Thứ Tư, ngày 22/02/2017 | 08:51
Cùng với các địa phương trong tỉnh, thời gian qua, các ngành có liên quan của thị xã Ngã Bảy đã tích cực triển khai và hiện cơ bản hoàn thành kế hoạch để sẵn sàng ứng phó với tình hình xâm nhập mặn sắp bắt đầu.
Chính quyền địa phương, người dân Ngã Bảy đã triển khai nhiều giải pháp để bảo vệ vườn cây ăn trái.
Ngã Bảy la địa phương có thế mạnh về vườn cây ăn trái, với diện tích hơn 6.000ha; trong đó chủ lực là cây cam sành (diện tích hơn 2.000ha) đang đem lại nguồn thu nhập cho nhà vườn từ vài trăm triệu đồng đến hơn 1 tỉ đồng/ha/năm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trước tình hình biến đổi khí hậu, đặc biệt là trong mùa khô năm 2016 vừa qua, Ngã Bảy lần đầu tiên bị nước mặn xâm nhập, với độ mặn cao nhất lên đến 4‰, từ đó dẫn đến một số diện tích vườn cây ăn trái của nông dân nơi đây bị ảnh hưởng. Rút kinh nghiệm trong lần xâm nhập mặn của năm qua, từ đầu mùa khô năm 2017, thị xã Ngã Bảy đã có bước chuẩn bị cơ bản hơn để không bị động trong vấn đề ứng phó với xâm nhập mặn, bảo vệ tốt vườn cây ăn trái cho người dân.
Theo đó, ngay từ đầu mùa khô 2017, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn thị xã Ngã Bảy (Ban chỉ huy) đã ban hành kế hoạch phòng chống xâm nhập mặn tren địa bàn. Trong đó, điều đáng phấn khởi là sau khi có chủ trương của Ban chỉ huy về việc thực hiện các công trình đê, đập, cống để ngăn mặn, các địa phương trên địa bàn thị xã đã tiến hành họp dân và đa phần đều nhận được sự đồng tình cao của bà con trong công tác phối hợp thực hiện.
Ông Trần Văn Việt, có 1ha cam sành trong giai đoạn cho trái ở ấp Ba Ngàn, xã Đại Thành, chia sẻ: “Cây ăn trái nói chung, cây cam sành nói riêng rất nhạy cảm với nước mặn. Nếu bị nước mặn tấn công không chỉ làm ảnh hưởng đến năng suất, cây trồng vào thời điểm đó mà còn kéo dài trong thời gian sau. Do đó, khi Nhà nước có chủ trương làm cống, đập, nắp cống để ngăn mặn nhằm bảo vệ vườn cây ăn trái của chính mình thì bà con rất đồng tình và nhiệt tình hưởng ứng”.
Ngoài tham gia cùng chính quyền địa phương thực hiện công trình, hiện người dân nơi đây cũng nêu cao tinh thần cảnh giác trước nước mặn được ngành chức năng dự báo sẽ bắt đầu ảnh hưởng từ đầu tháng 3 tới. Ông Nguyễn Văn Lâm, ở khu vực 3, phường Hiệp Thành, thông tin: “Năm rồi, bà con xứ này có một phen “hú vía” vì lần đầu tiên bị nước mặn tấn công, nhưng rất may là không bị ảnh hưởng lớn đến sản xuất. Chính vì vậy, trong lúc này, mọi người đều nhắc nhau cảnh giác với nước mặn. Khi phát hiện có nước mặn về thì kịp thời điện thoại báo cho ngành chức năng để có biện pháp ứng phó hợp lý. Đồng thời, mỗi nhà vườn đều tiến hành nạo vét các mương vườn để trữ nước ngọt tưới cho cây trồng trong những tháng hạn, mặn”.
Song song với họp dân, tuyên truyền để người dân nêu cao tinh thần cảnh giác trước tình hình xâm nhập mặn, từ đầu năm 2017 đến nay, Ban chỉ huy của thị xã còn lồng ghép triển khai nhiều giải pháp, trong đó chú trọng đến cac công trình, dự án có liên quan đến ứng phó nước mặn. Ông Nguyễn Đăng Hải, Phó Chủ tịch UBND thị xã Ngã Bảy, cho biết: Công việc trước tiên trong công tác phòng, chống xâm nhập mặn là địa phương khẩn trương thực hiện hoàn thành các công trình thuộc chiến dịch giao thông - thủy lợi mùa khô của năm 2017. Trong đó, tập trung thực hiện các công trình về thủy lợi nhằm đảm bảo thông thoát, cũng như trữ nước ngọt phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân nếu có hạn, mặn.
Bên cạnh sự chủ động triển khai các giải pháp của địa phương trong phòng chống hạn, xâm nhập mặn, năm 2017 này, Ngã Bảy còn được cấp trên quan tâm đầu tư máy đo độ mặn. Hiện Ban chỉ huy thị xã đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn tiến hành đo độ mặn 2 lần/ngày, riêng vào những tháng cao điểm của xâm nhập mặn (dự kiến từ đầu tháng 3) sẽ tiến hành kiểm tra mỗi ngày ở các điểm đầu nguồn của một số tuyến kênh như: Cái Côn, Lái Hiếu, Búng Tàu… Qua đây, nhằm sớm phát hiện độ mặn bất thường xâm nhập vào địa bàn, tương ứng với nồng độ mặn vào từng thời điểm sẽ tiến hành thông báo cho người dân biết để chủ động các giải pháp phòng tránh. Đồng thời, sẽ có những biện pháp đóng các nắp cống, đập kịp thời, tránh tình trạng nước mặn tràn vào nội đồng.
Ông Nguyễn Đăng Hải, Phó Chủ tịch UBND thị xã Ngã Bảy, cho biết thêm: Ngoài vấn đề phân công cán bộ thường xuyên đo độ mặn, khi phát hiện độ mặn cao, chúng tôi sẽ sử dụng phương tiện công nghệ thông tin là nhắn tin cho các trưởng ấp, khu vực và chủ tịch UBND các xã, phường để có biện pháp chỉ đạo trong việc đóng các cống, đập ở từng khu vực. Khi mùa hạn, mặn bắt đầu thì khuyến cáo người dân có giải pháp sử dụng nước tiết kiệm tưới cho cây trồng, trong đó nên sử dụng biện pháp tưới phun tự động.
“Thiên tai là không thể lường trước nên địa phương đã có bước chủ động để phòng tránh là chính, trong đó chú trọng thực hiện các công trình thủy lợi, cập nhật đo độ mặn hàng ngày để có biện pháp ứng phó. Có thể nói, đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị đã và đang được triển khai quyết liệt, sẵn sàng khi nước mặn về” ông Hải khẳng định.
Chiến dịch giao thông - thủy lợi mùa khô 2017, thị xã Ngã Bảy thực hiện 10 công trình thủy lợi, đồng thời triển khai làm thêm 85 nắp cống (năm 2016 đã thực hiện 500 nắp cống) để chủ động trong vấn đề thoát hoặc giữ nước. Bên cạnh đó, kết hợp với công trình giao thông để thực hiện việc kiên cố các đê bao vững chắc, khi có thiên tai về xâm nhập mặn sẽ đảm bảo vùng sản xuất của người dân được an toàn. |
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
17:14 31/10/2024
(HG) - Sáng ngày 31-10, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Hội Nông dân tỉnh và UBND thị xã Long Mỹ tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn phân loại rác tại nguồn và triển khai Đề án Hậu Giang xanh cho 85 hội viên hội nông dân trên địa bàn thị xã Long Mỹ.
09:12 31/10/2024
Xác định tiêu chí môi trường là tiêu chí quan trọng góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo mỹ quan sáng - xanh - sạch - đẹp, xã Trường Long A (huyện Châu Thành A) luôn quan tâm, coi trọng việc bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường.
08:36 31/10/2024
(HG) - Thời gian qua, ngành chức năng tỉnh không ngừng xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu;
08:34 31/10/2024
(HG) - Qua rà soát, cập nhật hiện trạng và vận động hộ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản thực hiện xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, UBND huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã chỉ đạo phòng chuyên môn phối hợp với UBND cấp xã thường xuyên rà soát,
08:33 31/10/2024
(HG) - Tính đến nay, tổng khối lượng thu gom, chuyển giao xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh khoảng 43.971kg.
08:00 31/10/2024
Nhằm nâng cao nhận thức người dân chung tay bảo vệ môi trường, hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2024,
09:26 29/10/2024
(HG) - Nhằm nâng cao ý thức người dân trong bảo vệ môi trường, mới đây thành phố Vị Thanh đã phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường,
09:21 29/10/2024
(HG) - Thông tin nhanh từ Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) huyện Châu Thành A, vào khoảng 10 giờ ngày 28-10,
17:11 21/10/2024
(HG) - Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện triều cường dâng cao kết hợp với mưa lớn gây ngập úng trên nhiều loại cây trồng.
16:06 21/10/2024
Bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền và Nhân dân để góp phần xây dựng NTM.
18:35 02/11/2024
(CTO) - Sáng 1-11, lễ khai mạc Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2024 diễn ra tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ, số 108A đường Lê Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
18:32 02/11/2024
Trong những năm gần đây, các hội nhóm Khmer Campuchia Krom như: Liên đoàn Khmer Campuchia Krom (KKF) và các đối tượng phản động người Khmer lưu vong thường xuyên tuyên truyền, xuyên tạc về vùng đất Nam bộ của Việt Nam,
17:20 02/11/2024
(HGO) - Tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, vừa diễn ra Gala "Tài tử Phương Nam", với sự tranh tài của 8 thí sinh xuất sắc nhất vượt qua hơn 500 thí sinh ở các vòng thi để bước vào đêm gala đặc sắc này.
15:08 02/11/2024
(HGO) - Chiều 2-11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.