Thứ Ba, ngày 16/02/2021 | 18:21
Gần tết, đám tiệc nhiều, những người làm rạp cưới ăn nên làm ra, mấy năm nay, nhiều cặp đôi thích trang trí kiểu truyền thống, làm cổng cưới bằng lá dừa như thời của ông bà, cha mẹ. Sau mấy mươi năm, hình ảnh thân thương trong những dịp cưới hỏi đã trở lại...
Hai anh em sinh đôi Mến (ngồi trước) và Thương, nổi tiếng làm cổng cưới lá dừa với bàn tay khéo léo.
- “Dạ, cô ơi, cô muốn làm cổng cưới kiểu gì vậy cô?
- “Thì tự nhiên, mọi thứ bằng lá dừa, có bông, có cá, chim cò bằng lá dừa hết, một cổng vậy hết nhiêu tiền?”
- “Dạ, khoảng 1,8 triệu đồng nghen cô”.
- “Trời, rẻ dữ vậy bây…”.
Đó là một đoạn nói chuyện qua điện thoại giữa anh Mến với khách hàng muốn làm cổng lá dừa. Câu chuyện về cơ duyên gắn bó với nghề làm cổng cưới lá dừa của hai anh em sinh đôi Nguyễn Văn Thương (anh), Nguyễn Văn Mến (em) bắt đầu từ đây.
Như nhiều thanh niên ở vùng đất Tân Phước Hưng - Búng Tàu (huyện Phụng Hiệp), từ khi còn nhỏ, anh Mến, anh Thương đã gắn bó với ruộng vườn. Những năm đó, vùng quê này trồng mía bạt ngàn, đôi bàn tay của những chàng trai, cô gái trẻ ngày đó tay đánh lá mía, đốn mía, sên sình, đào hộc mía chai sần cả tay. “Hồi đó, nhìn đôi bàn tay chai sần của mình, ai cũng nói chắc sau này gắn bó với ruộng đồng, chứ tay chân như thế này làm sao cầm phấn làm giáo viên, cầm ống chích làm bác sĩ được. Nói vậy chứ chắc tại mình làm biếng học, chứ mấy bạn của tôi ở đất này có người thành kỹ sư, bác sĩ, luật sư”, anh Mến cười kể về câu chuyện cuộc đời mình.
Học hết lớp 8, anh Mến nghỉ, người anh sinh đôi tên Thương cũng chung lý do mà không tiếp tục đến trường. Cả hai lớn lên bên luống mía, gốc xoài, với cày, với cuốc. Khoảng 20 năm trước, đám cưới từ nông thôn đến thành thị thường trang trí rất gần gũi, cây nhà lá vườn, từ cây chuối, cây đủng đỉnh, lá dừa nước, lá dừa xiêm… Lúc đó, anh Mến gần 20 tuổi, đi đám cưới chòm xóm hay bạn bè, anh thường được chọn là “bông cưới” (trang trí đám cưới).
Chiếc cổng cưới lá dừa hợp gu với bất cứ khung cảnh nào, dù là nhà lá đơn sơ hay nhà tường sang trọng.
Bà Nguyễn Thị Lượng, mẹ anh Mến, chia sẻ: “Nhớ hồi cây cầu Mỹ Thuận nối đôi bờ sông Tiền, thằng Mến nó đâu có đi coi trực tiếp đâu, chỉ xem trên vô tuyến thôi mà nó mua chỉ đỏ, chỉ hồng, chỉ xanh về làm mô hình cây cầu thiệt đẹp trước cổng đám cưới, ai qua lại xem đều khen hết thảy”.
“Đâu có nghĩ nó sẽ trở thành cái nghề làm hiện giờ đâu, ban đầu làm cho vui, thỏa đam mê. Rồi sau mấy mươi năm, khi nhiều gia đình thích hoài cổ, muốn trang trí rạp cưới kiểu ngày xưa, hai anh em đã bắt tay vào làm dịch vụ, nhỏ lẻ thôi chứ không rầm rộ như người ta đâu”, anh Thương chia sẻ.
Khoảng 3 năm nay, khi nhu cầu người dân ngày càng nhiều lên, công việc làm cổng cưới của hai anh em Mến Thương bận rộn hơn. Trung bình mỗi năm hơn chục đám làm cổng cưới lá dừa thuê hai anh em đến tận nơi “biểu diễn” tài năng của mình. Những cổng cưới của hai anh em chưa bao giờ quá số tiền 2 triệu đồng, dù công sức và tài năng từ đôi tay khéo léo bỏ ra không ít. “Ban đầu làm cho làng xóm ở đây chỉ mấy trăm ngàn đồng thôi, từ từ mới lên giá, nhưng giá đó chắc giữ sẽ lâu, tôi không muốn lấy giá mắc, vì muốn mọi người cùng lưu giữ truyền thống”.
Nhà có chục công đất vườn trồng xoài, trồng chanh, nhưng hai anh em vẫn tranh thủ ban đêm, khuya đi xịt thuốc, chăm cây, để ban ngày đi làm cổng cưới. Nghề được xem là tay trái nhưng chính nó làm cho hai anh được nhiều người biết đến.
Bây giờ, danh tiếng của hai anh em sinh đôi làm cổng cưới lá dừa đã vượt ra khỏi vùng quê Tân Phước Hưng này, nhiều địa phương lân cận thuộc tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ… liên hệ mời hai anh về làm cổng cưới. Có khách hàng nói họ chọn anh em anh vì cái tên Mến Thương, nếu đến dựng rạp chắc chắn lấy hên cho cô dâu, chú rể. Dù khách lạ hay quen, anh đều báo giá như nhau. Cứ mỗi lần đi, chiếc xe máy cộ lên đó nào lá dừa, đồ trang trí, khung nhôm, nhiều khi chỉ thấy đồ không còn thấy xe.
Đi đám thấy cổng cưới lá dừa thì người lớn tuổi hay những bạn trẻ bây giờ đều thích.
Hình ảnh những chiếc cổng lá dừa được chăm chút, có những bông hoa to nhỏ, con cá quẫy đuôi, chữ hỷ bằng lá dừa, những tấm màn bằng lá dừa non, tất cả chỉ bằng nguyên liệu duy nhất là lá dừa và lá dừa nước, vậy mà trở thành những chiếc cổng rạp cưới thật đẹp, gợi lên biết bao nhiêu kỷ niệm xa xưa, một thời cuộc sống còn khó khăn ngày đó...
Có khách hàng nói họ chọn anh em anh làm cổng cưới vì cái tên Mến Thương và vì hai anh sinh đôi, nếu đến dựng rạp chắc chắn lấy hên cho cô dâu, chú rể. |
Được nhiều người ưa chuộng, giá cả mắc rẻ tùy theo yêu cầu…
Anh Hoàng Giang, kinh doanh dịch vụ cưới Việt An, cho biết: “Một số gia đình hiện nay khi cưới gả chuộng làm rạp cưới lá dừa, nếu khách hàng muốn chúng tôi sẽ liên hệ bộ phận thực hiện. Giá cả còn tùy vào yêu cầu của khách hàng, nếu càng cầu kỳ, yêu cầu càng nhiều chi tiết thì càng mắc... trung bình tầm 5 triệu đồng cho cổng cưới lá dừa”... |
PHÚC HƯNG
21:07 22/11/2024
(HGO) – Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hậu Giang, UBMTTQ Việt Nam tỉnh, thực hiện chương trình “Cảm thông và Chia sẻ” lần thứ 98, hỗ trợ gia đình em Trần Quốc Di, ở ấp Tân Thạnh, xã Tân Phú, thị xã Long Mỹ.
07:31 22/11/2024
Các ngành, địa phương đang tích cực vận động bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT), quyết tâm đạt chỉ tiêu này trong năm nay.
08:33 21/11/2024
Nhờ sự chủ động trong triển khai các chính sách, giải pháp thiết thực, công tác giảm nghèo ở huyện Phụng Hiệp đã đạt kết quả khả quan.
08:38 19/11/2024
(HG) - Tại xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, Hội Chữ thập đỏ tỉnh vừa tổ chức chương trình trao quà Tết Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động hưởng ứng “Tết Quân - Dân” năm 2025, kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (23/11/1946 - 23/11/2024).
08:35 19/11/2024
(HG) - Theo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vị Thủy, trong 4 năm triển khai thực hiện Đề án Hậu Giang xanh, huyện đã tổ chức 518 cuộc hội nghị, tuyên truyền với 15.126 lượt người tham dự, cấp phát 19.885 tờ rơi, 8.780 sổ tay tuyên truyền, 2.900 sổ tay có
08:27 19/11/2024
Các ngành, đoàn thể, xã, thị trấn ở huyện Phụng Hiệp đã thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ để hộ nghèo vươn lên, ổn định cuộc sống.
07:06 18/11/2024
(HG) - Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hậu Giang cảnh báo nhiều nơi trong tỉnh sẽ ngập lụt cục bộ từ 2-6 ngày do triều cường (rằm tháng 10 âm lịch) vượt mức báo động 3.
07:06 18/11/2024
(HG) - Ước tính trong tháng 10, diện tích rừng trồng mới tập trung trên địa bàn tỉnh được 148,03ha, tăng 3,56% so với cùng kỳ.
06:41 18/11/2024
Huyện Phụng Hiệp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động với nhiều hình thức nhằm từng bước làm thay đổi nhận thức, khơi dậy ý chí, vươn lên thoát nghèo bền vững của người dân.
06:37 18/11/2024
- Ông Tư, ra ngoài xã dắt thằng cháu ông về kìa.
21:07 22/11/2024
(HGO) – Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hậu Giang, UBMTTQ Việt Nam tỉnh, thực hiện chương trình “Cảm thông và Chia sẻ” lần thứ 98, hỗ trợ gia đình em Trần Quốc Di, ở ấp Tân Thạnh, xã Tân Phú, thị xã Long Mỹ.
21:01 22/11/2024
(HGO) - Tại sân vận động huyện Vị Thủy đã diễn ra trận chung kết Giải vô địch bóng đá nam U19 tỉnh Hậu Giang năm 2024.
20:28 22/11/2024
Chiều tối ngày 22-11, ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, cùng lãnh đạo các sở, ngành tỉnh,
18:51 22/11/2024
(HG) - Chiều ngày 22-11, ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, đã đi kiểm tra tình hình triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 (cao tốc trục ngang), đoạn qua địa bàn huyện Phụng Hiệp và huyện Châu Thành A.