Thứ Ba, ngày 29/11/2016 | 07:16
Đợt hạn, mặn năm 2016 được xem là khốc liệt nhất trong lịch sử ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong 100 năm qua. Hạn, mặn đã xảy ra ở hầu hết các tỉnh ĐBSCL, trong đó nguồn nước nhiễm mặn đã xâm nhập đến hầu hết các vùng trồng cây ăn quả tập trung của các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng,... với hơn 9.400ha cây ăn quả bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau.
Nhà vườn nên chuẩn bị các hồ chứa để dự trữ nước ngọt ngay từ bây giờ cho nhu cầu tưới khi có mặn xâm nhập.
Theo nhận định của ngành chuyên môn Hậu Giang, cũng như các tỉnh ĐBSCL, năm nay tình hình hạn mặn sẽ khó lường và khả năng sẽ không thua gì đợt mặn vào mùa khô rồi khi mới đây nước mặn đã vào đến sông Tiền. Điều quan tâm lúc này là các địa phương trong vùng cần tích cực ứng phó bằng những giải pháp thiết thực để giảm thiệt hại đến mức thấp nhất trên các đối tượng cây trồng, vật nuôi, trong đó có cây ăn quả khi đợt hạn, mặn sắp cận kề.
Những ảnh hưởng
Kết quả khảo sát của Viện Cây ăn quả miền Nam (VCAQMN) tại các vùng trồng cây ăn quả bị ảnh hưởng của hạn, mặn tại các tỉnh như Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh... cho thấy hạn, mặn vừa qua đã ảnh hưởng đến nhiều loại cây ăn quả như: sầu riêng, bưởi, chôm chôm, măng cụt... Ảnh hưởng của mặn đối với cây ăn quả biểu hiện qua các triệu chứng cháy lá, vàng lá, rụng lá, rụng hoa và trái… làm giảm sinh trưởng phát triển, ảnh hưởng đến năng suất. Tùy theo giống cây ăn quả mà khả năng chống chịu mặn của cây khác nhau.
Nguyên nhân chính dẫn đến các vườn sầu riêng bị thiệt hại là do phần lớn bà con nông dân chưa bắt kịp tình hình nước mặn xâm nhập sớm và nồng độ mặn cao. Bên cạnh đó, hầu hết bà con nông dân không có trang bị thiết bị chính xác để đo nồng độ mặn trong nước dẫn đến sử dụng nguồn nước này để tưới cho cây trồng. Các vườn cây ăn quả bị thiệt hại nặng thời gian qua là đã tưới nhằm nguồn nước nhiễm mặn trước và sau tết âm lịch 2016 và không có nguồn nước ngọt để tưới rửa mặn kịp thời, nhất là những vườn còn mang quả thì cây có biểu hiện suy kiệt và nhiều cây bị chết.
Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương, cũng như được trang bị kịp thời thiết bị đo độ mặn cho các cán bộ nông nghiệp để giúp nông dân kiểm tra độ mặn trong nguồn nước tưới nên mức thiệt hại về diện tích của các vườn cây ăn quả đã được ngăn chặn. Đối với tỉnh Hậu Giang, thời gian qua, nước mặn cũng đã xâm nhập ở tất cả các địa phương của tỉnh, đã làm ảnh hưởng nhiều diện tích lúa, hoa màu, thủy sản không xuống giống đúng lịch thời vụ; hơn 1.400 hộ làm nghề đan đát lục bình không có nguyên liệu để sản xuất, ước thiệt hại hơn 13 tỉ đồng. Theo Sở NN&PTNT Hậu Giang, một phần là do ngành có sự chủ động trước trong việc ứng phó với hạn, mặn nên mức thiệt hại trên cây trồng, vật nuôi của bà con nông dân không lớn. Tuy nhiên, việc chống hạn, mặn cần phải có tính lâu dài mới mang lại hiệu quả thiết thực.
Tìm cách ứng phó
Theo VCAQMN, hạn mặn tới đây còn rất phức tạp, vì vậy sau hạn, mặn ngành chức năng, bà con nông dân cần kiểm tra tình trạng, đánh giá thiệt hại trên vườn cây ăn quả, từ đó đề ra kế hoạch để phục hồi vườn cây. Nếu vườn có nhiều cây chết hoặc tỷ lệ cây bị thiệt hại nặng cao đến mức việc duy trì sẽ không có hiệu quả thì nên nghĩ đến việc phá bỏ, trồng lại hay chuyển sang cây trồng khác. Nếu hạn, mặn chỉ làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển một số cây trong vườn và việc duy trì vườn cây vẫn còn hiệu quả thì tiến hành trồng giặm, hoặc chăm sóc để hồi phục vườn cây càng nhanh càng tốt. Việc đánh giá thiệt hại của từng cây trong vườn rất quan trọng để lựa chọn giải pháp chăm sóc phù hợp.
Đối với vùng ĐBSCL, tùy theo mức độ ảnh hưởng của mặn và mức độ thiệt hại của cây ăn quả trên vườn mà có các giải pháp chăm sóc để giúp cây sớm phục hồi như: Cắt tỉa những cành khô héo, cành chết do ảnh hưởng của mặn, cành ốm yếu, cành bị sâu bệnh. Cần mạnh dạn tỉa bỏ bớt hoặc toàn bộ số quả trên cây tùy theo mức độ lá bị rụng ít hay nhiều do ảnh hưởng của mặn. Sử dụng nguồn nước ngọt để tưới nhằm rửa trôi lượng muối đã tích tụ trong đất, giúp bộ rễ cây sớm phục hồi. Không nên xử lý ra hoa đối với những cây bị rụng lá vừa mới phục hồi, chỉ xử lý ra hoa đối với những cây khỏe. Việc sử dụng hóa chất cũng cần thận trọng, nhất là tưới gốc vì hệ thống rễ còn yếu do vừa trải qua giai đoạn hạn, mặn để tăng tính chống chịu, cải thiện chất lượng của trái cây.
Viện CAQMN cho rằng, tới đây cũng cần phải đánh giá nguồn tài nguyên nước từng khu vực, quy hoạch và phát triển các hệ thống thủy lợi theo từng vùng. Từ đó, quy hoạch lại vùng trồng thích hợp trong điều kiện biến đổi khí hậu. Đánh giá mức độ ảnh hưởng và thiệt hại của giống cây trồng tại những vùng có nguy cơ cao về hạn, mặn và đề xuất hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu. Tăng cường quản lý và sử dụng nước tưới, nên có hạn mức nước tưới trên một diện tích đất cần tưới cho từng loại cây, trên từng vùng đất. Tăng nguồn dự trữ nước mặt để cung cấp nước trong mùa khô ở quy mô và cấp độ khác nhau. Bố trí thêm nhiều hồ chứa nước, kênh mương tưới, hệ thống dẫn nước. Các vườn cây, trang trại lập thêm các hồ chứa nước mưa quy mô vừa và nhỏ để dự trữ nước cho nhu cầu tưới.
Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang, cho biết ngành đang phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp, rà soát nhu cầu hỗ trợ kinh phí phòng, chống hạn, xâm nhập mặn của các địa phương, kịp thời đề xuất báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định. Ngoài ra, theo dõi chặt chẽ, dự báo ảnh hưởng của xâm nhập mặn để thông tin kịp thời, hướng dẫn, chỉ đạo sản xuất vụ lúa Đông xuân 2016-2017 và Hè thu năm 2017 phù hợp với khả năng nguồn nước. Hướng dẫn kỹ thuật để đẩy mạnh phát triển thủy sản trong điều kiện xâm nhập mặn sâu, kéo dài, nguồn nước ngọt hạn chế. Ngoài ra, tiến hành kiểm tra lại hệ thống đê bao ngăn mặn để có kế hoạch đầu tư nâng cấp, duy tu sửa chữa kịp thời để hạn chế sự ảnh hưởng hạn, mặn đến sản xuất của người dân.
Theo các nhà chuyên môn, tới đây ĐBSCL cần nghiên cứu chọn tạo các giống gốc ghép và giống thương mại có khả năng chống chịu với điều kiện hạn, mặn, thích ứng với biến đổi khí hậu. Việc khai thác hiệu quả vai trò của gốc ghép đối với khả năng chống chịu hạn, mặn trên cây ăn quả cũng được xem là giải pháp để ứng phó với tình hình khô hạn và xâm nhập mặn ở ĐBSCL. Bên cạnh đó, xây dựng các mô hình thích ứng với điều kiện bất lợi của môi trường nhằm ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu. Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường và sự phát sinh, phát triển sâu bệnh hại trên cây ăn quả và xây dựng quy trình quản lý tổng hợp hiệu quả...
Bài, ảnh: H.TÂM
17:14 31/10/2024
(HG) - Sáng ngày 31-10, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Hội Nông dân tỉnh và UBND thị xã Long Mỹ tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn phân loại rác tại nguồn và triển khai Đề án Hậu Giang xanh cho 85 hội viên hội nông dân trên địa bàn thị xã Long Mỹ.
09:12 31/10/2024
Xác định tiêu chí môi trường là tiêu chí quan trọng góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo mỹ quan sáng - xanh - sạch - đẹp, xã Trường Long A (huyện Châu Thành A) luôn quan tâm, coi trọng việc bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường.
08:36 31/10/2024
(HG) - Thời gian qua, ngành chức năng tỉnh không ngừng xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu;
08:34 31/10/2024
(HG) - Qua rà soát, cập nhật hiện trạng và vận động hộ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản thực hiện xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, UBND huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã chỉ đạo phòng chuyên môn phối hợp với UBND cấp xã thường xuyên rà soát,
08:33 31/10/2024
(HG) - Tính đến nay, tổng khối lượng thu gom, chuyển giao xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh khoảng 43.971kg.
08:00 31/10/2024
Nhằm nâng cao nhận thức người dân chung tay bảo vệ môi trường, hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2024,
09:26 29/10/2024
(HG) - Nhằm nâng cao ý thức người dân trong bảo vệ môi trường, mới đây thành phố Vị Thanh đã phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường,
09:21 29/10/2024
(HG) - Thông tin nhanh từ Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) huyện Châu Thành A, vào khoảng 10 giờ ngày 28-10,
17:11 21/10/2024
(HG) - Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện triều cường dâng cao kết hợp với mưa lớn gây ngập úng trên nhiều loại cây trồng.
16:06 21/10/2024
Bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền và Nhân dân để góp phần xây dựng NTM.
18:35 02/11/2024
(CTO) - Sáng 1-11, lễ khai mạc Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2024 diễn ra tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ, số 108A đường Lê Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
18:32 02/11/2024
Trong những năm gần đây, các hội nhóm Khmer Campuchia Krom như: Liên đoàn Khmer Campuchia Krom (KKF) và các đối tượng phản động người Khmer lưu vong thường xuyên tuyên truyền, xuyên tạc về vùng đất Nam bộ của Việt Nam,
17:20 02/11/2024
(HGO) - Tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, vừa diễn ra Gala "Tài tử Phương Nam", với sự tranh tài của 8 thí sinh xuất sắc nhất vượt qua hơn 500 thí sinh ở các vòng thi để bước vào đêm gala đặc sắc này.
15:08 02/11/2024
(HGO) - Chiều 2-11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.