Thứ Năm, ngày 02/02/2023 | 12:42
Với giải pháp thu hẹp diện tích để áp dụng chính sách đầu tư và bao tiêu sẽ phần nào giảm thiểu được tình trạng cung vượt cầu, góp phần cải thiện đời sống của người dân trồng mía.
Diện tích mía ở huyện Phụng Hiệp đang giảm theo từng năm. Ảnh: D.KHÁNH
Cây mía từng được xem là loại cây trồng xóa đói giảm nghèo ở huyện Phụng Hiệp. Cách đây gần 10 năm, toàn huyện có gần 9.000ha mía, mỗi năm cung ứng cho các nhà máy đường trong tỉnh hơn 1 triệu tấn mía. Tuy nhiên, do tác động của giá cả thị trường, giá bán luôn tỷ lệ nghịch với chi phí đầu tư khiến cây mía nơi đây dần bị thu hẹp. Đặc biệt, hiện nay 2 trong tổng số 3 nhà máy đường trong tỉnh đã ngừng hoạt động, cây mía cũng buộc phải giảm diện tích để phát triển ổn định.
Gần 20 năm gắn bó với cây mía, với diện tích 1ha, mỗi năm ông Nguyễn Văn Phúc, ở xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, cung ứng cho Nhà máy đường Phụng Hiệp hơn 100 tấn mía. Nhưng sau vụ vừa rồi, ông Phúc đã quyết định bỏ mía để chuyển sang trồng tràm. Theo ông Phúc, lẽ ra gia đình đã chuyển đổi từ 2 năm trước, nhưng vì luyến tiếc với cây trồng từng gắn bó với gia đình bao đời nay nên đã duy trì. Nhưng hai vụ trước nếu mía trúng thì giá thấp, còn vụ rồi giá bán tương đối khá thì mía lại giảm chữ đường.
Ông Phúc cho biết: “Nói chung, mía năm nay thì cũng có năng suất cao, giá bán cũng tương đối khá nhưng chữ đường thì không đạt như mọi năm. Mình trồng mía mà chữ đường không được 10 CCS thì ra nhà máy đâu có giá nên tính ra không có lời. Dự định của gia đình là năm nay một phần sẽ chuyển sang trồng chuối, phần đất thấp thì chuyển sang trồng tràm để nhẹ công chăm sóc. Còn nếu trồng mía thì ngoài yếu tố giá cả, năng suất thì hiện nay còn phải đối mặt với nhân công lao động khan hiếm”.
Ông Lê Như Lê, Phó Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Cây mía không mang lại hiệu quả kinh tế đối với người dân, do đó chúng tôi cũng đã vận động nông dân chuyển đổi sang các loại cây trồng cho giá trị kinh tế cao hơn để bà con có điều kiện cải thiện đời sống”.
Với quá nhiều rủi ro tác động đó là nguyên nhân cứ mỗi năm vùng mía huyện Phụng Hiệp lại thu hẹp từ 800-1.000ha để chuyển sang các loại cây trồng khác. Từ 9.000ha vào năm 2010 đến niên vụ 2021-2022 chỉ còn 3.700ha. Hơn 6.000ha mía được nông dân ở huyện Phụng Hiệp chuyển đổi sang các loại cây trồng như: cây ăn trái, khóm MD2, lúa, chuối, tràm… hiện nay đã cho thu nhập cao gấp 2-3 lần so với canh tác mía.
Ông Nguyễn Văn Tâm, ở xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Cách đây 3 năm, gia đình đã quyết định bỏ 5 công mía chuyển sang trồng ổi. Dù giá trị cây ổi không cao nhưng bình quân mỗi tháng cũng cho thu nhập hơn 5 triệu đồng, tương đương gần 60 triệu đồng mỗi năm. Nhưng cũng diện tích này trước đây trồng mía, có năm lãi 20 triệu đồng nhưng cũng có năm thì huề vốn hoặc thua lỗ”.
Ngoài giá cả thì yếu tố khác buộc cây mía phải giảm diện tích là các nhà máy đường trong tỉnh đã giảm công suất hoạt động. Từ 3 nhà máy hiện nay chỉ còn Nhà máy đường Phụng Hiệp hoạt động với công suất khoảng 3.000 tấn/ngày. Do đó, theo quy hoạch từ nay đến năm 2025, huyện Phụng Hiệp sẽ tiếp tục giảm thêm 1.000ha, chỉ ổn định diện tích từ 2.500-3.000ha. Trong đó, 2.500ha với sản lượng gần 300.000 tấn để phục vụ cho Nhà máy đường Phụng Hiệp, còn 500ha sẽ phục vụ cho thị trường mía chục làm nước ép giải khát.
Ông Lê Như Lê, Phó Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, cho biết thêm: “Vùng nguyên liệu hiện nay chúng tôi quy hoạch để cung ứng cho nhà máy đường khoảng 3.000ha, nằm ở các khu vực như: xã Tân Phước Hưng, Hiệp Hưng, thị trấn Búng Tàu. Và theo cam kết của nhà máy đường thì thời gian tới cũng sẽ có chính sách hỗ trợ lại cho người dân về giống, vốn, phân bón và kỹ thuật để canh tác ổn định cây mía”.
Ông Trần Vĩnh Chung, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ, cho biết thêm: “Phía công ty đã ban hành kế hoạch đầu tư và bao tiêu mía 3 năm tiếp theo. Theo đó, đối với mía lưu gốc chúng tôi đầu tư 30 triệu đồng/ha, mía trồng mới là 37 triệu đồng/ha để nông dân có điều kiện mua phân bón, mía giống hay công chăm sóc. Toàn bộ cho phí này chúng tôi không tính lãi nhưng mong muốn đến vụ người dân giao mía đúng với sản lượng đã ký kết với nhà máy. Mục tiêu công ty hướng đến là cùng người dân phát triển ổn định vùng mía”.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, ngành đã quy hoạch và tổ chức lại sản xuất mía gắn kết chặt chẽ với nhà máy đường; đồng thời tiếp tục chuyển đổi diện tích mía kém hiệu quả sang cây trồng khác kết hợp chuyển đổi giống có năng suất, chất lượng, chữ đường cao... Theo đó, diện tích niên vụ 2022-2023 khoảng 3.200ha, năng suất đạt 100 tấn/ha, sản lượng đạt 320.000 tấn. Riêng niên vụ mía 2021-2022 nông dân trong tỉnh xuống giống được 3.842ha, đạt 96,06% kế hoạch, giảm 23,3% (bằng 1.167,5ha) so với cùng kỳ, diện tích mía của tỉnh tập trung ở huyện Phụng Hiệp và thành phố Ngã Bảy.
T.TRÚC - D.KHÁNH
07:29 18/04/2025
(HG) - Qua rà soát của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh, nông dân Hậu Giang vừa thu hoạch dứt điểm vụ lúa Đông xuân 2024-2025, với tổng diện tích gần 73.767ha, năng suất lúa bình quân đạt 7,79 tấn/ha;
07:47 16/04/2025
(HG) - Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) tỉnh cho biết, trên cơ sở củng cố, nâng chất vùng lúa theo Đề án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) trước đây,
07:35 16/04/2025
Canh tác lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP gắn với ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa trong sản xuất là giải pháp được nhiều nông dân trong tỉnh đánh giá cao tính hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội, từ đó thể hiện quyết tâm duy trì và nhân rộng cách thực hiện.
07:28 11/04/2025
(HG) - Ngành nông nghiệp và môi trường tỉnh Hậu Giang cho biết hiện có 2 đối tượng dịch hại trên lúa Hè thu mà nông dân cần quan tâm phòng trị là ốc bươu vàng và chuột.
05:38 10/04/2025
(HG) - Nông dân trồng bắp nếp trên địa bàn tỉnh đang vui mừng vì bán được giá cao và dễ tiêu thụ. Hiện bắp nếp được thương lái thu mua tại rẫy với giá khoảng 2.200 đồng/trái loại 1; bắp nếp loại 2 thì 2 trái tính thành 1.
07:10 09/04/2025
(HG) - Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hậu Giang cho biết, hiện tại rãnh áp thấp nối với vùng áp thấp nóng phía Tây tiếp tục phát triển và mở rộng dần về phía Đông Nam, ảnh hưởng tới thời tiết trong tỉnh. Theo đó, từ ngày 8 đến 10-4 khu vực trong tỉnh xuất hiện nắng nóng cục bộ tại các trung tâm thành phố, thị xã và trung tâm các huyện,
18:30 08/04/2025
(HG) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 32/2025 quy định diện tích, vị trí, mục đích sử dụng của công trình xây dựng phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
18:30 08/04/2025
(HG) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện về việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
07:39 08/04/2025
Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, thời gian qua Hậu Giang đã phát huy vai trò của các HTX trong việc đứng ra ký kết hợp đồng bao tiêu với các công ty doanh nghiệp, góp phần giải quyết tình trạng thu hoạch rộ làm giá lúa sụt giảm.
18:40 03/04/2025
Câu chuyện về những nông dân miền Tây mạnh dạn trồng lúa sạch, giảm phát thải để nhận tiền thưởng bạc tỉ từ các tổ chức quốc tế đang là vấn đề được nhiều người bàn tán. Cách làm mới này mở ra tương lai phát triển bền vững cho ngành lúa gạo, bởi bảo vệ tốt môi trường, người trồng lúa và người tiêu dùng…
15:05 22/04/2025
Tổng Công ty Viễn thông Viettel cho biết đang triển khai chương trình ưu đãi nhằm nâng cao trải nghiệm dịch vụ thoại và dữ liệu di động cho người dùng.
09:57 22/04/2025
(HG) - Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Châu Thành A vừa giải ngân cho 52 hộ vay vốn ở thị trấn Một Ngàn, với số tiền trên 1,7 tỉ đồng.
09:55 22/04/2025
Thiếu vắng các tay vợt chủ lực đã tạo ra khoảng trống lực lượng và áp lực duy trì vị thế trên đấu trường quốc tế của quần vợt Việt Nam.
09:55 22/04/2025
(HG) - Ngày 21-4, tại Thư viện tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Hậu Giang lần thứ IV năm 2025.