Thứ Sáu, ngày 17/03/2017 | 09:15
Hàng ngày, phải tiếp xúc với sắt, điện, với các tia lửa hàn tung tóe... nhưng vì cuộc sống, những người đang gắn bó với nghề hàn, nghề tiện vẫn cố gắng bám trụ.
Ông Trung hàn lại các thanh sắt trên chiếc xe ba gác để kịp giao cho khách.
Dọc các tuyến đường trong tỉnh, rất dễ bắt gặp hình ảnh những người thợ hàn, tiện đang cần mẫn để làm ra các sản phẩm. Có mặt tại tiệm hàn Trung ở phường VII, thành phố Vị Thanh, tận mắt chứng kiến các người thợ ở đây làm một chiếc xe ba gác bằng các thanh sắt được hàn gắn kết lại với nhau, mới thấy hết sự vất vả của nghề này. Những tia lửa hàn bắn ra tung toé giống như pháo hoa đỏ rực, kèm theo đó là cái mùi hăng hắc khó chịu của que hàn đã được làm chảy ra do nhiệt độ cao. Rồi mấy đứa trẻ gần đó cũng xúm xít lại coi vì sự thích thú của lửa hàn. Tuy nhiên, đâu ai biết rằng đó là những mối nguy hiểm đang rình rập… Ông Nguyễn Văn Trung, chủ tiệm ở đây, cho biết: “Nghề hàn kim loại này hiện nay cũng cạnh tranh lắm, tôi là chủ cũng phải lao vào làm mới mong có ăn, chứ giờ nhiều người biết hàn nên ai cũng mở tiệm hết”. Thường chi phí để đầu tư các loại máy hàn, máy tiện… có thể từ vài triệu đến vài chục triệu đồng. Tùy theo giá thành nên chất lượng mỗi máy cũng sẽ khác nhau.
Nếu trước đây, việc hàn chỉ để sửa chữa các vết nứt, vết gãy của máy móc, kim loại hay hàn thiết, nhôm để cho ra các vật dụng như thùng tưới nước, thì ngày nay, nghề hàn được ứng dụng rộng rãi vào việc làm cầu thang, lan can, nhà tiền chế… Theo ông Trung công việc hàn thấy vậy chứ rất nguy hiểm, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhất là mắt. Để cho ra một sản phẩm hàn hoàn chỉnh người thợ phải đo, cắt sắt theo đúng tỷ lệ khách đặt. Sau đó, những thanh sắt sẽ được hàn dính lại với nhau bằng các que hàn ở nhiệt độ cao từ 1.800-1.9000C.
Chọn gắn bó với nghề hàn từ thời còn trẻ, anh Phan Thanh Giàu, quê ở Trà Vinh, hiện đang làm công nhân hàn cho công trình xây dựng ở thành phố Vị Thanh, vẫn không thể nào quên cảm giác của những ngày đầu mới học nghề. Anh Giàu nói: “Hồi đó, tôi đi làm công nhân rồi được mấy chú ở đây thương nên dạy cho cái nghề hàn sắt này. Làm công nhân chỉ được trả khoảng 200.000 đồng/ngày, còn thợ hàn thì được trả cao hơn, từ 250.000-300.000 đồng/ngày”. Để học được nghề hàn, anh Giàu cho hay mất rất nhiều thời gian. Lúc mới hàn, do chưa quen với ánh sáng mạnh từ các tia lửa hàn phát ra, nên hai mắt anh luôn nhức và chảy nước mắt liên tục. “Nghề này cực lắm, suốt ngày tay chân mặt mày lấm lem hết, quần áo thì do ánh hàn văng vào có khi cháy lủng hết. Suốt ngày phải tiếp xúc với sắt thép, mạt sắt, lửa hàn bắn vào người rất khó chịu”, anh Giàu chia sẻ thêm.
Cũng mặt mày lấm lem, tay chân đều dính toàn dầu mỡ, nghề tiện kim loại là một trong những nghề sửa chữa, gia công một số chi tiết máy cũng đã giúp nhiều gia đình có cuộc sống ổn định. Tuy nhiên, do máy móc ngày càng được cải tiến, thiết bị thay thế rất dễ dàng mua được, nên nghề tiện cũng đang bị thu hẹp dần.
Bên cạnh đó, do đường sá thuận lợi hơn trước ít ai đi vỏ máy, vì vậy cũng ít có đồ để làm. Tuy nhiên, vào vụ mía hay mùa lúa thì những tiệm hàn tiện cũng ăn nên làm ra. Theo bà Nguyễn Thị Thu, chủ xưởng tiện Phát Thành, cho biết: “Công nhân làm ở xưởng tôi đa phần là họ tự tìm đến xin học nghề thôi. Vào đây rồi, mình nuôi cơm để họ vừa học nghề vừa phụ mình luôn. Đến lúc tay nghề họ vững, nếu muốn ở lại làm thì tôi trả công dựa trên sản phẩm. Đó giờ, nhà tôi cũng dạy được nhiều người học nghề này lắm”.
Do nhu cầu ngày càng hiện đại, nên hiện nay các tiệm, xưởng theo nghề hàn tiện cũng dần cho thợ nâng cao tay nghề để làm và sửa máy móc đa dạng hơn. Anh Nguyễn Văn Sum, chủ một tiệm hàn tiện, ở xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, chia sẻ: “Đa phần ở đây, tôi hàn đồ lặt vặt để bán thôi. Còn sửa máy móc cũng ít lắm, lâu lâu mới có mấy chủ máy cắt kêu sửa lặt vặt. Với lại, giờ đường sá đi lại thuận tiện nên ít ai sử dụng máy dầu, máy xăng rồi nên đâu có nhiều máy móc để sửa như hồi xưa”. Tại các tiệm hàn, tiện để giữ gìn sức khỏe làm việc lâu dài các anh cũng tự trang bị thêm các trang, thiết bị nhằm đảm bảo an toàn khi làm như: mặt nạ sắt, mắt kính khi hàn, khẩu trang, găng tay…
Hiện nay, tại các trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh cũng đang tuyển sinh và đào tạo các lớp liên quan đến công việc hàn, tiện đó là nghề cắt gọt kim loại, nhưng số người chọn học chưa được nhiều, đặc biệt là học xong gắn bó với nghề cũng ít. Những người thợ hàn, tiện họ luôn cảm thấy vui với những gì được mình làm ra dù khá gian nan, nhiều người ví họ như nghệ sĩ của kim loại…
“Nghề hàn tiện sống khó hơn rồi” Chủ xưởng tiện Phát Thành, ở phường Hiệp Thành, thị xã Ngã Bảy, cho biết: “Gia đình tôi gắn bó với nghề tiện này từ trước tiếp thu đến giờ. Hồi đó, khi máy móc còn thiếu thốn, phụ tùng thay thế khan hiếm thì nghề hàn, tiện đa phần sống được, nhưng về sau này, phụ tùng máy móc cũng rẻ, thiết bị nhập khẩu lại nhiều nên nhu cầu sửa chữa, thay thế rất ít, nên sống khó hơn”. |
Bài, ảnh: AN NHIÊN
07:33 02/12/2024
Đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là giải pháp giảm nghèo nhanh và bền vững. Huyện Phụng Hiệp đã đẩy mạnh công tác này.
09:18 26/11/2024
Nhằm giúp người lao động có việc làm, thu nhập ổn định, huyện Phụng Hiệp đã phối hợp tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm.
08:56 26/11/2024
Cùng với triển khai các dự án, mô hình giảm nghèo, huyện Vị Thủy chú trọng tuyên truyền, hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
06:33 18/11/2024
(HG) - Thành phố Vị Thanh cho biết, tới đây sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.
06:18 18/11/2024
Tình trạng lao động sang nước ngoài làm việc rồi bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp dẫn đến nhiều hệ lụy, đặc biệt bản thân người lao động sẽ đối mặt với nhiều rủi ro...
05:38 07/11/2024
Thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nên công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại thành phố Vị Thanh đạt nhiều kết quả nổi bật.
07:48 04/11/2024
(HG) - Trong 10 tháng đầu năm nay, thành phố Ngã Bảy đã giới thiệu giải quyết việc làm mới cho 4.155 lao động, đạt 292,61% so với kế hoạch cả năm.
08:06 28/10/2024
(HG) - Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã phê duyệt tổng số 101 lớp nghề phi nông nghiệp. Trong đó, chiếm số lượng nhiều nhất là lớp đan dây nhựa, với 23 lớp (chiếm 22,7%), 17
06:18 25/10/2024
UBND thành phố Ngã Bảy đã phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức “Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh”,
09:48 15/10/2024
Giải quyết việc làm cho người lao động được xem là yếu tố quan trọng, giúp giảm nghèo bền vững, huyện Phụng Hiệp luôn làm tốt công tác này,
21:51 03/12/2024
(HG) - Sáng ngày 3-12, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ trì phiên họp Thường trực HĐND tỉnh tháng 12-2024.
21:49 03/12/2024
(HG) - Ngày 3-12, Ban Chỉ đạo Dân số và Phát triển tỉnh đã phối hợp với Ban Chỉ đạo Dân số và Phát triển huyện Vị Thủy, tổ chức Lễ Mít-tinh - Diễu hành phát động Tháng hành động quốc gia về dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26-12 năm 2024.
21:48 03/12/2024
(HG) - Chiều ngày 3-12, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố cả nước về tình hình giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài các tháng cuối năm 2024.
08:26 03/12/2024
(HG) - Đội Quản lý thị trường số 1, thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang vừa tiến hành kiểm tra đột xuất một cơ sở kinh doanh hàng hóa tại khu vực 1, phường I, thành phố Vị Thanh. Qua kiểm tra thực tế, Đoàn kiểm tra phát hiện cơ sở bày bán trên 2.000 sản phẩm “túi mù” các loại. Toàn bộ số hàng hóa là sản phẩm “túi mù” có nhãn bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn bằng tiếng Việt Nam và hàng hóa không thể hiện đơn vị chịu trách nhiệm đối với hàng hóa; đồng thời chủ cơ sở kinh doanh không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ. Đoàn kiểm tra của Cục Quản lý thị trường Hậu Giang tiến hành lập biên bản tạm giữ, niêm phong toàn bộ hàng hóa nêu trên để xử lý theo quy định của pháp luật.