Thứ Ba, ngày 10/06/2025 | 06:44
DN và HTX tạo động lực cho SP OCOP.mp3
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã và đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao giá trị sản phẩm đặc trưng vùng miền. Tại Hậu Giang, việc xây dựng các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP không chỉ là chủ trương của Nhà nước, mà còn cần đến sự chủ động, tích cực tham gia của doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) và các cơ sở sản xuất. Đây chính là yếu tố then chốt tạo nên hiệu quả thực chất và lâu dài cho hệ thống phân phối sản phẩm OCOP.
Người tiêu dùng tìm hiểu thông tin sản phẩm tại điểm giới thiệu và bán hàng OCOP.
Sự vào cuộc tích cực của doanh nghiệp và HTX
Theo Kế hoạch xây dựng điểm bán sản phẩm OCOP tỉnh Hậu Giang năm 2025, Sở Công thương sẽ chủ trì triển khai hai điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh trong hai đợt, với tổng kinh phí 600 triệu đồng từ ngân sách trung ương và địa phương. Tuy nhiên, để các điểm bán hoạt động hiệu quả, không thể thiếu sự phối hợp và đồng hành của các doanh nghiệp, hợp tác xã là những đơn vị trực tiếp sản xuất, kinh doanh và tiếp cận thị trường.
Kế hoạch đã xác định rõ đối tượng thụ hưởng là các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất có sản phẩm OCOP, sản phẩm khởi nghiệp. Không chỉ tham gia trưng bày, giới thiệu, các chủ thể còn phải cam kết duy trì hoạt động tại điểm bán ít nhất 2 năm, đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, nhãn mác hàng hóa và pháp lý kinh doanh.
Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh đã chủ động tham gia sâu vào hoạt động điểm bán OCOP. Điển hình như Công ty TNHH Tân Hậu Giang (thành phố Vị Thanh), không chỉ sản xuất các sản phẩm từ cá thát lát đạt chuẩn OCOP, mà còn liên kết với các cơ sở khác để cùng trưng bày, tạo nên một không gian giới thiệu sản phẩm đa dạng.
Bà Lý Hồng Tiên, Giám đốc Công ty TNHH Tân Hậu Giang, chia sẻ: “Chúng tôi không chỉ muốn sản phẩm của công ty được biết đến, mà còn muốn xây dựng một không gian chung cho các sản phẩm địa phương cùng phát triển. Theo tôi nhận thấy, các điểm bán OCOP là cơ hội tốt để mở rộng thị trường. Nhưng để hiệu quả thì doanh nghiệp, HTX cần phải thực sự chủ động, từ khâu trưng bày đến quảng bá, giới thiệu. Không ai hiểu sản phẩm của mình hơn chính mình cả”.
Thực tế, việc chủ động của doanh nghiệp và HTX không chỉ giúp giảm gánh nặng đầu tư cho Nhà nước, mà còn tăng tính linh hoạt, sáng tạo trong vận hành điểm bán, từ đó tạo ra hiệu quả kinh tế thiết thực cho từng đơn vị.
Vai trò “cầu nối” trong quảng bá sản phẩm địa phương
Không chỉ là nhà sản xuất, doanh nghiệp và HTX còn đóng vai trò là “sứ giả thương hiệu” cho sản phẩm OCOP. Nhờ hiểu rõ thị trường và xu hướng tiêu dùng, các chủ thể này đã và đang tiên phong trong việc đưa sản phẩm đặc trưng địa phương đến gần hơn với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Theo kế hoạch, các điểm bán OCOP của Hậu Giang sẽ không chỉ phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội tỉnh, mà còn hướng đến khách du lịch, kết nối giao thương với các tỉnh, thành bạn. Đây là cơ hội để doanh nghiệp chủ động tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên nhiều nền tảng, từ trưng bày trực tiếp đến truyền thông số.
Chẳng hạn, nhiều HTX đã tận dụng các nền tảng mạng xã hội, sàn thương mại điện tử để giới thiệu sản phẩm OCOP, đồng thời tạo mã QR để người tiêu dùng truy xuất nguồn gốc sản phẩm ngay tại điểm bán. Điều này không chỉ nâng cao độ tin cậy, mà còn giúp xây dựng hình ảnh sản phẩm chuyên nghiệp, hiện đại.
Bà Lý Hồng Tiên cũng cho biết thêm: “Khách hàng bây giờ không chỉ nhìn bao bì mà còn muốn biết sản phẩm đến từ đâu, có an toàn không. Việc tham gia điểm bán OCOP giúp chúng tôi kể được câu chuyện về vùng đất, con người và quy trình sản xuất ra sản phẩm. Đó là điều mà kênh phân phối truyền thống rất khó làm được”.
Việc doanh nghiệp đảm nhận vai trò quảng bá cũng phù hợp với định hướng trong Kế hoạch xây dựng điểm bán OCOP tỉnh Hậu Giang. Kế hoạch đã quy định rõ yêu cầu các đơn vị thụ hưởng phải thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá điểm bán trên báo chí, đài truyền hình, website ngành… Điều này cho thấy, quảng bá không còn là nhiệm vụ phụ, mà là yêu cầu bắt buộc để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm OCOP.
Chương trình OCOP không chỉ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm đặc trưng vùng miền, mà còn giúp kết nối sản phẩm địa phương với thị trường. Trong đó, sự chủ động, tích cực tham gia của doanh nghiệp và HTX chính là “điểm tựa” tạo nên thành công của các điểm bán OCOP. Khi các chủ thể không chỉ sản xuất mà còn biết quảng bá, liên kết, xây dựng thương hiệu, thì sản phẩm OCOP mới thực sự “sống” và phát triển lâu dài trên thị trường…
Y.LINH
05:43 23/06/2025
Trong những tháng đầu năm, huyện Châu Thành đạt nhiều kết quả nổi trội về kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần tạo nên thành tích chung của tỉnh. Tuy nhiên, thực trạng sạt lở trên địa bàn diễn biến khá phức tạp, đòi hỏi địa phương cần những giải pháp cụ thể hơn cho vấn đề này.
07:11 22/06/2025
Nhờ sự linh hoạt trong sản xuất, phù hợp với điều kiện tự nhiên, mô hình canh tác “thuận thiên” tôm - lúa ở xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, không chỉ giúp người dân tránh được rủi ro mùa vụ mà còn nâng cao thu nhập.
07:06 22/06/2025
Từ đầu năm đến nay, tình hình thiên tai diễn ra khá phức tạp, ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng, sản xuất, đời sống của người dân. Đặc biệt, lúc này đang bước vào mùa mưa bão nên người dân, ngành chức năng luôn tích cực phòng chống.
07:21 20/06/2025
(HG) - Nhằm đạt kế hoạch 25.000ha, sản lượng 135.000 tấn trong vụ lúa Thu đông năm nay, đồng thời giảm thiểu rủi ro do thiên tai, rầy nâu và bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá gây hại cho cây lúa, Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) tỉnh Hậu Giang đã xây dựng khung lịch thời vụ xuống giống lúa Thu đông trên địa bàn tỉnh.
07:20 20/06/2025
Để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, thời gian qua Hậu Giang thực hiện nhiều cơ chế khuyến khích người dân xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
07:47 19/06/2025
Mùa mưa luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát nhiều dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm. Vì vậy, nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã chủ động phòng bệnh sớm, góp phần bảo vệ đàn vật nuôi an toàn, hiệu quả.
07:46 19/06/2025
(HG) - Sau khi thu hoạch xong vụ lúa Hè thu sớm, những ngày qua, nông dân tại nhiều cánh đồng lúa trên địa bàn huyện Châu Thành A và huyện Vị Thủy đã tranh thủ vệ sinh đồng ruộng và tiến hành gieo sạ lúa Thu đông (lúa vụ 3). Qua ghi nhận nhanh của ngành nông nghiệp và môi trường tỉnh, tổng diện tích lúa Thu đông được bà con gieo sạ đến thời điểm này là hơn 500ha.
07:44 19/06/2025
Xác định an toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề quan trọng để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng và đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của thị trường nên việc nâng cao nhận thức chung cho toàn xã hội theo Thông tư số 17/2024/TT-BNNPTNT là yêu cầu cấp thiết, nhất là trong tình hình hội nhập hiện nay.
10:18 18/06/2025
Những ngày này, không khí mua bán tại Cửa hàng nông sản OCOP Thuận Phát, phường III, thành phố Vị Thanh trở nên rộn ràng hơn bao giờ hết.
07:39 18/06/2025
Giá bán và năng suất đang đi song hành ở mức thấp, từ đó tạo tâm lý lo lắng và kém vui về một vụ mùa không thành công cho nông dân đang thu hoạch lúa Hè thu trên địa bàn tỉnh.
14:24 23/06/2025
(HGO) - Sáng ngày 23 - 6, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức họp Hội đồng giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP, Nghị định số 67/2025/NĐ-CP của Chính phủ. Dự họp có ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; cùng các thành viên của hội đồng.
13:59 23/06/2025
(HGO) - Ngày 23-6, Hội LHPN tỉnh tổ chức chương trình kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28-6; tổng kết Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025; các cuộc thi do Hội phát động và ra mắt quyển sách “Câu chuyện khởi nghiệp của phụ nữ tỉnh Hậu Giang”. Tham dự có bà Ngô Thị Tuyết Em, Giám đốc Trung tâm Vì sự phát triển phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long; bà Võ Thị Mỹ Trang, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
13:17 23/06/2025
Năm năm qua, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật của tỉnh có nhiều chuyển biến, đi vào chiều sâu, chất lượng, góp phần đưa chủ trương, chính sách đến với người dân một cách nhẹ nhàng, có sức lan tỏa sâu rộng.
05:52 23/06/2025
Sau khi sắp xếp, tỉnh Hậu Giang còn 28 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 21 xã, 7 phường), giảm 47 đơn vị hành chính cấp xã, đạt tỷ lệ 62,66%, bảo đảm giảm đúng tỷ lệ từ 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã theo quy định của Trung ương.