ôi úng, kích cỡ từng đôi, từng cặp cũng phải đồng đều như nhau.

Có người hỏi chị đã nhiều năm làm nghề xây mâm trầu cho khách, chị còn nhớ mình đã xây được bao nhiêu mâm trầu, kết nối được bao cặp lương duyên sống 100 năm hạnh phúc? Thật ra chị không sao nhớ hết, chị chỉ biết rằng một năm có 12 tháng, duy nhất chỉ có tháng 7 là chị được thảnh thơi, vì ít người đặt chị xây mâm. Còn lại những tháng tiếp theo, hầu như tháng nào cũng có 5-7 người đặt chị xây mâm, nhiều nhất là những tháng cuối năm cận tết, rồi bước sang những tháng tiếp theo như tháng giêng, tháng 2 âm lịch... Giá cả mỗi mâm trầu cũng không cao lắm, đắt nhất cũng chỉ từ 150.000-600.000 đồng/mâm, tùy theo người đặt mâm số lượng trầu cau nhiều ít, một phần còn tùy thuộc vào thời điểm giá trầu, cau lên xuống của thị trường. Chị chia sẻ: Làm nghề này, không phải vì lời lãi để nuôi sống gia đình, mà là cái duyên, có lắm lúc thị trường ế ẩm, suốt cả tháng trời không có một “hợp đồng”. Buồn chán nhiều lần chị có ý định chuyển nghề đổi việc, nhưng đều thất bại, lắm lúc nhìn thấy nhà ai có việc cưới xin, là chị lại nhớ đến lá trầu, trái cau da diết, rồi chị tiếp tục trụ tiếp với nghề. 

Theo nhiều vị cao niên giỏi tài ăn nói, từng được bà con hàng xóm tiến cử làm người đại diện cho các buổi lễ thành hôn, cho biết trong sách “Lĩnh Nam Chích Quái” có ghi chép lại sự tích Trầu Cau đã có từ thời xa xưa, nên trong dân gian, giờ còn lưu lại mấy vần thơ, mà người đời thường truyền miệng với nhau rằng:

Miếng trầu ăn kết làm đôi.

Lá trầu là vợ, cau tươi là chồng.

Trầu xanh, cau trắng, chay hồng.

Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên...

Ngày nay, theo phong tục cổ truyền, trầu cau được coi như một thứ lễ vật thiêng liêng không thể thiếu, trong lúc gia đình có hỷ sự, ngày giỗ, ngày tết, lúc hội hè, đình đám, đặc biệt là lễ cưới hỏi, miếng trầu được coi là “đầu câu chuyện”. Với người con gái, cau trầu còn được coi là biểu tượng của sự tiếp đón danh giá, vì vậy, trong đám hỏi mâm lễ vật nhà trai mang sang cho nhà gái, không thể thiếu mâm cau, trầu. Sau lễ ăn hỏi, nhà gái thường dùng cau trầu, trà bánh nhà trai đã mang sang, chia ra từng gói nhỏ để làm quà biếu cho họ hàng, bè bạn, xóm giềng... như một lời loan báo rằng con gái trong nhà đã có nơi có chỗ. Hiện nay cuộc sống hiện đại, phong tục cưới xin cũng có nhiều thay đổi, nhưng mâm cau trầu vẫn không thể thiếu, việc chia quà nhà trai cho họ hàng, bạn bè giờ cũng không còn, nên mâm cau trầu mặc dù vẫn phải có, nhưng đây cũng chỉ mang tính hình thức, lấy lệ cho có mà thôi.

Tuy nhiên, trầu cau cũng đang mất dần thị trường tiêu thụ, vì phụ nữ đã bỏ dần tục ăn trầu, ngay cả người già cũng không thích nhai trầu bỏm bẻm. Nhưng đối với nhiều du khách, có dịp đi ngang qua làng trầu xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, nhìn thấy những giàn trầu óng mượt, ai nấy cũng đều muốn vào chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn chút hồn quê còn lưu lại nơi này. Không ít trong số họ lại nhớ về kỷ niệm khó quên - ngày cưới của mình trước đây.

Bài, ảnh: QUANG HẢI

Viết bình luận mới

Xem thêm

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài góp phần giảm nghèo bền vững

07:33 02/12/2024

Đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là giải pháp giảm nghèo nhanh và bền vững. Huyện Phụng Hiệp đã đẩy mạnh công tác này.

Cầu nối giúp người lao động tìm việc làm phù hợp

09:18 26/11/2024

​​​​​​​Nhằm giúp người lao động có việc làm, thu nhập ổn định, huyện Phụng Hiệp đã phối hợp tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm.

Giải pháp hiệu quả trong hành trình giảm nghèo

08:56 26/11/2024

Cùng với triển khai các dự án, mô hình giảm nghèo, huyện Vị Thủy chú trọng tuyên truyền, hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Thực hiện tốt công tác chăm lo cho gia đình chính sách và giải quyết việc làm

06:33 18/11/2024

(HG) - Thành phố Vị Thanh cho biết, tới đây sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.

Bỏ trốn khi đi lao động nước ngoài: Rủi ro khôn lường

06:18 18/11/2024

​​​​​​​Tình trạng lao động sang nước ngoài làm việc rồi bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp dẫn đến nhiều hệ lụy, đặc biệt bản thân người lao động sẽ đối mặt với nhiều rủi ro...

Dẫn đầu tỉnh trong công tác đưa người lao động đi làm việc nước ngoài

05:38 07/11/2024

Thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nên công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại thành phố Vị Thanh đạt nhiều kết quả nổi bật.

Thành phố Ngã Bảy: Giải quyết tạo việc làm mới cho 4.155 lao động

07:48 04/11/2024

(HG) - Trong 10 tháng đầu năm nay, thành phố Ngã Bảy đã giới thiệu giải quyết việc làm mới cho 4.155 lao động, đạt 292,61% so với kế hoạch cả năm.

Lớp dạy đan dây nhựa, nấu ăn, may chiếm đa số trong các lớp dạy nghề nông thôn

08:06 28/10/2024

(HG) - Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã phê duyệt tổng số 101 lớp nghề phi nông nghiệp. Trong đó, chiếm số lượng nhiều nhất là lớp đan dây nhựa, với 23 lớp (chiếm 22,7%), 17

Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh

06:18 25/10/2024

UBND thành phố Ngã Bảy đã phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức “Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh”,

Nỗ lực tạo việc làm cho người lao động

09:48 15/10/2024

​​​​​​​Giải quyết việc làm cho người lao động được xem là yếu tố quan trọng, giúp giảm nghèo bền vững, huyện Phụng Hiệp luôn làm tốt công tác này,

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Hơn 180 giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi

21:42 02/12/2024

(HG) - Sở Giáo dục và Đào tạo vừa tổ chức khai mạc Hội thi giáo viên dạy giỏi THCS, THPT, GDTX cấp tỉnh năm học 2024-2025. Tham gia hội thi năm nay, có 185 giáo viên giỏi (119 giáo viên THCS và 66 giáo viên THPT, GDTX cấp THPT) được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp trường, trung tâm, cấp huyện 1-2 năm liền kề.

Phát động Cuộc thi trực tuyến “Pháp luật và học đường”

21:40 02/12/2024

(HG) - Ngày 2-12, tại Trường THPT Chiêm Thành Tấn (thành phố Vị Thanh), Sở Tư pháp phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức khai mạc Cuộc thi trực tuyến “Pháp luật và học đường” năm 2024. Cuộc thi được phát động đến học sinh đang học ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh.

Bổ sung vitamin A cho trẻ từ 6-36 tháng tuổi đợt II

19:18 02/12/2024

Hôm nay (3-12), Chiến dịch uống bổ sung vitamin A đợt II năm 2024 triển khai đến 100% trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực của tỉnh sẽ lồng ghép bắt đầu bổ sung vitamin A cho trẻ từ 6-36 tháng tuổi, trẻ dưới 5 tuổi mắc các bệnh có nguy cơ thiếu vitamin A, trẻ em và người lớn tuổi có bệnh lý liên quan về mắt... trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Triển vọng từ mô hình trồng nấm mối đen

19:15 02/12/2024

Thành phố Ngã Bảy đang triển khai mô hình “Trồng nấm mối đen”, với kỳ vọng khi nhân rộng trên địa bàn, sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần phát triển nông nghiệp đô thị.