Người đi bán “giấc mơ đổi đời”

Thứ Sáu, ngày 11/01/2019 | 08:39

Bán vé số dạo đã trở thành “cần câu cơm” của nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, từ cụ già, trẻ nhỏ, người khuyết tật,... Và ở họ, có những góc khuất riêng !

Những đôi bàn chân “không thể mỏi” vì nặng gánh mưu sinh.

Dù trời nắng hay mưa, hơn 5 năm nay, ông Lê Văn Thăng, ở ấp 3, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, vẫn cùng chiếc xe lắc như người bạn đồng hành trên con đường mưu sinh. Gia đình khó khăn, ít đất sản xuất, nên ông Thăng dù ở cái tuổi 70, đúng ra phải được an hưởng tuổi già, vui vầy bên con cháu vẫn nặng gánh với cơm, áo, gạo, tiền. Ông Thăng bày tỏ: “Do bị bệnh từ nhỏ nên đôi chân tôi không thể đi lại. Mỗi ngày, tôi kiếm được khoảng 70.000 đồng, bởi ngồi xe nên chỉ bán ở những đường lớn, nơi vùng sâu không thể vào. Đối với tôi như vậy là mừng lắm rồi khi đủ trang trải cuộc sống”. Nhưng cuộc đời hay thích trêu ngươi, ông Thăng bảo dạo gần đây thường bị người ta gạt hoặc giật mất vé số, nên lỗ vốn hoài.

Vất vả là vậy, nhưng mỗi người đi bán vé số đều nuôi cho mình một hy vọng về tương lai mới. Những cụ ông, cụ bà ở tuổi “thất thập cổ lai hy” vẫn phải oằn mình mưu sinh, từ mờ sáng len lỏi trên các tuyến đường đến tận khuya. Hoàn cảnh của bà Huỳnh Thị Nga, 68 tuổi, đang ở trọ tại phường I, thành phố Vị Thanh, cũng không mấy khấm khá hơn. Bà Nga bộc bạch: “Tôi có 5 đứa con nhưng đều nghèo, đâu giúp được gì mình. Tôi sống ở nhà trọ, được anh chị em trong xóm quan tâm nên cũng mừng. Mỗi ngày từ 6 giờ sáng đến 5 giờ chiều, tôi bán lời tầm 100.000 đồng”. Đời người bán vé số đã khổ cực nhưng nhiều lần bà Nga khóc không còn nước mắt khi bị trộm thăm nhà, lấy sạch hết tiền và hơn 200 tờ vé số. Thế là bà Nga phải gánh món nợ, đến nay vẫn còn. 22 năm qua bà Nga, người xứ Giồng Riềng, Kiên Giang gắn bó với nghề bán vé số cũng là ngần ấy thời gian đón tết xa quê, không nhà cửa, không người thân.

Những bước chân đi đôi khi quá nặng nề, loạng choạng nhưng việc rong ruổi hàng chục kilômet mỗi ngày là “chuyện thường” của người bán vé số, mong muốn thoát khỏi cuộc sống khó khăn, lo cho gia đình đủ đầy cái ăn, cái mặc. Nhưng đôi khi hỏi về gia đình, ông Trần Quốc Thừa, ở xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, bán vé số ở thành phố Vị Thanh chỉ lặng im. Ngồi định thần một lúc, người đàn ông với mái tóc hoa râm tuổi 60 mới mở lòng chia sẻ. Ông Thừa tâm sự: “Con gái giữa của tôi bị bệnh tâm thần, con út mũi nhiễm trùng mới phẫu thuật. Vợ tôi thì bệnh cao huyết áp và một bên mắt không nhìn thấy được do bị cườm. Bây giờ, ước mơ lớn nhất của tôi là có sức khỏe, bán vé số được nhiều để kiếm tiền trả nợ, chạy chữa cho vợ và con”.

Bất chợt bắt gặp ánh mắt buồn, đăm chiêu nhìn theo dòng xe qua phố, nhiều nếp nhăn hằn sâu trên khuôn mặt các cô, các chú như những vết cắt đau đớn của cuộc đời, chúng tôi cảm thấy chạnh lòng. Đôi khi họ sống vì một động lực nào đó và hy vọng ở ánh bình minh. Mỗi người, mỗi hoàn cảnh khác nhau, nhưng đều giống ở một điểm khi cái nghèo cứ mãi đeo đẳng. Dù vậy, họ không buông xuôi, luôn hy vọng có sức khỏe để lao động, tồn tại, chẳng oán than cuộc đời hay trách hờn gì ai.

Dưới cái nắng trưa oi ả, Hiện vẫn cố gắng để bán được nhiều vé số.

Không những thế, có nhiều đứa trẻ vì hoàn cảnh mà phải sớm theo ba mẹ lăn lộn với vòng quay cuộc sống, khiến bất cứ ai nhìn thấy cũng xót xa. Nhiều em nhỏ tự mình lo cái ăn, cái mặc, phụ giúp gia đình khi ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”. Chúng tôi gặp em Trần Văn Hiện, 13 tuổi, ở ấp 12, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, đang rong ruổi đôi bàn chân nhỏ, bán từng tờ vé số trong buổi trưa nắng gắt, khiến đôi mắt cậu bé phải nheo lại. Hiện nhanh nhảu mời chúng tôi mua vé số và sẵn sàng chia sẻ về công việc của mình. Hiện nói: “Em nghỉ học hồi năm lớp 3, đi bán vé số cũng được 5 năm. Thấy bạn bè đi học em mê lắm nhưng đành chịu, tại gia đình hoàn cảnh khó khăn, ai cũng phải chạy ăn từng bữa”. Nói đến đây, Hiện bỗng dừng lại và ánh mắt đượm buồn, dường như giờ đây ước mơ trở lại lớp học đã trở nên quá xa xỉ. “Em chỉ mong phụ giúp được ba mẹ lo cho đứa em nhỏ chuẩn bị vào lớp 1, vậy là vui rồi”, Hiện tiếp lời.

Dẫu ngoài kia còn muôn vàn khó khăn của cuộc sống, những người đi bán “giấc mơ đổi đời” vẫn mơ ước về một ngày mai tốt đẹp từ những đồng tiền lương thiện. Nhìn bề ngoài, nghề bán vé số tưởng chừng như đơn giản nhưng ẩn chứa bên trong là biết bao nỗi niềm về cuộc mưu sinh, có sự vất vả và gian khổ riêng. Dù ngày ngày đi bán “giấc mơ đổi đời” cho mọi người, nhưng liệu cuộc đời họ có được thay đổi?

Bài, ảnh: HỒNG NHUNG

Viết bình luận mới

Xem thêm

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài góp phần giảm nghèo bền vững

07:33 02/12/2024

Đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là giải pháp giảm nghèo nhanh và bền vững. Huyện Phụng Hiệp đã đẩy mạnh công tác này.

Cầu nối giúp người lao động tìm việc làm phù hợp

09:18 26/11/2024

​​​​​​​Nhằm giúp người lao động có việc làm, thu nhập ổn định, huyện Phụng Hiệp đã phối hợp tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm.

Giải pháp hiệu quả trong hành trình giảm nghèo

08:56 26/11/2024

Cùng với triển khai các dự án, mô hình giảm nghèo, huyện Vị Thủy chú trọng tuyên truyền, hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Thực hiện tốt công tác chăm lo cho gia đình chính sách và giải quyết việc làm

06:33 18/11/2024

(HG) - Thành phố Vị Thanh cho biết, tới đây sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.

Bỏ trốn khi đi lao động nước ngoài: Rủi ro khôn lường

06:18 18/11/2024

​​​​​​​Tình trạng lao động sang nước ngoài làm việc rồi bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp dẫn đến nhiều hệ lụy, đặc biệt bản thân người lao động sẽ đối mặt với nhiều rủi ro...

Dẫn đầu tỉnh trong công tác đưa người lao động đi làm việc nước ngoài

05:38 07/11/2024

Thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nên công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại thành phố Vị Thanh đạt nhiều kết quả nổi bật.

Thành phố Ngã Bảy: Giải quyết tạo việc làm mới cho 4.155 lao động

07:48 04/11/2024

(HG) - Trong 10 tháng đầu năm nay, thành phố Ngã Bảy đã giới thiệu giải quyết việc làm mới cho 4.155 lao động, đạt 292,61% so với kế hoạch cả năm.

Lớp dạy đan dây nhựa, nấu ăn, may chiếm đa số trong các lớp dạy nghề nông thôn

08:06 28/10/2024

(HG) - Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã phê duyệt tổng số 101 lớp nghề phi nông nghiệp. Trong đó, chiếm số lượng nhiều nhất là lớp đan dây nhựa, với 23 lớp (chiếm 22,7%), 17

Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh

06:18 25/10/2024

UBND thành phố Ngã Bảy đã phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức “Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh”,

Nỗ lực tạo việc làm cho người lao động

09:48 15/10/2024

​​​​​​​Giải quyết việc làm cho người lao động được xem là yếu tố quan trọng, giúp giảm nghèo bền vững, huyện Phụng Hiệp luôn làm tốt công tác này,

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Điểm tin sáng 3-12: Bệnh dại, sởi, sốt xuất huyết... tăng ở cả người lớn và trẻ em

05:52 03/12/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: 50 điểm đến du lịch tiêu biểu được công nhận; Thu Minh, Vũ Thảo My đoạt quán quân 'Our Song'; Nữ giảng viên sở hữu 2 bằng thạc sĩ thi Hoa hậu Du lịch Quốc tế; Vẹo cột sống do nâng tạ nặng 200 kg.

Hơn 180 giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi

21:42 02/12/2024

(HG) - Sở Giáo dục và Đào tạo vừa tổ chức khai mạc Hội thi giáo viên dạy giỏi THCS, THPT, GDTX cấp tỉnh năm học 2024-2025. Tham gia hội thi năm nay, có 185 giáo viên giỏi (119 giáo viên THCS và 66 giáo viên THPT, GDTX cấp THPT) được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp trường, trung tâm, cấp huyện 1-2 năm liền kề.

Phát động Cuộc thi trực tuyến “Pháp luật và học đường”

21:40 02/12/2024

(HG) - Ngày 2-12, tại Trường THPT Chiêm Thành Tấn (thành phố Vị Thanh), Sở Tư pháp phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức khai mạc Cuộc thi trực tuyến “Pháp luật và học đường” năm 2024. Cuộc thi được phát động đến học sinh đang học ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh.

Bổ sung vitamin A cho trẻ từ 6-36 tháng tuổi đợt II

19:18 02/12/2024

Hôm nay (3-12), Chiến dịch uống bổ sung vitamin A đợt II năm 2024 triển khai đến 100% trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực của tỉnh sẽ lồng ghép bắt đầu bổ sung vitamin A cho trẻ từ 6-36 tháng tuổi, trẻ dưới 5 tuổi mắc các bệnh có nguy cơ thiếu vitamin A, trẻ em và người lớn tuổi có bệnh lý liên quan về mắt... trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.