Nhiều người tìm được “chìa khóa” vượt khó

Thứ Tư, ngày 27/01/2016 | 07:51

Nhờ đi đúng hướng theo mô hình hợp tác xã (HTX) kiểu mới mà những năm gần đây, một số HTX ở Hậu Giang giúp thành viên nghèo “đổi đời” thành triệu phú.

Thành công của anh Hồ Văn Út giúp cho hàng trăm lao động nông thôn có việc làm.

Thành công nhờ “năng động”

Chỉ mới hơn 30 tuổi mà anh Hồ Văn Út, ở ấp Bình Hòa, phường Vĩnh Tường, thị xã Long Mỹ, đã là Giám đốc của Hợp tác xã Kim Ngân, quản lý cơ ngơi bạc tỉ, lực lượng lao động hơn 500 người. Theo vị giám đốc trẻ này, thời gian anh gầy dựng sự nghiệp không phải là ngắn và để gặt hái được thành công thì phải đam mê, có “tâm” với nghề.

Điều thú vị là anh Út khởi nghiệp và làm Giám đốc HTX Kim Ngân chuyên gia công các mặt hàng đan lát lục bình bằng con đường tự học, tự mày mò sáng tạo. Cuộc sống khó khăn, anh em đông, đất ruộng ít... đã “đẩy” anh ra đời tự bươn trải rất sớm. Từ tấm bé, anh đã đi làm thuê đủ thứ nghề để phụ gia đình. Vốn tính ham học hỏi, những lúc không làm thuê, anh xem mọi người trong tổ hợp tác đan lục bình ở gần nhà làm gia công. Mỗi ngày học lỏm chút ít, rồi anh tập tành đan thử, sau đó lấy hàng đem về nhà gia công. Không ngờ, đây lại là cơ hội để anh Út đổi đời từ người làm công thành ông chủ. Cuối năm 2008, theo lời đề nghị, tư vấn của cán bộ Liên minh HTX tỉnh, anh quyết định thành lập HTX Kim Ngân để tìm hướng đi mới cho nghề đan lục bình. Anh được thành viên tin tưởng bầu làm chủ nhiệm (nay là giám đốc).

Anh Út chia sẻ: “Tôi nghĩ, chẳng nhẽ mình đi làm gia công để kiếm ba cọc ba đồng hoài cũng khổ. Ông bà ta dạy, có gan làm giàu, thế nên tôi “làm liều” thử coi sao”.

Đầu năm 2009, HTX Kim Ngân ra đời, có 13 xã viên. Nhưng HTX cũng vấp phải vô vàn khó khăn vì thiếu vốn liếng, nguồn hàng, nhân công lao động và thị trường tiêu thụ. Anh Út và các thành viên HTX phải xuống tận xã Vĩnh Viễn, Vĩnh Viễn A (huyện Long Mỹ) để tìm nguồn nguyên liệu; hay lên tận Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh khác để tìm kiếm công ty tiêu thụ hàng cho HTX. Phải mất 1 năm sau, HTX mới chính thức hoạt động bởi mất nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị nguồn hàng, nhập hàng. 

Khó nhất là tìm nhân công để gia công các mặt hàng, tạo nguồn hàng ổn định cho hợp đồng lớn. Thông qua liên kết, mối liên hệ với Liên minh HTX tỉnh, anh Út phối hợp với ngành lao động - thương binh và xã hội tỉnh, huyện, tổ chức các lớp đào tạo lao động và gắn kết với giải quyết việc làm cho chị em nhàn rỗi ở nông thôn. Nhờ đó, chỉ 3 năm sau, HTX Kim Ngân thu hút được lực lượng lao động lành nghề và dồi dào, sản phẩm làm ra chất lượng hơn so với các HTX khác. Đến năm 2013, số lượng lao động của HTX tăng lên hơn 500 người, rải khắp các huyện, thị trong tỉnh. Tiện nhất là tất cả hơn 500 lao động chỉ cần làm việc tại nhà, những lúc nhàn rỗi mà vẫn có thu nhập ổn định hàng tháng với số tiền từ 2-3 triệu đồng. Ngay cả những chị phụ nữ ở các huyện xa như Châu Thành, Phụng Hiệp, cũng “thơm lây” nhờ quy mô hoạt động của HTX mở rộng ra toàn tỉnh. Chị Trần Thị Thu Hồng, ở ấp 4, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, cũng nhờ đan lục bình gia công cho HTX ổn định cuộc sống mà nuôi con gái học xong cao đẳng. Ở ấp Tân Long, xã Đông Phước A, huyện Châu Thành, cũng thành lập Câu lạc bộ đan lục bình với 25 thành viên để cùng giúp nhau có thu nhập ổn định bình quân 1,5-1,8 triệu đồng/thành viên/tháng.

“Lột xác” nhờ trồng chanh không hạt

Câu chuyện ông Hai Chiến ở HTX chanh không hạt Thạnh Phước, ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, thành công với cây chanh không hạt không còn xa lạ gì với người Hậu Giang cũng như nhiều tỉnh lân cận. Nhưng điều đáng nói là câu chuyện bên trong HTX đã giúp không ít thành viên của mình “lột xác” hoàn toàn nhờ sự trợ sức của tập thể.

“Tôi đổi đời nhờ chanh không hạt, nhờ hợp tác xã giúp đỡ mà từ hộ nghèo tôi có được thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm”, ông Trần Văn Tư, thành viên HTX chanh không hạt Thạnh Phước, chia sẻ. Cách đây 7 năm, ông cũng có đất, có vườn nhưng vẫn nghèo túng. Do vườn ông trồng cam, quýt nhưng bị bệnh liên miên. Có 4 công vườn nhưng mỗi năm ông chỉ thu vào chừng hơn chục triệu đồng. Chán nản, ông bỏ đi làm thuê cho ông Hai Chiến (ông Nguyễn Văn Chiến, nguyên Giám đốc HTX chanh không hạt Thạnh Phước). Được ông Hai Chiến vận động tham gia HTX, ông cũng tập tành làm theo. Các thành viên khuyên ông trồng chanh không hạt, được HTX cho mượn cây giống, hướng dẫn kỹ thuật. Do thời điểm đó, chanh không hạt chưa có đầu ra nhiều nên ông Tư cũng lưỡng lự mãi, không dám trồng nhiều. Ban đầu, ông chỉ trồng xen chanh trong vườn cam, quýt, thế vào chỗ những cây bị bệnh đã chặt bỏ. Hai năm sau, gần 70 gốc chanh cho trái, ông Tư bán với giá 28.000 đồng/kg nên phấn khởi lắm. HTX còn ký được hợp đồng với công ty, doanh nghiệp nước ngoài và đứng ra thu mua hết chanh của ông với giá ổn định. Từ đó, ông chặt cam, quýt trồng chanh cả 4 công đất hiện có. Không ngờ, mỗi năm, chanh cho về hàng trăm triệu đồng. Ông Tư còn cất được nhà tường kiên cố.

Ông Tư cười hiền hòa nói: “Vợ chồng tôi còn được Ban chủ nhiệm HTX (nay là Hội đồng quản trị HTX) nhận làm công thường xuyên như ươm giống cây con, thu hoạch trái. Nhờ đó, có lương ổn định, hai vợ chồng nhín nhút một phần để bón phân, tu bổ cho vườn chanh nên dần dần cũng khá hơn”.

Có thể nói, nhờ vào HTX, ông Tư đã tìm ra chìa khóa vượt khó cho cuộc đời mình. HTX là một tập thể liên kết như nhóm gia đình thân thiết. Ở HTX, thành viên giúp nhau, tìm ra hướng đi mới, tiếp sức cùng nhau làm giàu. Hơn nữa, thông qua tổ chức HTX, là thành viên, ông Tư còn nhận được nhiều sự hỗ trợ của Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hội Nông dân tỉnh,… thừa hưởng nhiều chính sách ưu đãi từ Nhà nước. Từng bước, ông Tư nâng cao chất lượng cuộc sống.

Ông Nguyễn Văn Thật, Giám đốc HTX chanh không hạt Thạnh Phước, khẳng định dù HTX hoạt động như thế nào thì thành viên phải là người hưởng lợi trước tiên, được ưu tiên trước nhất. HTX làm việc với mục tiêu đặt lợi ích xã viên lên hàng đầu. Có như vậy, thành viên mới gắn bó, góp sức đưa hoạt động HTX ngày càng đi lên.

Hiện nay, mô hình HTX kiểu mới ở Hậu Giang bắt đầu nở rộ nhiều. Các kết quả bước đầu nhưng rất quan trọng của hợp tác xã kiểu mới sẽ là yếu tố nền tảng, là khâu đột phá để tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam và nâng cao thu nhập bền vững cho nông dân.

Bài, ảnh: TRÚC ANH

Viết bình luận mới

Xem thêm

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài góp phần giảm nghèo bền vững

07:33 02/12/2024

Đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là giải pháp giảm nghèo nhanh và bền vững. Huyện Phụng Hiệp đã đẩy mạnh công tác này.

Cầu nối giúp người lao động tìm việc làm phù hợp

09:18 26/11/2024

​​​​​​​Nhằm giúp người lao động có việc làm, thu nhập ổn định, huyện Phụng Hiệp đã phối hợp tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm.

Giải pháp hiệu quả trong hành trình giảm nghèo

08:56 26/11/2024

Cùng với triển khai các dự án, mô hình giảm nghèo, huyện Vị Thủy chú trọng tuyên truyền, hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Thực hiện tốt công tác chăm lo cho gia đình chính sách và giải quyết việc làm

06:33 18/11/2024

(HG) - Thành phố Vị Thanh cho biết, tới đây sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.

Bỏ trốn khi đi lao động nước ngoài: Rủi ro khôn lường

06:18 18/11/2024

​​​​​​​Tình trạng lao động sang nước ngoài làm việc rồi bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp dẫn đến nhiều hệ lụy, đặc biệt bản thân người lao động sẽ đối mặt với nhiều rủi ro...

Dẫn đầu tỉnh trong công tác đưa người lao động đi làm việc nước ngoài

05:38 07/11/2024

Thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nên công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại thành phố Vị Thanh đạt nhiều kết quả nổi bật.

Thành phố Ngã Bảy: Giải quyết tạo việc làm mới cho 4.155 lao động

07:48 04/11/2024

(HG) - Trong 10 tháng đầu năm nay, thành phố Ngã Bảy đã giới thiệu giải quyết việc làm mới cho 4.155 lao động, đạt 292,61% so với kế hoạch cả năm.

Lớp dạy đan dây nhựa, nấu ăn, may chiếm đa số trong các lớp dạy nghề nông thôn

08:06 28/10/2024

(HG) - Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã phê duyệt tổng số 101 lớp nghề phi nông nghiệp. Trong đó, chiếm số lượng nhiều nhất là lớp đan dây nhựa, với 23 lớp (chiếm 22,7%), 17

Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh

06:18 25/10/2024

UBND thành phố Ngã Bảy đã phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức “Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh”,

Nỗ lực tạo việc làm cho người lao động

09:48 15/10/2024

​​​​​​​Giải quyết việc làm cho người lao động được xem là yếu tố quan trọng, giúp giảm nghèo bền vững, huyện Phụng Hiệp luôn làm tốt công tác này,

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Đồng hành, sẻ chia với người nghèo

09:10 04/12/2024

Các cấp hội chữ thập đỏ (CTĐ) trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động, cách làm hay nhằm chung tay vì người nghèo, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn có cuộc sống ngày một ổn định.

Sẵn sàng cho kỳ họp cuối năm diễn ra chất lượng

09:09 04/12/2024

Kỳ họp cuối năm 2024 HĐND thành phố Vị Thanh đang được chuẩn bị kỹ lưỡng, khẩn trương, chất lượng theo luật định.

Làm theo lời Bác, tâm huyết với nghề

09:08 04/12/2024

Thực hiện theo lời Bác dạy: “Thanh niên phải rèn luyện thể dục, thể thao vì thanh niên là tương lai của đất nước”, thầy Võ Trần Huy, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Tân Hòa, huyện Châu Thành A không chỉ là tấm gương sáng về sự nghiệp giáo dục, mà còn thắp lên ngọn lửa đam mê thể thao cho thế hệ trẻ.

Xứng tầm Giải thưởng Sách quốc gia

09:06 04/12/2024

Giải thưởng Sách quốc gia 2024 vừa gọi tên những tác phẩm xuất sắc với những tác giả đặc biệt. Đây là ghi nhận xứng đáng dành cho những cá nhân, tập thể đã miệt mài lao động để có những tác phẩm có giá trị.