Miền quê đáng sống

Thứ Sáu, ngày 20/01/2023 | 06:30

Hậu Giang đang được nhìn nhận là điểm sáng của vùng ĐBSCL trong xây dựng nông thôn mới (NTM), với cả nội dung và hình thức.

Ông Trương Cảnh Tuyên (bìa phải), Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, xem xét, đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cho các chủ thể.

Cuộc sống mới nhờ nông thôn mới

Đang cắt tỉa lại hàng rào cây xanh trước nhà cho tươm tất để chuẩn bị đón tết, ông Nguyễn Minh Thành, ở ấp Quyết Thắng A, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, phấn khởi cho biết chỉ cách nay khoảng 3 năm, khi đến con đường nối liền 4 ấp là Nguyễn Hưng, Lái Hiếu, Quyết Thắng và Quyết Thắng A có chiều dài khoảng 6km thì việc đi lại của bà con gặp không ít khó khăn do đường hẹp, xuống cấp. Tuy nhiên, nhờ thực hiện chương trình xây dựng NTM mà con lộ được nâng cấp, mở rộng khang trang, đồng thời những vườn tạp sầm uất dọc theo hai bên đường ngày nào giờ được bà con cải tạo thành những vườn cây ăn trái, rau màu cho hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, từ vài hộ ban đầu thì giờ có 100% bà con trên tuyến đường đều trồng hoa kiểng và làm hàng rào bằng cây xanh trước nhà để tạo điểm nhấn cho quê hương.

“Một điểm nhấn khác là toàn tuyến đều lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng về đêm nên vùng quê nơi đây bây giờ không khác gì đô thị. Từ những đổi thay trên nên hình ảnh người dân cùng nhau đi tập thể dục và trò chuyện vào buổi sáng sớm để tạo thêm sự đoàn kết giữa xóm làng được diễn ra hàng ngày tại vùng quê nơi đây hơn một năm qua. Hiện không riêng gì con đường này mà nhiều tuyến đường khác trên địa bàn xã Hiệp Hưng hôm nay đều tương tự”, ông Nguyễn Minh Thành, ở ấp Quyết Thắng A, xã Hiệp Hưng cho biết thêm.

Giống như sự đổi thay của xã Hiệp Hưng (đây là một trong 3 xã của tỉnh thực hiện hoàn thành 19/19 tiêu chí xã NTM trong năm 2022), khi đến với các xã NTM, NTM nâng cao hay những xã đang đầu tư xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh trong lúc này cũng đều cảm nhận được sự đổi thay rõ nét và mang dáng dấp của một miền quê đáng sống. Trong đó, điểm nhấn dễ nhận thấy là ý thức của người dân trong việc chung tay cùng chính quyền địa phương thực hiện tốt các giải pháp bảo vệ và tạo môi trường sống trong lành trên các vùng nông thôn.

Nhiều chủ thể đem sản phẩm OCOP của mình ra trình Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của tỉnh trong năm 2022.

Ông Nguyễn Văn Tám, ở ấp Trường Hòa, xã Trường Long A, huyện Châu Thành A, chia sẻ: “Khi thấy được những lợi ích thiết thực mang lại cho người dân ở nông thôn từ xây dựng NTM nên thời gian qua, gia đình tôi và bà con xứ này đều tích cực tham gia cùng chính quyền địa phương trong việc thực hiện và không ngừng nâng chất các tiêu chí NTM để đạt ở mức độ cao hơn. Cụ thể là việc thường xuyên duy trì thực hiện cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp ngay tại nhà mình, đồng thời tôi còn tham gia nhiều lần khi các đoàn thể của xã, ấp ra quân làm tổng vệ sinh môi trường trên những tuyến đường quê. Bên cạnh đó, tôi và bà con trong xóm còn tự giác, tích cực đóng góp công sức, vật chất để cùng địa phương nâng cấp, mở rộng nhiều tuyến lộ nông thôn ngày một khang trang để đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa cho bà con được tốt hơn”.

Với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, các ngành chức năng từ tỉnh đến cơ sở đã khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường, ý chí, khát vọng của mỗi người dân nông thôn trong việc chung tay cùng chính quyền địa phương xây dựng quê hương. Theo đó, tranh thủ từ các nguồn vốn nên hàng năm, hầu hết các xã trên địa bàn tỉnh đều được quan tâm đầu tư mới, cũng như nâng cấp, sửa chữa cơ sở hạ tầng nông thôn như điện, cầu và đường nông thôn, trường học, trạm y tế, cơ sở vật chất văn hóa,… thêm khang trang và đạt chuẩn theo quy định. Qua đây, góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong đi lại, giao thương hàng hóa, học tập, sinh hoạt cộng đồng, cũng như khám chữa bệnh cho người dân ngày một tốt hơn.

Ông Nguyễn Thanh Phong, ở ấp 5, xã Long Trị A, thị xã Long Mỹ, bộc bạch: “Nhờ có cầu, lộ khang trang và nối liền đôi bờ nên hiện nhiều vùng quê ở nông thôn có xe 4 bánh chạy đến tận nhà. Mặt khác, con em vùng quê còn được học trong những ngôi trường đạt chuẩn quốc gia nên có điều kiện học tập tốt hơn trước rất nhiều. Do đó, việc học sinh vùng sâu, vùng xa thi đậu vào các trường đại học uy tín không còn là chuyện hiếm nữa. Ngoài ra, khi người dân bị bệnh thì được chăm sóc ở trạm y tế xã đạt chuẩn, đồng thời có khu vui chơi giải trí, dịch vụ internet rộng khắp… Nhìn chung, nhờ chương trình xây dựng NTM mà nhiều vùng quê bây giờ không thua gì đô thị, đặc biệt là có không khí mát mẻ, trong lành, ít ồn ào nên đang trở thành miền quê đáng sống trong lòng bao người dân”.

Ông Huỳnh Thành Hữu (bìa phải), Chánh văn phòng Điều phối các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh chúc mừng chủ thể có sản phẩm “Gạo sạch Vị Thủy” đủ điều kiện dự thi sản phẩm OCOP 5 sao của Trung ương vào năm 2023. 

Ông Huỳnh Thành Hữu, Chánh Văn phòng điều phối các Chương trình mục tiêu Quốc gia tỉnh Hậu Giang, cho rằng: Hiện đã có nhiều “trái ngọt” trong thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Và điều chắc chắn rằng thành quả to lớn nhất mà tỉnh đã đạt được là sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng của người dân. Sâu xa hơn, đó là người dân ở vùng nông thôn đã thay đổi nhận thức, không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mà luôn phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. Để thay đổi nếp nghĩ, cách làm cho người dân và từng cán bộ, đảng viên, đoàn viên trong tỉnh thì một trong những giải pháp được đơn vị phối hợp cùng với các ngành và địa phương trong tỉnh thực hiện từ khi triển khai xây dựng NTM đến nay là công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức và ưu tiên đi đầu khi đề ra mỗi phong trào. 

Phát triển sản xuất, xây dựng thương hiệu OCOP

Để cho miền quê thật sự trở thành nơi đáng sống thì ngoài những điểm nổi bật trên, ngành chức năng từ tỉnh đến cơ sở của tỉnh còn chú trọng thực hiện nhiều giải pháp nhằm giúp người dân không ngừng nâng cao nguồn thu nhập và giảm nghèo hiệu quả. Đây không chỉ là yếu tố quan trọng để làm thước đo về sự hài lòng của bà con trong xây dựng NTM, mà còn là điều kiện để giữ chân người dân bám trụ lại với quê hương. Đặc biệt, Hậu Giang là tỉnh có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp nên ngành chức năng cùng người dân trong tỉnh đã và đang tích cực thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp tuần hoàn gắn với liên kết chuỗi,… nhằm nâng cao giá trị và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Lộ làng khang trang, có hệ thống đèn chiếu sáng, người dân quan tâm chỉnh trang cảnh quan trước nhà là những điều dễ nhận thấy tại các vùng quê trên địa bàn tỉnh hiện nay.

Hiện tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã hình thành và phát triển các vùng sản xuất tập trung mang lại hiệu quả kinh tế cao như: vùng trồng lúa chất lượng cao; vùng trồng cây ăn trái; vùng nuôi thủy sản và chăn nuôi gia súc, gia cầm... Đặc biệt, thực hiện tiêu chí thủy lợi trong xây dựng NTM nên nhiều vùng sản xuất lúa, cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh được đầu tư hệ thống đê bao khép kín kiên cố gắn với trạm bơm điện và dầu. Qua đây, giúp người dân chủ động nguồn nước trong sản xuất và bảo vệ cây trồng đạt hiệu quả hơn.

Chính từ điều kiện tự nhiên ưu đãi, trù phú, cây trái bốn mùa xanh tươi; đồng thời nông nghiệp của tỉnh cũng có nền tảng phát triển và định hướng được những đối tượng cây trồng, vật nuôi chủ lực và có nhiều sản phẩm lợi thế sinh thái đặc thù theo từng vùng. Với những yếu tố trên không chỉ mang lại nguồn thu nhập rất ổn định cho bà con mà còn là điều kiện để ngành chức năng của tỉnh thực hiện có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Qua đây góp phần xây dựng thương hiệu và quảng bá hình ảnh nông sản của địa phương đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Đặc biệt, nhiều chủ thể là hộ dân, hợp tác xã (HTX) và doanh nghiệp có sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh đang sử dụng số lượng không nhỏ lực lượng lao động nông thôn để phục vụ công việc tạo ra sản phẩm OCOP cung ứng cho thị trường.  

Ông Nguyễn Thanh Nhàn, Giám đốc HTX xoài cát hồng Vĩnh Trung, ở ấp 6, xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy, chia sẻ: “Từ khi được UBND tỉnh công nhận sản phẩm “xoài cát hồng” của HTX đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh thì thị trường đầu ra ngày một lớn hơn, khi nhận được sự tin tưởng của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh; đồng thời sản phẩm còn được quảng bá, giới thiệu trên sàn giao dịch điện tử của tỉnh. Mặt khác, giá trị của sản phẩm xoài cũng được nâng lên đáng kể, từ đó nâng cao nguồn thu nhập cho bà con xã viên”.

Người dân tích cực trong phát triển các mô hình sản xuất hiệu quả và có nhiều đóng góp về vật chất, tinh thần đã góp phần giúp Hậu Giang đạt hiệu quả cao trong xây dựng NTM.

Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, cho biết: Chương trình OCOP của tỉnh đã và đang tạo sức lan tỏa mạnh mẽ khi có sự tham gia tích cực của không ít chủ thể thực hiện OCOP là người dân, HTX và doanh nghiệp. Ngoài ra, để hỗ trợ người dân cải tiến mẫu mã, bao bì, tem, truy xuất nguồn gốc, cũng như xây dựng các vùng nguyên liệu và thực hiện mô hình sản xuất an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP... thì hàng năm tỉnh còn dành nguồn kinh phí không nhỏ để thực hiện các công việc trên. Nhờ vậy, các sản phẩm nông sản khi được công nhận OCOP cấp tỉnh đều có bao bì, mẫu mã hàng hóa rất đẹp và bắt mắt người tiêu dùng. Với những kết quả quan trọng trong xây dựng NTM và OCOP của tỉnh đến thời điểm này là niềm phấn khởi và cũng là minh chứng cho sự quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trong tỉnh. Đây sẽ là động lực và nền tảng quan trọng để Hậu Giang tiếp tục xây dựng quê hương ngày càng phát triển vượt bậc trong thời gian tới.

Khép lại năm 2022, Hậu Giang công nhận thêm 3 xã NTM, nâng tổng số xã NTM của tỉnh lên 37/51 xã, chiếm 72,55%; số xã NTM nâng cao của tỉnh hiện có là 8/51 xã, tăng 3 xã so với cùng kỳ; đồng thời số tiêu chí bình quân/xã là 17,5/19 tiêu chí. Về chương trình OCOP, trong năm 2022, UBND tỉnh công nhận thêm 44 sản phẩm OCOP và thăng hạng một sản phẩm từ 3 sao lên 4 sao. Tính đến nay, toàn tỉnh có 149 sản phẩm OCOP đạt chuẩn từ 3 sao đến 4 sao cấp tỉnh.

 

HỮU PHƯỚC

Viết bình luận mới

Xem thêm

Kết thúc đợt 1, Hậu Giang xuống giống hơn 15.000ha lúa Đông xuân

07:18 26/11/2024

(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),

Tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

09:06 22/11/2024

(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

Hậu Giang có 203ha nông sản được cấp xác nhận an toàn thực phẩm

09:01 22/11/2024

(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.

Nỗ lực xây dựng nông thôn mới

07:27 22/11/2024

Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.

Trái cây tạo hình vào vụ tết

08:59 21/11/2024

Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các nhà vườn chuyên làm trái cây tạo hình trên địa bàn tỉnh đang tất bật các khâu để chuẩn bị sản phẩm ưng ý nhất, kịp tung ra thị trường dịp cuối năm, đáp ứng nhu cầu chưng tết của khách hàng.

Những đột phá mới của ngành nông nghiệp

09:53 19/11/2024

Theo phân tích, đánh giá của chuyên gia, nhà khoa học và ngành chức năng tỉnh thì trong thời gian tới, sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang phải đối mặt với không ít khó khăn, trở ngại; vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh cần sớm đề ra những hướng đi mới mang tính trọng tâm và đột phá hơn.

Giá mãng cầu xiêm ở mức cao, nhà vườn phấn khởi

09:07 19/11/2024

Từ loại trái cây bình dân, thời gian gần đây, giá trái mãng cầu xiêm luôn ở mức cao mang về thu nhập ổn định cho nông dân. Từ đó, nhiều nhà vườn tích cực chăm sóc, mở rộng diện tích cây trồng này.

Phát huy vai trò cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới

08:20 19/11/2024

Trong những năm gần đây, việc kết hợp các nguồn lực từ Nhà nước cùng sự đóng góp tích cực của người dân đã giúp nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh phát triển, tạo nền tảng xây dựng nông thôn mới và phát triển bền vững trong tương lai.

Mô hình trồng nấm rơm trên kệ mang lại hiệu quả cao

17:56 18/11/2024

Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, có thể sản xuất quanh năm là những ưu điểm của mô hình trồng nấm rơm ứng dụng kỹ thuật chất trên kệ tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (KNNƯDCNC) Hậu Giang. Đặc biệt, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã nâng cao năng suất, cho hiệu quả kinh tế ổn định.

Xuống giống hơn 3.600ha lúa Đông xuân 2024-2025

07:00 18/11/2024

(HG) - Vào thời điểm này, nông dân trên nhiều cánh đồng lúa của tỉnh tất bật vệ sinh đồng ruộng và tiến hành gieo sạ vụ lúa Đông xuân 2024-2025.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Ban hành đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất

09:57 26/11/2024

(HG) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 45/2024 quy định đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi là thủy sản hoặc vật nuôi khác khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.

15 hộ gia đình hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ sinh kế

09:55 26/11/2024

(HG) - Nhằm tiếp sức cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của tỉnh, được sự hỗ trợ của Quỹ Thiện Tâm, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã hỗ trợ vốn sinh kế cho người dân.

Tiếp nhận 46 chương trình, dự án với tổng giá trị 88,16 tỉ đồng

09:48 26/11/2024

(HG) - Năm 2024, bằng các giải pháp tích cực, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Hậu Giang phối hợp với các sở, ngành có liên quan và các địa phương vận động các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài tài trợ cho Hậu Giang trên các lĩnh vực.

Học sinh trường xã đoạt giải nhì Cuộc thi “Ý tưởng học sinh, sinh viên khởi nghiệp khu vực ĐBSCL”

09:45 26/11/2024

(HG) - Vượt qua 20 ý tưởng xuất sắc ở bảng học sinh tại vòng chung kết Cuộc thi “Ý tưởng học sinh, sinh viên (HSSV) khởi nghiệp khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lần III, năm 2024”,