Sạt lở khó lường

Bài 2: Tìm giải pháp ứng phó

Thứ Sáu, ngày 05/08/2016 | 07:56

Trước những thiệt hại lớn do sạt lở gây ra, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã khẩn trương khắc phục hậu quả, đồng thời tích cực tìm giải pháp ứng phó mang tính căn cơ hơn cho thời gian tới. Vấn đề cấp bách đặt ra là cần có một công trình nghiên cứu khoa học mang tính tổng thể, từ đó triển khai thực hiện cụ thể để xử lý vấn đề sạt lở cho toàn vùng. 

Hệ thống kè mềm sử dụng bao địa kỹ thuật Soft Rock đang được thí điểm ở sông Cái Đôi, huyện Châu Thành. Ảnh: N.HẰNG

Khẩn trương khắc phục

Ông Hồ Thanh Triết, Chủ tịch UBND xã Tân Phú Thạnh, cho hay: “Trên địa bàn hiện có 5 nhà ở ven sông phải khẩn trương vận động di dời đến nơi ở mới an toàn, tránh thiệt hại về người và tài sản. Tuy nhiên, vẫn còn vướng mắc một số trường hợp do bà con không có nơi ở mới, hoặc xin được bố trí chỗ ở nhưng không thỏa điều kiện hỗ trợ tái định cư, nên chúng tôi chưa thể giải quyết được. Riêng 3 điểm sạt lở trước đó làm tắc nghẽn đường giao thông ở ấp Tân Thạnh Tây, tuy chưa có kinh phí sửa chữa nhưng chúng tôi đã mượn một phần đất của dân đổ đá lên mặt đường nhằm phục vụ quá trình lưu thông tạm thời cho người dân”.

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, đã xảy ra 5 vụ sạt lở đất khá nghiêm trọng. Gần đây nhất là vụ sụp đất bờ sông ở tuyến kênh Mái Dầm, đoạn đi qua ấp Phú Trí B1, xã Phú Hữu, làm thiệt hại gần 30m lộ giao thông nông thôn. Trong đêm xảy ra sự cố, chính quyền địa phương đã có mặt tại hiện trường xác định mức độ thiệt hại; đồng thời huy động lực lượng tiến hành kè mé bằng trụ dừa, gia cố nền đất, đắp lại tạm thời đoạn đường bị sụp lún, góp phần giải quyết nhu cầu đi lại thuận lợi cho người dân.

Còn tại xã Đông Phước A, huyện Châu Thành, đã xảy ra 10 điểm sạt lở, tăng 1 điểm so với cùng kỳ năm 2015. Tổng chiều dài 278m, diện tích mất đất 339m2, ước thiệt hại khoảng 185 triệu đồng, chủ yếu là đường giao thông nông thôn. Ông Nguyễn Thanh Việt, Chủ tịch UBND xã Đông Phước A, cho biết: “Địa phương đang gặp nhiều khó khăn trong công tác bố trí kinh phí khắc phục hậu quả. Từ đó, chúng tôi đã tập trung huy động mọi nguồn lực để sửa chữa lại các đoạn bị sụp lún, nối liền tuyến giao thông giúp người dân thuận tiện hơn trong việc đi lại. Trong đó, có việc người dân hiến đất, hoa màu làm con lộ mới”.

Ông Tống Hoàng Khôi, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành, cho rằng: “Nguy cơ sạt lở trên địa bàn huyện còn diễn biến phức tạp do bước vào cao điểm mùa mưa. Hiện, chúng tôi đã tích cực triển khai công tác ứng phó xuống các xã, thị trấn. Cụ thể là rà soát lại toàn bộ hệ thống đê bao, cống, đập trước mùa mưa lũ và đề ra kế hoạch gia cố kịp thời, không để xảy ra tình trạng vỡ đê, cống đập gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống của bà con. Ngoài ra, thường xuyên cập nhật thông tin dự báo về tình hình khí tượng thủy văn; theo dõi, giám sát những khu vực có nguy cơ sạt lở cao để có cơ sở thông báo cho người dân chủ động ứng phó”.

Cần những giải pháp căn cơ

Trên cơ sở những nguyên nhân gây ra sạt lở, ngành chức năng đã đưa ra nhiều giải pháp ứng phó trước mắt, cũng như lâu dài. Theo đó, bên cạnh công tác tăng cường kiểm tra, rà soát lại hệ thống kênh rạch, cán bộ thủy lợi ở các địa phương còn đẩy mạnh khuyến cáo người dân trồng các loại cây có khả năng bám rễ tốt như sậy, dừa nước, bần ở mé sông để từng bước giúp cho nền địa chất tự phục hồi trở lại. Giải pháp phi công trình này vừa ít tốn chi phí, lại thân thiện với môi trường.

Ông Nguyễn Bé Hùng, ở ấp Tân Thạnh Tây, xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, cho hay: “Tôi đã trồng nhiều cây bần dưới sông để rễ nó bám vào đất và đặt mua thêm thân dừa kè mé. Thiết nghĩ, một khi đã lở đất thì khó mà phục hồi nên mình phải gìn giữ gia cố trước khi quá trễ”. Nhất là các cơ quan chuyên môn đã triển khai thực hiện thí điểm mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật để ứng phó sạt lở lâu dài. Trong đó có mô hình làm kè mềm bằng bao địa kỹ thuật Soft Roc, với tổng chiều dài 50m cặp tuyến kênh Cái Đôi, thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành.

Mô hình đã hoàn thiện cách nay hơn 1 tháng, có tổng kinh phí đầu tư khoảng 500 triệu đồng. Theo thiết kế, phía dưới lòng sông sẽ được đóng các loại cừ gỗ kiên cố để chống lún; ở trên chất những bao địa kỹ thuật Soft Rock có cấu tạo bằng vải địa không dệt Terrafit hoặc Secutex với khả năng bảo vệ, chống phá hủy cao. Theo đánh giá ban đầu của ngành chuyên môn, mô hình này rất thích hợp với địa hình của Hậu Giang, thân thiện với môi trường, giảm lượng khí thải carbon, giúp ngăn chặn sự xâm thực bờ sông và giảm thiểu tác hại của dòng chảy, chuyển đổi những khu vực từng bị xói mòn thành hệ thống vững chắc, khả năng chịu lực tốt, nên sử dụng được lâu dài.

Ông Lê Phước Đại, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh, nhận xét: “Mô hình hiện đại kể trên được ứng dụng phổ biến ở nhiều tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL. Tại Hậu Giang, chúng tôi chọn đoạn có nước chảy siết nhất trên sông Cái Đôi để lắp thí điểm hệ thống kè này. Bước đầu có thể thấy khả năng chống chịu lực của kè mềm sử dụng bao địa kỹ thuật Soft Rock vượt trội hơn hẳn các loại bao địa kỹ thuật may bằng vải dệt thông thường ở đặc tính ma sát và khả năng kháng mài mòn. Do đó, chúng tôi đang trình lên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh xem xét tính hiệu quả bước đầu và khả năng ứng dụng thực tiễn ở các vùng thường xuyên xảy ra sạt lở trên địa bàn”.

Theo ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, sạt lở, sụp lún sông, rạch ngày càng diễn biến phức tạp và nghiêm trọng. Thực trạng này không chỉ xảy ra tại Hậu Giang mà cả vùng ĐBSCL. Tuy nhiên thời gian qua, do thiếu kinh phí, thiếu sự liên kết nên mỗi địa phương có cách phòng chống, khắc phục sạt lở khác nhau và phần lớn là mang tính cục bộ, tạm thời. Theo ông Đồng, đã đến lúc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần có công trình nghiên cứu một cách khoa học, toàn diện về vấn đề sạt lở sông, rạch tại ĐBSCL, từ đó triển khai thực hiện trên quy mô toàn vùng. Về phía Hậu Giang, trước mắt tỉnh đã tổ chức rà soát và cắm biển cảnh báo ở 110 điểm có nguy cơ xảy ra sạt lở cao, đồng thời có phương án di dời người dân ra khỏi những khu vực nguy hiểm.

“Lo ngại nhất là sự biến chuyển dòng chảy. Vấn đề này, qua hội thảo ngăn mặn trữ ngọt tại MDEC - Hậu Giang 2016, các nhà khoa học đã khuyến cáo và cái này là tầm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tôi hy vọng trong tương lai gần, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có một chương trình nghiên cứu một cách khoa học để giúp ĐBSCL xử lý sạt lở. Còn đối với Hậu Giang, trong khi chờ những vấn đề này thì chúng tôi tiếp tục tập trung những vật liệu ở địa phương xử lý cục bộ để đảm bảo thuận lợi trong sinh hoạt, đời sống người dân, đặc biệt lưu tâm tới tính mạng con người là trên hết”, ông Đồng cho hay.

N.HẰNG - T.PHONG

Viết bình luận mới

Xem thêm

Hội viên nông dân tham dự tập huấn phân loại rác tại nguồn

17:14 31/10/2024

(HG) - Sáng ngày 31-10, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Hội Nông dân tỉnh và UBND thị xã Long Mỹ tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn phân loại rác tại nguồn và triển khai Đề án Hậu Giang xanh cho 85 hội viên hội nông dân trên địa bàn thị xã Long Mỹ.

Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường

09:12 31/10/2024

​​​​​​​Xác định tiêu chí môi trường là tiêu chí quan trọng góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo mỹ quan sáng - xanh - sạch - đẹp, xã Trường Long A (huyện Châu Thành A) luôn quan tâm, coi trọng việc bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường.

Nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu

08:36 31/10/2024

​​​​​​​(HG) - Thời gian qua, ngành chức năng tỉnh không ngừng xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu;

3.107 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm thực hiện ngừng nuôi hoặc di dời đến nơi phù hợp quy hoạch

08:34 31/10/2024

(HG) - Qua rà soát, cập nhật hiện trạng và vận động hộ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản thực hiện xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, UBND huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã chỉ đạo phòng chuyên môn phối hợp với UBND cấp xã thường xuyên rà soát,

Chuyển giao xử lý 43.971kg bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng

08:33 31/10/2024

(HG) - Tính đến nay, tổng khối lượng thu gom, chuyển giao xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh khoảng 43.971kg.

Đẩy mạnh tuyên truyền bảo vệ môi trường

08:00 31/10/2024

Nhằm nâng cao nhận thức người dân chung tay bảo vệ môi trường, hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2024,

Truyền thông về bảo vệ môi trường cho 100 hội viên nông dân

09:26 29/10/2024

​​​​​​​(HG) - Nhằm nâng cao ý thức người dân trong bảo vệ môi trường, mới đây thành phố Vị Thanh đã phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường,

Giông lốc làm tốc mái trường học và nhà dân ở huyện Châu Thành A

09:21 29/10/2024

​​​​​​​(HG) - Thông tin nhanh từ Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) huyện Châu Thành A, vào khoảng 10 giờ ngày 28-10,

Triều cường gây ngập nhiều diện tích cây trồng

17:11 21/10/2024

(HG) - Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện triều cường dâng cao kết hợp với mưa lớn gây ngập úng trên nhiều loại cây trồng.

Nhiều mô hình bảo vệ môi trường góp phần xây dựng nông thôn mới

16:06 21/10/2024

​​​​​​​Bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền và Nhân dân để góp phần xây dựng NTM.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2024

18:35 02/11/2024

​​​​​​​(CTO) - Sáng 1-11, lễ khai mạc Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2024 diễn ra tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ, số 108A đường Lê Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Sự thật lịch sử về vùng đất Nam Bộ của Việt Nam

18:32 02/11/2024

Trong những năm gần đây, các hội nhóm Khmer Campuchia Krom như: Liên đoàn Khmer Campuchia Krom (KKF) và các đối tượng phản động người Khmer lưu vong thường xuyên tuyên truyền, xuyên tạc về vùng đất Nam bộ của Việt Nam,

Thí sinh Hậu Giang giành cú đúp giải thưởng tại Gala "Tài tử Phương Nam", "Tài tử Miệt vườn"

17:20 02/11/2024

(HGO) - Tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, vừa diễn ra Gala "Tài tử Phương Nam", với sự tranh tài của 8 thí sinh xuất sắc nhất vượt qua hơn 500 thí sinh ở các vòng thi để bước vào đêm gala đặc sắc này.

Ông Nghiêm Xuân Thành giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa

15:08 02/11/2024

(HGO) - Chiều 2-11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.