Thứ Sáu, ngày 26/05/2023 | 16:44
Chuyển đổi số (CĐS) không chỉ là câu chuyện của riêng tỉnh Hậu Giang, mà là câu chuyện lớn của vùng và cả nước. Tuy nhiên, để có bước tiến mạnh mẽ hơn về CĐS ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, cần có những liên kết chặt chẽ hơn, để tạo một điểm nhấn riêng, không thể mỗi địa phương làm mỗi kiểu.
Bài 3. Cần “Nhạc trưởng” liên kết “Bản giao hưởng” chuyển đổi số vùng
CĐS ở đồng bằng sông Cửu Long nên bắt đầu từ đâu?, theo các chuyên gia công nghệ: Nên bắt đầu từ những thế mạnh hiện có và rất tiềm năng của vùng, nhưng quá trình đi đến thành công không phải một ngày, một bữa.
Chuyển đổi số từ thế mạnh của vùng
Để có bước tiến mạnh mẽ hơn về CĐS, vùng đồng bằng sông Cửu Long cần có sự liên kết chặt chẽ để thúc đẩy sự phát triển chung của vùng, nhất là CĐS phục vụ nông nghiệp.
Đồng bằng sông Cửu Long là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của cả nước, là vùng sản xuất và xuất khẩu lương thực, thực phẩm, thủy hải sản và trái cây chủ lực. Hiện tại, sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm tỷ trọng rất lớn.
Không nằm ngoài xu thế tất yếu phải CĐS, ngành nông nghiệp ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng tập trung đẩy mạnh công tác CĐS, nhằm hướng đến xây dựng một nền nông nghiệp sạch và hiện đại, giúp nông dân vươn xa và có trách nhiệm với người tiêu dùng. Tuy nhiên, đến nay việc CĐS trong nông nghiệp vẫn còn nhiều điểm nghẽn, cần được khơi thông.
Ông Phí Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh, nêu một vấn đề thực tế: Ở đồng bằng sông Cửu Long có một câu chuyện năm nào cũng xảy ra, đó là điệp khúc được mùa mất giá, có những nông dân ở làng hoa Sa Đéc mỗi năm đem hoa lên Thành phố Hồ Chí Minh bán, đến gần giao thừa lại chính tay mình đập bỏ những chậu hoa mà mình từng chăm chút… như vậy, công nghệ nói chung, CĐS nói riêng phải góp phần giải quyết vấn đề tiêu thụ, đầu ra, sau đó nói đến những chuyện lớn hơn như xuất khẩu, truy xuất nguồn gốc hàng hóa, dữ liệu về an toàn thực phẩm trên nền tảng ứng dụng công nghệ số.
Đồng tình với ông Tuấn, theo ông Phạm Ngọc Hoàng Nam, Trưởng phòng Dịch vụ Phần mềm, Công ty Cổ phần Dịch vụ Công nghệ Tin học HPT: “Để CĐS trong ngành nông nghiệp trước hết, cần xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin ngành, cung cấp nhiều giải pháp hiện đại trong nông nghiệp để nông dân tiếp cận. Mặt khác, việc thay đổi nhận thức cho người nông dân về CĐS cũng cần được tập trung thực hiện, bởi muốn CĐS nông nghiệp, thì trước hết nông dân phải hiểu CĐS là nhu cầu tất yếu sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn so với việc canh tác truyền thống. Ngoài những yếu tố trên, thì chính sách của tỉnh để khuyến khích các cá nhân, hợp tác xã ứng dụng công nghệ đưa thương hiệu tiến xa cũng là yếu tố rất quan trọng”.
Bên cạnh tập trung thúc đẩy CĐS lĩnh vực nông nghiệp theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm, để người dân Đồng bằng sông Cửu Long được nâng cao chất lượng cuộc sống, phải giúp người dân thoát nghèo, giúp người nông dân tránh được thực tế được mùa mất giá, phụ thuộc vào thương lái trung gian. Muốn vậy cần CĐS để tạo thương hiệu gia đình cho sản phẩm bằng cách cá thể hoá sản vật với mảnh vườn nhà mình.
Phải CĐS giáo dục, y tế và các ngành mũi nhọn. Về y tế, nên CĐS bằng cách ứng dụng "Bác sĩ AI" có thuật toán khám, chẩn đoán bệnh nhanh, chính xác, hoàn toàn tự động; triển khai nền tảng tư vấn, khám chữa bệnh từ xa để mỗi người dân có một bác sĩ riêng, được kết nối các bệnh viện Trung ương và địa phương, sử dụng bác sỹ tốt nhất cho người dân trong Vùng; Mỗi người dân một sổ sức khỏe điện tử theo suốt cuộc đời.
Về giáo dục, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm gợi mở: “Vùng nên cân nhắc chọn CĐS lĩnh vực giáo dục, đào tạo là ưu tiên số 1 để phát triển nhanh nhân lực số. Cho phép, thúc đẩy đại học số. Đại học số không cần nhiều giảng đường, giáo viên. Đại học số thì sinh viên vẫn ở nhà, vẫn cày cấy giúp bố mẹ và vẫn học đại học. Đại học số thì nhiều người có thể học đại học. Đại học số có thể giúp giải quyết bài toán thiếu nhân lực số…”
Nông nghiệp là lĩnh vực cần được ưu tiên trong CĐS.
Những rào cản...
Với đồng bằng sông Cửu Long, CĐS có ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ giúp các tỉnh gắn kết với nhau, mà còn giúp từng địa phương phát huy thế mạnh sẵn có.
Ông Phạm Kim Sơn, đại diện Công ty TNHH MTV Phát triển Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC), cho biết: “Liên kết vùng để CĐS là mong muốn nhiều năm nay của các tỉnh, chứ không đợi đến khi có Chính phủ điện tử. Để liên kết vùng hiệu quả, thì việc dùng công nghệ số để liên kết là phù hợp nhất. Liên kết vùng CĐS là yêu cầu tất yếu, trong điều kiện sản xuất chuỗi giá trị như hiện nay, không liên kết vùng không thể tồn tại được. Tuy nhiên, khó khăn nhất của chúng ta hiện là chưa có sự bắt tay mạnh mẽ của các tỉnh, thiếu chính sách chung và định hướng quan trọng từ Trung ương. Ngoài ra, chưa có địa phương tiên phong đứng ra làm đầu tàu trong liên kết, đây hiện là rào cản rất lớn trong việc liên kết vùng trong CĐS”.
CĐS được nhắc nhiều trong thời điểm hiện nay, nhưng câu chuyện liên kết vùng để CĐS còn rất nhiều rào cản.
Ông Nguyễn Thái Việt Huy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Công nghệ thông minh MiSmart, cho rằng: “Về mặt liên kết vùng để CĐS, thì mỗi vùng đều có những đặc tính riêng, có những cây trồng riêng. Nếu như vùng nào có những điểm chung, thì nên liên kết. Chúng ta liên kết theo đối tượng, theo điểm chung trong từng lĩnh vực sẽ hay hơn, hiệu quả hơn là liên kết vùng theo địa lý, hành chính”.
TS Lã Hoàng Trung, Vụ trưởng Vụ Bưu Chính thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, cho rằng: “Để liên kết vùng trong CĐS, ứng dụng công nghệ số, theo tôi có thể nghiên cứu để triển khai một số giải pháp: Liên kết xây dựng, sử dụng hạ tầng số cụ thể, các địa phương có thể sử dụng chung hạ tầng cloud, hạ tầng trung tâm dữ liệu thay vì đầu tư riêng rẽ. Liên kết xây dựng ứng dụng, triển khai các nền tảng số, trong đó các địa phương có thể chia sẻ để sử dụng chung các ứng dụng, giải pháp CĐS đã thành công trong các lĩnh vực tại một hoặc một số địa phương trong vùng; chia sẻ nền tảng, kinh nghiệm triển khai nền tảng đã thành công tại địa phương mình để nhân rộng tại các địa phương trong vùng. Liên kết, chia sẻ kinh nghiệm triển khai CĐS nói chung gồm: xây dựng chính sách CĐS, đào tạo nhân lực công nghệ số, triển khai các dự án CĐS… Qua đó, đảm bảo sự hợp tác, liên kết vùng là thực chất, hiệu quả, không chồng chéo”.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm: CĐS là một việc khó nhưng là xu hướng tất yếu, khách quan
CĐS là một việc khó nhưng là xu hướng tất yếu, khách quan; là động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; vì thế phải tiến hành khẩn trương, kiên trì, liên tục; kế thừa những thành tựu phát triển công nghệ, các ứng dụng và dữ liệu số đã có, đi đôi với đổi mới sáng tạo, thường xuyên tổng kết, đánh giá để có những bước đi phù hợp tiếp theo.
Bên cạnh tập trung thúc đẩy CĐS lĩnh vực nông nghiệp theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm, để người dân Đồng bằng sông Cửu Long được nâng cao chất lượng cuộc sống, phải giúp người dân thoát nghèo, giúp người nông dân tránh được thực tế được mùa mất giá, phụ thuộc vào thương lái trung gian. Muốn vậy cần CĐS để tạo thương hiệu gia đình cho sản phẩm bằng cách cá thể hoá sản vật trên chính mảnh vườn nhà mình.
HOÀNG NGUYÊN - MỸ XUYÊN
07:17 01/04/2025
Nước ta quyết tâm đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (KH, CN, ĐMST và CĐS) để thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị.
06:30 28/03/2025
Thị xã Long Mỹ huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu nhằm triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trên cả ba trụ cột chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
07:36 25/03/2025
Một thập kỷ trở lại đây, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, cuộc cách mạng chuyển đổi số đã ngày càng mở ra những điều kiện khách quan, những yêu cầu cấp bách phải thực hiện cuộc Cách mạng tinh gọn bộ máy ở Việt Nam hiện nay. Vận dụng sáng tạo nguyên lý về sự phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng ta đã có những bước đi quyết đoán, quyết liệt trong xử lý mối quan hệ giữa Cách mạng tinh gọn bộ máy và Cách mạng chuyển đổi số, qua đó liên tục tạo ra thời cơ mới cho cả hai cuộc cách mạng này.
05:48 21/03/2025
Chỉ hơn 2 năm thành lập, Khu Công nghệ số tỉnh được xem là động lực mới. Thu hút đầu tư vào đây, tỉnh dành nhiều chính sách ưu đãi, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư.
15:52 14/03/2025
(HGO) – Ngày 14 - 3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đoàn công tác của tỉnh do ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, làm Trưởng đoàn đã có buổi thăm, làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (HUBA) và Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh (HCA).
11:04 14/03/2025
Hậu Giang đã đạt được kết quả tích cực trong xây dựng chính quyền số, từng bước nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành, phục vụ tốt nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.
08:01 07/03/2025
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) - bộ phận “một cửa”, được xác định là bộ mặt của chính quyền. Với sự quan tâm đầu tư của tỉnh “một cửa” cấp huyện, cấp xã dần được chuẩn hóa, chất lượng tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC ngày càng nâng cao.
07:23 28/02/2025
Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử ứng dụng công nghệ số như ví điện tử, Internet Banking, quét mã QR…
08:38 24/02/2025
(HG) - Từ cuối tháng 7-2023, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh đã ký kết thỏa thuận với Viettel Hậu Giang và VNPT Hậu Giang, cung cấp chứng thư số công cộng cho người dân trên địa bàn tỉnh.
07:58 21/02/2025
Hậu Giang tạo điều kiện cho 100% cán bộ, công chức, viên chức tham gia tập huấn trực tuyến chuyển đổi số (CĐS) trên nền tảng MOOCs - nền tảng học trực tuyến mở đại trà của Bộ Thông tin và Truyền Thông. Hậu Giang nằm trong Top 2 địa phương cả nước hoàn thành 100% khóa đào tạo trực tuyến về CĐS. Đây là cách làm quan trọng trong phát triển nhân lực số của tỉnh nhà.
17:45 04/04/2025
(HGO) - Chiều ngày 4-4, ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã chủ trì cuộc họp Tổ công tác số 10 về đôn đốc, chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.
16:38 04/04/2025
(HGO) - Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp, thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) tỉnh vừa tổ chức lễ tổng kết mô hình “Ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP gắn với liên kết chuỗi nâng cao giá trị sản phẩm”.
15:30 04/04/2025
(HGO) - Sáng ngày 4-4, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Hòa chủ trì buổi làm việc với Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh và các sở, ngành liên quan về tình hình thực hiện dự án Khu công nghiệp Sông Hậu - giai đoạn 1 (phần diện tích còn lại khoảng 46ha).
09:03 04/04/2025
(HG) - Ngày 3-4, ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, làm việc với Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo về tình hình thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Kế hoạch số 17 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 03 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57.