Thứ Sáu, ngày 20/06/2025 | 07:03
Kinh tế số - Động lực kiến tạo tương lai.mp3
Cùng với chính quyền số và xã hội số, kinh tế số đang góp phần thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo thêm động lực tăng trưởng mới. Thúc đẩy kinh tế số mạnh mẽ và bền vững đã và đang giúp tỉnh mở ra những cơ hội mới chưa từng có.
Thúc đẩy phát triển kinh tế số, toàn tỉnh đã có 21 mô hình Chợ 4.0 - thanh toán không dùng tiền mặt hướng đến xây dựng môi trường tiêu dùng số.
Từ ưu tiên tiêu dùng số
Chợ Vị Thanh là một trong những khu chợ đầu tiên ở tỉnh triển khai mô hình Chợ 4.0 - thanh toán không dùng tiền mặt. Sau giai đoạn bỡ ngỡ ban đầu, hiện nay, cả tiểu thương, hộ kinh doanh và khách hàng tại chợ đều đã quen thuộc và nhiệt tình đón nhận hình thức thanh toán hiện đại này.
Bà Trần Ngọc Thúy, tiểu thương tại chợ Vị Thanh, chia sẻ: “Việc thanh toán không dùng tiền mặt đã giúp giảm thiểu thời gian chờ đợi thanh toán cho người mua và người bán. Từ khi triển khai mô hình, hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được khách hàng tới chợ sử dụng ngày càng nhiều”.
Mô hình Chợ 4.0 đánh dấu bước tiến vượt bậc, cho phép toàn bộ tiểu thương và người dân thực hiện mua bán hàng hóa không dùng tiền mặt một cách nhanh chóng và tiện lợi. Giờ đây, những trở ngại như mang theo tiền lẻ, hay tính toán tiền thừa đã hoàn toàn biến mất. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, khách hàng có thể giao dịch tại mọi sạp hàng và ki-ốt trong chợ bằng cách thanh toán qua ví điện tử Viettel Money, VNPAY-QR… Chợ 4.0 chính là tương lai của mua sắm hiện đại.
Nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tỉnh còn thúc đẩy thực hiện các cơ chế, chính sách, đa dạng các phương tiện, hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong việc thanh toán tiền điện, nước, cước viễn thông, chi trả viện phí, dịch vụ công trực tuyến, mua sắm… để người dân dễ dàng tiếp cận. Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền về lợi ích, tính tiện dụng của việc thanh toán không dùng tiền mặt nhằm tạo thói quen sử dụng hình thức thanh toán này trong giao dịch hàng ngày.
Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như quét mã QR, ví điện tử, internet Banking, Mobile Banking đang ngày càng trở nên phổ biến và được đông đảo người dân, nhất là giới trẻ ưu tiên lựa chọn.
Bà Trần Thị Chính, Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A), chia sẻ: “Khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt trong trường học, chúng tôi đã công khai số tài khoản và hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm phổ biến rộng rãi đến từng lớp. Nhờ vậy, phụ huynh có thể dễ dàng lựa chọn hình thức đóng các khoản phí như chi phí bán trú, bảo hiểm cho học sinh phù hợp với nhu cầu của mình. Việc này vô cùng tiện lợi, phụ huynh chỉ cần ghi rõ họ tên và thông tin lớp khi chuyển khoản, nhà trường sẽ ghi nhận lại, giúp phụ huynh không còn phải đến tận nơi nộp tiền như trước đây”.
Đến tầm nhìn chiến lược về công nghệ
Là tỉnh có xuất phát điểm thấp, Hậu Giang đang nỗ lực phát triển kinh tế số. Toàn tỉnh có hơn 50 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mua bán và dịch vụ công nghệ thông tin, với doanh thu còn thấp so với tốc độ tăng trưởng chung của tỉnh.
Đáng chú ý, các doanh nghiệp công nghệ số gần như vắng bóng, ngoại trừ sự hiện diện của các tập đoàn lớn như VNPT, Viettel, FPT. Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GRDP của tỉnh qua các năm vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra, trong đó năm 2020 là 6,03%; năm 2021 là 6,02%; năm 2022 với 6,10%; năm 2023 đạt 6,39% và năm 2024 đạt 6,36% (chỉ tiêu Nghị quyết đạt 10%).
Để hiện thực hóa các mục tiêu của Nghị quyết số 02 về xây dựng Chính quyền điện tử và chuyển đổi số tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, năm 2023, tỉnh đã thành lập Khu Công nghệ số tỉnh Hậu Giang với diện tích 28,5ha. Khu kỳ vọng sẽ trở thành thỏi nam châm thu hút các doanh nghiệp công nghệ số, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số, hấp dẫn đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của tỉnh. Đến nay, Khu Công nghệ số tỉnh thu hút được 9 doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp này hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phần mềm và nội dung thông tin số, tạo việc làm cho hơn 350 lao động.
Với tầm nhìn chiến lược, tỉnh đang nỗ lực thúc đẩy phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Khu Công nghệ số thông qua 2 giai đoạn cụ thể. Trong giai đoạn 1, tỉnh đã cấp phép cho Công ty TNHH Một thành viên Ươm tạo LV (Trung tâm ISC) sử dụng 4,8ha đất để triển khai Trung tâm ươm tạo công nghệ và hỗ trợ đổi mới sáng tạo. Tiếp nối thành công này, giai đoạn 2 (2025-2028) tỉnh đầu tư 400 tỉ đồng nhằm hoàn thiện hạ tầng Khu Công nghệ số theo đúng quy hoạch. Mục tiêu cuối cùng là tạo đà mạnh mẽ cho các hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực trọng điểm như công nghệ thông tin, nông nghiệp và sinh học trên địa bàn tỉnh.
Theo ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Quá trình hình thành, phát triển Khu Công nghệ số cần nhiều sự đầu tư của các tập đoàn công nghệ thông tin trong và ngoài nước nhằm giúp Hậu Giang sớm hình thành một ngành công nghiệp công nghệ thông tin đủ mạnh, góp phần vào sự tăng trưởng của địa phương và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới.
Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GRDP năm 2024 đạt 6,36% Toàn tỉnh đã có hơn 50 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mua bán và dịch vụ công nghệ thông tin. Thúc đẩy phát triển kinh tế số, tỉnh thành lập Khu Công nghệ số tỉnh Hậu Giang với diện tích 28,5ha, hiện thu hút 9 doanh nghiệp trong và ngoài nước, hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất phần mềm và nội dung thông tin số. Ra mắt được 21 mô hình “Chợ 4.0” ở 8 huyện, thị xã, thành phố, ở các chợ này đã cài đặt khoảng 617.769 tài khoản ngân hàng, ví điện tử để giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt. 100% giao dịch nộp thuế trên địa bàn tỉnh thực hiện qua ngân hàng thương mại, hệ thống Kho bạc Nhà nước Hậu Giang; 100% hóa đơn thanh toán tiền điện thực hiện qua hình thức thanh toán trực tuyến; 72% hóa đơn thanh toán tiền nước thực hiện qua ngân hàng và các tổ chức trung gian… Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GRDP năm 2024 đạt 6,36%. |
AN NHIÊN
10:55 25/06/2025
Hạ tầng số đóng vai trò then chốt, quyết định sự thành công trong công cuộc chuyển đổi số toàn diện. Nhận thức tầm quan trọng này, tỉnh đã và đang ưu tiên đầu tư, xây dựng, hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ lĩnh vực này.
06:55 24/06/2025
(HG) - Ngày 23-6, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tổ chức Hội nghị Quán triệt triển khai Kế hoạch số 02 của Ban Chỉ đạo Trung ương về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh, hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Dự và chủ trì hội nghị có ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến kết nối đến các tỉnh, thành phố và xã, phường, thị trấn trong cả nước.
19:11 12/06/2025
Thực hiện Nghị quyết số 02 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng Chính quyền điện tử và Chuyển đổi số tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh tập trung xây dựng thành phố Vị Thanh trở thành đô thị thông minh điển hình.
07:56 06/06/2025
Với mục tiêu hình thành nền tảng công nghệ số triển khai các giải pháp dịch vụ nông thôn thông minh, thị trấn Rạch Gòi và xã Thạnh Xuân (huyện Châu Thành A) đã cho ra mắt mô hình “Làng số - ấp văn hóa thông minh”, mô hình kỳ vọng phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân gắn với công nghệ.
05:58 04/06/2025
Hậu Giang xác định định hướng chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng dựa vào khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, trong đó khẳng định vai trò của công nghệ số phải thực sự là động lực cho sự phát triển.
09:58 27/05/2025
Với phương châm lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, cùng những giải pháp cụ thể, cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số tại thành phố Vị Thanh có những chuyển biến tích cực, góp phần tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
09:08 15/05/2025
Nhờ sự quyết tâm, vào cuộc tích cực cả hệ thống chính trị, công tác chuyển đổi số (CĐS) trên các lĩnh vực của huyện Vị Thủy đạt được nhiều kết quả nổi bật nhất là trên ba trụ cột Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số.
13:13 13/05/2025
(HGO) – Ngày 13-5, Đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ do Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương làm Trưởng đoàn cùng đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, có buổi thăm và kiểm tra thực tế Khu Công nghệ số tỉnh Hậu Giang (xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh).
09:12 25/04/2025
(HG) - Sáng ngày 24-4, tại khách sạn Sheraton Cần Thơ, Viettel Hậu Giang lần đầu tiên tổ chức hội thảo chuyên đề “Lãnh đạo doanh nghiệp trong kỷ nguyên AI - Tối ưu con người, tăng tốc vận hành”. Ông Nguyễn Huỳnh Phước, Giám đốc Sở Khoa học
09:04 25/04/2025
Theo công bố Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) cấp tỉnh năm 2024 Hậu Giang đạt 44,0066 điểm, xếp hạng 23/63 tỉnh, thành phố nằm trong nhóm trung bình cao. Trong 8 chỉ số thành phần, tỉnh có chỉ số thủ tục hành chính công đạt điểm cao đứng đầu cả nước. Đây là kết quả xứng đáng cho hành trình nỗ lực từ tỉnh đến cơ sở.
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...