Quyết tâm mới của ngành nông nghiệp

Thứ Hai, ngày 30/01/2023 | 09:09

Với vai trò là một trong bốn trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh nên bước sang năm 2023, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục đề ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm gắn với những quyết tâm lớn.

Ông Trần Văn Huyến (bìa phải), Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, cùng lãnh đạo Sở NN&PTNT thăm đồng đầu năm và đặt nhiều kỳ vọng với ngành nông nghiệp tỉnh trong năm 2023.

Những định hướng quan trọng

Kết thúc năm 2022, tổng sản phẩm GRDP khu vực I (lĩnh vực nông nghiệp) của tỉnh Hậu Giang đạt 6.888 tỉ đồng, đạt mức tăng trưởng 3,82% (kế hoạch 3,05%). Kết quả này đã đưa ngành nông nghiệp Hậu Giang xếp thứ 4 về tăng trưởng của vùng ĐBSCL và đứng thứ nhất trong thi đua ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL. Phát huy kết quả đạt được trong năm vừa qua, sang năm 2023 này, toàn ngành nông nghiệp tỉnh đang thể hiện sự quyết tâm mới ngay từ đầu năm với việc đề ra nhiều định hướng trọng tâm trong thực hiện nhiệm vụ.

Cụ thể về lĩnh vực trồng trọt, phấn đấu đạt diện tích gieo sạ lúa cả năm là 174.000ha, diện tích mía khoảng 3.200ha, cây ăn trái đạt 45.500ha và rau màu là 25.500ha. Trong chỉ đạo sản xuất sẽ tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản phẩm phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, thích ứng biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó là phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức sản xuất theo chuỗi đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh; đồng thời phát triển nông nghiệp đảm bảo an toàn, chất lượng, tăng cường việc hướng dẫn cấp mã số vùng trồng, khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Ông Bạch Văn Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, cho hay: Tới đây, đơn vị tiếp tục quan tâm xây dựng các vùng trồng đáp ứng điều kiện thị trường xuất khẩu, cũng như cấp mã số và quản lý tốt các vùng trồng. Bên cạnh đó là phát triển khuyến nông điện tử, thương mại điện tử gắn với phát triển các mô hình nông nghiệp tiên tiến như: mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, nông nghiệp thông minh, công nghệ cao, hữu cơ, sinh thái, nông nghiệp xanh; đặc biệt là nông nghiệp kết hợp công nghiệp, nghĩa là sản xuất gắn với chế biến nông sản, tái chế phế phụ phẩm và sản xuất năng lượng tái tạo…

Bên cạnh trồng trọt thì lĩnh vực chăn nuôi của tỉnh cũng thể hiện nhiều khát vọng mới khi phấn đấu đạt tổng đàn heo cả năm là 145.000 con; gia cầm, thủy cầm là 4,5 triệu con, đàn trâu 1.430 con, đàn bò 3.690 con; tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng là 40.000 tấn. Ông Trịnh Hùng Cường, Chi cục phó Chi cục Chăn nuôi, Thú y - Thủy sản tỉnh, chia sẻ: Về chăn nuôi của tỉnh chỉ có thể tập trung ở 3 địa phương có tiềm năng là huyện Phụng Hiệp, huyện Long Mỹ, huyện Vị Thủy và 1-2 xã của huyện Châu Thành A. Về định hướng đột phá trong chăn nuôi là ưu tiên công tác giống để tiến tới chủ động cung cấp giống vật nuôi cho người dân. Bên cạnh đó là mở rộng phương thức nuôi trang trại, hộ nuôi chuyên nghiệp, đảm bảo an toàn sinh học, bền vững môi trường theo hướng chăn nuôi hữu cơ, tuần hoàn. Ngoài ra là thực hiện chuyển đổi số toàn diện trong chăn nuôi, trong đó khuyến khích, thúc đẩy liên kết từ chuồng nuôi đến thị trường tiêu thụ.

Ngoài hai lĩnh vực trên thì còn một lĩnh vực khác cũng góp phần quan trọng trong việc vực dậy ngành nông nghiệp là thủy sản. Theo đó, phấn đấu diện tích nuôi thủy sản cả năm đạt 9.100ha, tổng sản lượng 86.000 tấn. Về giải pháp đề ra là phát huy lợi thế về nuôi thủy sản nước ngọt, nhất là những loài đặc sản của địa phương. Bên cạnh đó là đẩy mạnh áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi và khai thác hiện đại gắn với chế biến, bảo quản, đặc biệt là đa dạng hóa sản phẩm thủy sản chế biến. Đồng thời thực hiện cấp mã số vùng nuôi, truy xuất nguồn gốc, duy trì ổn định vùng nguyên liệu thủy sản xuất khẩu…

Đồng hành trong phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh thì Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp (KN&DVNN) tỉnh cũng đề ra nhiều mục tiêu trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, cũng như tổ chức nhân rộng những mô hình canh tác hiệu quả của nông dân. Ông Võ Xuân Tân, Giám đốc Trung tâm KN&DVNN tỉnh, thông tin: Trong năm 2023, đơn vị tiếp tục xây dựng và nhân rộng những mô hình khuyến nông công nghệ cao có hiệu quả, qua đây giúp bà con nông dân vừa sản xuất hiệu quả vừa giải phóng được công lao động nặng nhọc. Bên cạnh đó là hỗ trợ bà con sản xuất theo tiêu chuẩn GAP nhằm tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Ngoài ra, đơn vị sẽ phối hợp với các ngành liên quan tổ chức hội thảo, tạo điều kiện cho nông dân đi tham quan, học tập mô hình sản xuất có hiệu quả để tạo sự lan tỏa nhiều hơn.      

Những hướng đi của nông nghiệp địa phương

Cùng với những định hướng trọng tâm của các ngành liên quan thuộc Sở NN&PTNT tỉnh thì ngành nông nghiệp các địa phương trong tỉnh cũng đề ra nhiều hướng đi đột phá mới cho sự phát triển chung của ngành nông nghiệp tỉnh nhà trong năm 2023 và những năm tiếp theo. Điển hình như ngành nông nghiệp huyện Long Mỹ, là địa phương có vùng đất bị nhiễm phèn nặng và thường xuyên chịu tác động nặng của tình hình xâm nhập mặn vào mùa khô hàng năm, tuy nhiên với việc khai thác có hiệu quả tài nguyên đất, nước cho sản xuất nông nghiệp trong điều kiện tác động của biến đổi khí hậu nên hiện huyện Long Mỹ có nhiều mô hình canh tác mang lại hiệu quả kinh tế cao và có đầu ra ổn định. Cụ thể là mô hình liên kết sản xuất, bao tiêu lúa gắn với ứng dụng công nghệ sinh học, hữu cơ; mô hình trồng mãng cầu gai tháp gốc bình bát ngoài vùng đê bao và chịu tác động của xâm nhập mặn; trồng bưởi theo chuẩn VietGAP; mô hình cá ruộng và tôm - lúa…

Ông Lê Hồng Việt, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Long Mỹ, cho biết: Phát huy kết quả đạt được trong khai thác có hiệu quả tài nguyên đất, nước cho sản xuất nông nghiệp, trong năm 2023 này, đơn vị tiếp tục ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng thủy lợi đồng bộ nhằm đảm bảo chủ động nguồn nước tưới tiêu cho người dân, đồng thời hạn chế tác động của biến đổi khí hậu. Mặt khác là đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm khắc phục những mặt khó khăn của địa phương như đất nhiễm phèn, xâm nhập mặn. Bên cạnh đó là tập trung phát triển các mô hình kinh tế tập thể dựa trên nhu cầu thiết yếu của người dân nhằm hình thành nên các vùng nông sản tập trung, có sản lượng lớn và chất lượng theo nhu cầu thị trường và xuất khẩu.

Ngành nông nghiệp huyện Long Mỹ thực hiện tốt công tác thủy lợi nội đồng đã giúp cho người dân sản xuất hiệu quả ngay trên vùng đất bị nhiễm phèn và xâm nhập mặn.

Cùng với nông nghiệp huyện Long Mỹ thì ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp đang đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với phát triển vùng nguyên liệu và kết nối chuỗi giá trị; huyện Châu Thành phát triển vườn cây ăn trái và thủy sản chất lượng cao; huyện Châu Thành A đẩy mạnh từ phát triển sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp; thành phố Ngã Bảy phát triển nông nghiệp đô thị và khai thác sinh thái miệt vườn gắn với du lịch; huyện Vị Thủy phát huy nghề truyền thống để tạo điểm nhấn cho nông nghiệp; thành phố Vị Thanh đẩy mạnh phát triển và khai thác vùng khóm Cầu Đúc…

Ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết: Trên cơ sở phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch đã đề ra thì từng đơn vị trực thuộc sở và ngành nông nghiệp các địa phương trong tỉnh chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các giải pháp nhằm đạt những mục tiêu trọng tâm trong năm 2023 đã đề ra. Trong đó, lưu ý nhiệm vụ đột phá là xây dựng nền nông nghiệp Hậu Giang phát triển theo hướng hiện đại, thông minh, hội nhập quốc tế và giá trị tăng cao; tiếp tục đổi mới, hoàn thiện và triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM); tăng hàm lượng khoa học, công nghệ vào sản xuất để mang lại hiệu quả tốt hơn cho người nông dân… Với nhiều định hướng quan trọng được ngành nông nghiệp tỉnh và địa phương đề ra, cộng với sự quyết tâm của toàn ngành, tin rằng lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh trong năm 2023 sẽ thu được nhiều kết quả khởi sắc, góp phần đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh đạt như kỳ vọng.

Năm 2023, ngành nông nghiệp tỉnh đề ra 4 mục tiêu trọng tâm, gồm: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 3,05%; tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch phấn đấu đạt 89%; xây dựng thêm 3 xã đạt chuẩn NTM và 3 xã NTM nâng cao; tỷ lệ độ che phủ rừng duy trì 3,0%.  

 

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC

Viết bình luận mới

Xem thêm

Diện mạo mới cho nông thôn từ mô hình hay

07:47 05/11/2024

Những con đường trước đây ban đêm người dân ngại ra đường do quá tối, thì nay đã được thay bằng hệ thống điện chiếu sáng, ban ngày còn được nhìn ngắm màu xanh của cây xanh, hoa kiểng trải dài, đây là hiệu quả của mô hình “Đêm sáng, ngày xanh” đang được nhân rộng trên địa bàn huyện Phụng Hiệp.

Nông dân trồng chanh không hạt có lợi nhuận thấp do giá giảm mạnh

07:45 05/11/2024

(HG) - Mặc dù là cây trồng chủ lực của tỉnh Hậu Giang, nhưng gần đây nông dân trồng chanh không hạt đã không còn lợi nhuận nhiều do giá chanh đang giảm sâu.

Có 44 xã đạt tiêu chí số 17 về môi trường

07:31 05/11/2024

(HG) - Theo Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh, đến nay trên địa bàn tỉnh có 44/51 xã đạt tiêu chí 17 về môi trường và an toàn thực phẩm, đạt 86,3%.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả ở xã nông thôn mới

07:28 05/11/2024

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao hiệu quả sản xuất đã giúp phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần xây dựng nông thôn mới (NTM) đáng sống ở vùng quê.

Thành phố Vị Thanh có 48 sản phẩm OCOP được công nhận

07:36 04/11/2024

(HG) - Theo UBND thành phố Vị Thanh, trong tháng 10, các ngành, địa phương của thành phố đã đẩy mạnh việc nâng chất các tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu của các xã đã đạt;

Giữ vững, nâng chất tiêu chí nông thôn mới

07:35 04/11/2024

Từ sự quyết liệt vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận trong Nhân dân, huyện Châu Thành A đã đạt được nhiều dấu ấn trong việc xây dựng nông thôn mới (NTM).

Công nhận mới và tái công nhận 37 sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh

11:35 31/10/2024

(HGO) - Sáng ngày 30-10, Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024.

Nhân rộng mô hình nông nghiệp đô thị

09:23 31/10/2024

Thời gian qua, bên cạnh tập trung cho lĩnh vực thương mại - dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp,

Trồng dâu tằm, nuôi chuột Hamster kết hợp làm du lịch

07:35 30/10/2024

Hoạt động hơn 1 năm nay, vườn dâu tằm Mộng Mơ của gia đình chị Nguyễn Thị Hồng Mơ, ở ấp 3, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, đã trở thành điểm đến quen thuộc của người dân địa phương và du khách xa gần.

Giải pháp thúc đẩy sản xuất lúa chất lượng cao

07:34 30/10/2024

Trong quá trình thực hiện vùng lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại Hậu Giang, ngành nông nghiệp tỉnh nhận thấy vẫn còn nhiều điểm nghẽn cần có giải pháp tháo gỡ để thúc đẩy sản xuất lúa của người dân đạt hiệu quả và bền vững hơn.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Hơn 200 vận động viên tham gia Hội thao Giáo dục quốc phòng và an ninh học sinh THPT

12:10 05/11/2024

(HGO) – Ngày 5-11, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức Hội thao giáo dục quốc phòng và an ninh học sinh THPT tỉnh Hậu Giang lần thứ X - 2024.

Hạn chế tình trạng càng giảm thì càng tăng thủ tục hành chính

09:03 05/11/2024

Thảo luận tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm sau, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh, nhất trí cao với nhiều kết quả quan trọng đạt được, song bà cũng nêu lên một số vấn đề cần tiếp tục quan tâm.

Chuyện cũ của năm học mới

08:16 05/11/2024

Thực trạng thiếu giáo viên là khó khăn và thách thức lớn với ngành giáo dục và đào tạo tỉnh nhà, ảnh hưởng đến hoạt động dạy học ở các trường. Đây là chuyện không mới nhưng mỗi năm học đều loay hoay tìm giải pháp. Bài toán thiếu giáo viên vẫn chưa có lời giải thỏa đáng.

Dự kiến ngày 11-11, UBND tỉnh sẽ ban hành 2 quyết định liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp

07:54 05/11/2024

(HGO) - Sáng ngày 4-11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị với các sở, ngành và địa phương trong tỉnh để góp ý lần cuối dự thảo quyết định ban hành quy trình sản xuất về cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh và quyết định ban hành quy định đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi là thủy sản hoặc vật nuôi khác khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh. Dự và chỉ đạo hội nghị có ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.