Hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai

Thứ Tư, ngày 10/05/2023 | 18:53

Từ đầu năm đến nay, tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là xâm nhập mặn và sạt lở bờ sông. Tuy nhiên, với sự chủ động thực hiện nhiều giải pháp từ ngành chức năng và người dân nên công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.

Tình hình sạt lở bờ sông trong những tháng đầu năm trên địa bàn diễn ra thường xuyên, từ đó gây nhiều lo lắng cho người dân.

Nồng độ mặn và số vụ sạt lở tăng

Theo chia sẻ từ các địa phương thường chịu ảnh hưởng của tình hình xâm nhập mặn vào mùa khô hàng năm trên địa bàn tỉnh thì từ đầu năm đến nay, diễn biến tình hình xâm nhập mặn diễn ra phức tạp, khó lường. Đặc biệt, nồng độ mặn cao nhất ghi nhận được là cao hơn gấp nhiều lần so với mùa khô cùng kỳ năm trước. Cụ thể, diễn biến mặn từ thủy triều Biển Đông, độ mặn ghi nhận cao nhất trên sông Cái Côn, thuộc huyện Châu Thành là 1,7‰ (xuất hiện vào ngày 4-3), cao hơn 1,4‰ so với cùng kỳ. Còn diễn biến mặn từ thủy triều Biển Tây (sông Cái Lớn - Cái Bé), độ mặn cao nhất trên địa bàn thành phố Vị Thanh là 2,9‰ (xuất hiện vào ngày 16-4), tăng 2,7‰ so với cùng kỳ; riêng địa bàn huyện Long Mỹ, độ mặn cao nhất đạt đến 11,6‰ (xuất hiện vào ngày 27-3), tăng 7‰ so với cùng kỳ.

Mặc dù nồng độ mặn trong mùa khô năm nay ở mức khá cao tại nhiều địa phương, nhất là trên địa bàn huyện Long Mỹ khi thường dao động từ 4-10‰; tuy nhiên, với tinh thần chủ động bằng nhiều giải pháp công trình và phi công trình, từ đó các địa phương đã hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn, mặn gây ra. Qua đây, góp phần ổn định cuộc sống cho người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

Ông Nguyễn Thanh Giang, Chủ tịch UBND huyện Long Mỹ, thông tin: Công tác ứng phó xâm nhập mặn được địa phương quan tâm xây dựng kế hoạch và đề ra nhiều giải pháp trọng tâm ngay từ cuối năm 2022; nhờ vậy, huyện luôn chủ động và ứng phó kịp thời với mọi tình huống, nhất là thực hiện tốt công tác thông tin sau khi có kết quả đo mặn mỗi ngày, cũng như vận hành đóng, mở các cống ngăn mặn hiệu quả vào từng thời điểm. Ngoài ra, công tác ứng phó xâm nhập mặn của huyện còn nhận được sự thống nhất và chung sức từ người dân. Trong đó, nổi bật là việc người dân chủ động và tích cực trong chuyển dịch cơ cấu mùa vụ được hợp lý để không bị hoặc giảm thiệt hại do nước mặn gây ra. Mặt khác, tại những vùng ngoài đê bao ngăn mặn (chủ yếu trên địa bàn xã Lương Nghĩa), nông dân còn thực hiện mô hình “lúa - tôm” đã và đang mang lại những hiệu quả thiết thực. 

Cụ thể về giải pháp chuyển dịch cơ cấu mùa vụ thì tại những vùng thường chịu ảnh hưởng nặng của tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn huyện Long Mỹ, bà con tranh thủ gieo sạ sớm vụ lúa Đông xuân khoảng 15 ngày so với trước đây để thu hoạch lúa trước khi nước mặn về. Từ cách làm trên mà từ đầu mùa khô đến nay, ước tính huyện Long Mỹ tiết kiệm được khoảng 1,2 tỉ đồng từ nguồn kinh phí dự kiến đắp đập thời vụ để ngăn mặn.

“Điều đáng phấn khởi hơn là tuy tình hình xâm nhập mặn năm nay trên địa bàn huyện có nồng độ mặn ở mức rất cao, thế nhưng với sự chủ động bằng việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trọng tâm nên hiện địa phương chưa ghi nhận tình hình thiệt hại trong sản xuất của bà con do nước mặn gây ra. Dự báo tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh (trọng tâm là tại huyện Long Mỹ) có thể kéo dài đến hết tháng 5 này, do đó các ngành, các cấp từ huyện đến cơ sở sẽ tiếp tục thực hiện tốt các công việc trong ứng phó xâm nhập mặn theo kế hoạch đề ra”, ông Nguyễn Thanh Giang, Chủ tịch UBND huyện Long Mỹ, thông tin thêm.

Cùng chia sẻ về công tác ứng phó hạn, mặn từ đầu mùa khô đến nay, ông Lê Như Lê, Phó Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, cho hay: Khi nắm được tình hình dự báo của cơ quan chức năng Trung ương và tỉnh về thời tiết trong mùa khô năm nay sẽ diễn ra nắng nóng kéo dài và nhiệt độ ở mức cao, do đó, thông qua Chiến dịch giao thông nông thôn - Thủy lợi và bảo vệ môi trường, từ đầu năm đến nay, địa phương đã thực hiện nạo vét để khơi thông dòng chảy và trữ nước ngọt cho nhiều tuyến kênh thủy lợi nội đồng; qua đây góp phần đảm bảo nguồn nước phục vụ cho đời sống và sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương.

Ngoài yếu tố hạn, mặn gay gắt thì tình hình sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh từ đầu năm đến nay cũng diễn ra khá căng thẳng khi gia tăng về số vụ, trong đó tình hình sạt lở bờ sông tập trung chủ yếu tại huyện Châu Thành và Châu Thành A. Theo báo cáo của Văn phòng Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh xảy ra 17 điểm sạt lở bờ sông; tổng chiều dài sạt lở là 340m, diện tích mất đất 1.619m2; ước thiệt hại là 772 triệu đồng.

Ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành, cho biết: Từ đầu năm đến nay, khi trên địa bàn huyện xảy ra sự cố về sạt lở bờ sông thì địa phương luôn đảm bảo thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”. Cụ thể, ngay sau khi nhận được tin báo từ người dân thì Ban chỉ huy huyện đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường để phối hợp với UBND địa phương sở tại điều động lực lượng dân quân tự vệ, công an và các đoàn thể cùng với người dân tham gia khắc phục, dọn dẹp điểm sạt lở để ổn định đời sống và sinh hoạt của người dân tại vùng bị sạt lở. Ngoài ra, Ban chỉ huy huyện thường xuyên chỉ đạo các đơn vị liên quan của huyện và chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra và thực hiện cắm các biển cảnh báo tại những nơi có nguy cơ xảy ra sạt lở để người dân có sự chủ động phòng ngừa hiệu quả, từ đó góp phần giảm thiểu thiệt hại khi có sạt lở xảy ra.

Thực hiện tốt công tác kiểm tra nồng độ mặn góp phần giúp ngành chức năng cùng người dân trong tỉnh phòng, chống xâm nhập mặn hiệu quả.

Chủ động ứng phó mưa, giông và lũ  

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ và tỉnh Hậu Giang thì thời tiết trên địa bàn tỉnh từ nay đến cuối năm sẽ có nhiều biến động và diễn biến bất thường. Cụ thể, thời gian chuyển mùa và đầu mùa mưa bắt đầu từ ngày 25-4 đến ngày 5-5. Tổng lượng mưa năm nay trên địa bàn tỉnh có thể thấp hơn trung bình nhiều năm (TBNN) khoảng 5-10%. Trong đó, vào các tháng cuối năm (từ nửa cuối tháng 10 đến tháng 12) thì lượng mưa có xu hướng giảm và thấp hơn TBNN. Khi xuất hiện mưa thường kèm theo giông lốc với cường độ lớn cục bộ xảy ra ở nhiều nơi. Cần đề phòng giông lốc, sét đánh... vào thời kỳ chuyển mùa và các tháng đầu mùa mưa. Nhiệt độ trong mùa nắng nóng năm nay trên địa bàn tỉnh xấp xỉ TBNN và kết thức muộn với thời kỳ nắng nóng kéo dài hơn TBNN, với nhiệt độ cao nhất vào khoảng 35-37 độ C.

Về mực nước trên hệ thống kênh, rạch trong tỉnh biến đổi theo triều và từ giữa tháng 9 đến đầu tháng 11, trên địa bàn tỉnh sẽ xuất hiện nước lũ về. Trong đó, do ảnh hưởng triều cường Biển Đông và lũ trên sông Hậu nên khả năng đỉnh lũ cao nhất năm nay tại Hậu Giang sẽ xuất hiện vào đầu đến giữa tháng 10. Các địa phương trong tỉnh cần đề phòng những đợt triều cường cuối năm trùng với thời gian gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh, mực nước triều có thể dâng cao bất thường và diễn biến phức tạp.

Trước tình hình dự báo trên, ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đề nghị các ngành có liên quan từ tỉnh đến cơ sở sớm hoàn thiện quy hoạch phòng, chống thiên tai, thủy lợi nhằm đảm bảo nguồn nước cho tưới tiêu phục vụ sản xuất cho người dân; đồng thời điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, nhất là quy hoạch bố trí, sắp xếp dân cư vùng thiên tai. Bên cạnh đó là thực hiện rà soát, cập nhật, hoàn thiện kế hoạch, kịch bản phương án ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phù hợp từng địa phương; sẵn sàng vật tư, trang thiết bị, nhân lực cho lực lượng tham gia ứng phó kịp thời khi có xảy ra thiên tai, nhất là các tình huống bão muộn trên Biển Đông khi đổ bộ vào khu vực đồng bằng sông Cửu Long (có tỉnh Hậu Giang) gây mưa lớn, ngập lụt, sét...

Ngoài ra, cần đảm bảo tính chuyên nghiệp trong ứng phó các loại hình thiên tai là luôn trong tư thế sẵn sàng ứng trực, kịp thời với các tình huống thiên tai có thể xảy ra. Đặc biệt là cơ quan chuyên môn cần nâng cao chất lượng dự báo, đảm bảo yêu cầu dự báo sớm, kịp thời, chính xác diễn biến thiên tai, nhất là các loại hình thiên tai thường xuyên diễn ra gây thiệt hại lớn như bão, lũ, ngập do triều cường, sạt lở sông. Mặt khác, cơ quan chuyên môn phải thông tin kịp thời tới các địa phương, tổ chức, người dân trong vùng thiên tai về diễn biến thiên tai, giải pháp ứng phó, nhất là người dân vùng sâu, vùng xa, vùng thường xuyên xảy ra thiên tai.

Nhằm đảm bảo thực hiện tốt công tác ứng phó thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”, hiện toàn tỉnh đã thành lập được 75 đội xung kích cấp xã tại 75/75 xã, phường, thị trấn của tỉnh. Tổng số thành viên của đội xung kích cấp xã là 7.100 thành viên sẵn sàng ứng cứu Nhân dân khi xảy ra thiên tai (lực lượng nòng cốt là dân quân tự vệ, công an, đoàn thể, tổ chức xã hội...). Ngoài ra, để nâng cao công tác dự báo và ứng dụng công nghệ số vào phòng, chống thiên tai, hiện trên địa bàn tỉnh đã xây dựng 14 trạm đo mưa, triều cường tự động.      

 

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC

Viết bình luận mới

Xem thêm

Tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

09:06 22/11/2024

(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

Hậu Giang có 203ha nông sản được cấp xác nhận an toàn thực phẩm

09:01 22/11/2024

(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.

Nỗ lực xây dựng nông thôn mới

07:27 22/11/2024

Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.

Trái cây tạo hình vào vụ tết

08:59 21/11/2024

Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các nhà vườn chuyên làm trái cây tạo hình trên địa bàn tỉnh đang tất bật các khâu để chuẩn bị sản phẩm ưng ý nhất, kịp tung ra thị trường dịp cuối năm, đáp ứng nhu cầu chưng tết của khách hàng.

Những đột phá mới của ngành nông nghiệp

09:53 19/11/2024

Theo phân tích, đánh giá của chuyên gia, nhà khoa học và ngành chức năng tỉnh thì trong thời gian tới, sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang phải đối mặt với không ít khó khăn, trở ngại; vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh cần sớm đề ra những hướng đi mới mang tính trọng tâm và đột phá hơn.

Giá mãng cầu xiêm ở mức cao, nhà vườn phấn khởi

09:07 19/11/2024

Từ loại trái cây bình dân, thời gian gần đây, giá trái mãng cầu xiêm luôn ở mức cao mang về thu nhập ổn định cho nông dân. Từ đó, nhiều nhà vườn tích cực chăm sóc, mở rộng diện tích cây trồng này.

Phát huy vai trò cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới

08:20 19/11/2024

Trong những năm gần đây, việc kết hợp các nguồn lực từ Nhà nước cùng sự đóng góp tích cực của người dân đã giúp nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh phát triển, tạo nền tảng xây dựng nông thôn mới và phát triển bền vững trong tương lai.

Mô hình trồng nấm rơm trên kệ mang lại hiệu quả cao

17:56 18/11/2024

Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, có thể sản xuất quanh năm là những ưu điểm của mô hình trồng nấm rơm ứng dụng kỹ thuật chất trên kệ tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (KNNƯDCNC) Hậu Giang. Đặc biệt, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã nâng cao năng suất, cho hiệu quả kinh tế ổn định.

Xuống giống hơn 3.600ha lúa Đông xuân 2024-2025

07:00 18/11/2024

(HG) - Vào thời điểm này, nông dân trên nhiều cánh đồng lúa của tỉnh tất bật vệ sinh đồng ruộng và tiến hành gieo sạ vụ lúa Đông xuân 2024-2025.

Tiếp tục mở rộng diện tích liên kết sản xuất với doanh nghiệp

08:46 15/11/2024

(HG) - Ngành nông nghiệp tỉnh cho biết, các địa phương trong tỉnh đang tiếp tục mở rộng diện tích các mô hình liên kết với doanh nghiệp sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Tăng cường khuyến cáo nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác giảm giống, phân bón, thức ăn, tận dụng tốt các phụ phế phẩm để tạo nguồn phân bón hữu cơ góp phần đảm bảo sức khỏe cho cây trồng, giảm bớt chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả trên cùng diện tích canh tác cho nông dân.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Ra mắt mô hình “Tổ Phụ nữ công nhân sinh hoạt Hội online”

17:25 25/11/2024

(HG) - Hội LHPN thành phố Ngã Bảy vừa ra mắt mô hình “Tổ Phụ nữ công nhân sinh hoạt Hội online”, tại khu vực Xẻo Vông B, phường Hiệp Lợi, với 22 thành viên tham gia.

Xem xét các tờ trình tại kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm

14:20 25/11/2024

(HGO) – Ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo một số sở và ban HĐND tỉnh có cuộc họp bàn nội dung một số dự thảo tờ trình để trình kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm.

Viện kiểm sát: Không có căn cứ giảm án tử hình cho bà Trương Mỹ Lan

14:08 25/11/2024

Ngày 25-11, phiên tòa phúc thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, SCB tiếp tục phần tranh luận. Các luật sư đề nghị không tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan, viện kiểm sát nói không có căn cứ giảm án.

Tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong thực hiện quyết tâm sắp xếp, tổ chức bộ máy

14:04 25/11/2024

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Trung ương tập trung cho ý kiến vào những vấn đề quan trọng, từ đó tạo sự thống nhất đồng thuận cao trong cả hệ thống chính trị và quyết tâm thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị theo đúng mục tiêu, yêu cầu đề ra, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới.