Thứ Ba, ngày 10/10/2023 | 11:42
Sau thời gian chuẩn bị, trong tháng 10 này thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A sẽ ra mắt mô hình Chợ an toàn - Chợ 4.0 thanh toán không dùng tiền mặt theo kế hoạch phối hợp của Hội LHPN huyện với Huyện đoàn, Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa thể thao và Truyền thanh huyện.
Người dân quét mã thanh toán khi mua sắm tại chợ Bảy Ngàn.
Theo Hội LHPN huyện, trên địa bàn huyện hiện đã có nhiều xã, thị trấn thực hiện mô hình Chợ an toàn - Chợ 4.0 thanh toán không dùng tiền mặt. Riêng năm 2023 này, có 2 đơn vị ra mắt mô hình Chợ an toàn - Chợ 4.0 thanh toán không dùng tiền mặt đó là thị trấn Cái Tắc (đã ra mắt) và thị trấn Bảy Ngàn.
Bà Nguyễn Thị Kim Cương, Chủ tịch Hội LHPN huyện, thông tin, việc ra mắt các chợ 4.0 trên địa bàn huyện sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh, mua bán nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt ở chợ. Đây là bước đầu để hướng đến việc chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang kinh doanh hiện đại, hỗ trợ tiểu thương, hộ kinh doanh triển khai bán hàng không dùng tiền mặt, bán hàng qua mạng và các sàn thương mại điện tử...
Nhận thấy những lợi ích khi thực hiện mô hình chợ 4.0, bà Trần Mỹ Kiều, chủ cửa hàng quần áo thời trang Tuấn Kiều, chợ Bảy Ngàn, tiên phong thực hiện việc trang bị bảng mã để khách hàng quét mã QR thanh toán không dùng tiền mặt tại cửa hàng cách nay 5 tháng.
Bà Kiều chia sẻ: “Qua nghe thông tin trên phương tiện đại chúng, sự vận động, hướng dẫn của chính quyền địa phương và Hội LHPN thị trấn, tôi nhận thấy được sự tiện lợi của việc thanh toán không dùng tiền mặt nên chủ động trang bị mã QR thanh toán cho khách hàng. Tôi còn thực hiện việc quét mã vạch hàng hóa khi thanh toán. Với cách làm này, mỗi sản phẩm đều có mã giá cụ thể, người dân yên tâm hơn về giá cả khi mua, mình cũng thuận lợi hơn trong việc kiểm soát các đơn hàng trong ngày, dễ dàng hơn trong khâu kiểm hàng”.
Theo bà Kiều, hiện nay khách hàng đến cửa hàng mua sắm đa phần đã biết đến việc thanh toán qua hình thức chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng hoặc quét mã QR thanh toán. Bình quân, có khoảng 50% lượng khách chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
“Giờ khách đến tiệm tôi đều hướng dẫn để thanh toán qua quét mã QR hoặc chuyển khoản để tạo thói quen cho mọi người. Đa phần nhóm khách trẻ đều rất am hiểu việc thanh toán không dùng tiền mặt. Chỉ còn số cô chú lớn tuổi chưa rành sử dụng điện thoại thông minh hoặc chưa có tài khoản ngân hàng mới dùng tiền mặt để thanh toán. Không chỉ riêng chỗ tôi mà chợ này đã có nhiều cửa hàng thực hiện quét mã thanh toán”, bà Kiều chia sẻ thêm.
Bất ngờ khi biết đến việc quét mã QR thanh toán, bà Phạm Thị Kiều My, ấp 2A, thị trấn Bảy Ngàn, chia sẻ: “Cách nay mấy tháng, tôi cũng được hướng dẫn cách thanh toán tiền khi mua hàng hóa bằng hình thức chuyển khoản. Rồi giờ ra chợ lại được hướng dẫn thêm việc quét mã QR thanh toán. Tôi thấy việc thanh toán cách này rất tiện lợi, lỡ như không đem đủ tiền mặt cũng có thể mua sắm được”.
Theo Hội LHPN thị trấn Bảy Ngàn, dự kiến trong tháng 10, chợ Bảy Ngàn sẽ là đơn vị thứ 5 của huyện ra mắt mô hình Chợ an toàn - Chợ 4.0 thanh toán không dùng tiền mặt. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị ra mắt mô hình đã được Hội phối hợp thực hiện chu đáo, sẵn sàng cho ngày ra mắt.
Bà Phan Thị Yến Linh, Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Bảy Ngàn, cho biết: “Qua rà soát chợ có khoảng 430 hộ tiểu thương mua bán, để thực hiện mô hình chợ 4.0, chúng tôi đã tuyên truyền, vận động giai đoạn 1 có 360 hộ cài đặt ví điện tử thanh toán không dùng tiền mặt. Song song đó, cũng vận động hội viên và người dân trên địa bàn cài đặt ví điện tử, đăng ký tài khoản ngân hàng để cùng nhau thanh toán không dùng tiền mặt khi đi chợ, giúp cho mô hình chợ 4.0 phát huy hiệu quả khi ra mắt”.
Hội LHPN thị trấn Bảy Ngàn thông tin thêm, thực hiện mô hình Chợ an toàn - Chợ 4.0 thanh toán không dùng tiền mặt, ngoài việc vận động hộ tiểu thương và người dân không dùng tiền mặt, Hội còn tuyên truyền người dân thực hiện tốt các nội dung chợ an toàn, trong đó chú trọng các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm khi mua bán, đảm bảo về bảo vệ môi trường, thực hiện văn hóa trong giao thương...
Bài, ảnh: QUỲNH LAM
07:17 01/04/2025
Nước ta quyết tâm đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (KH, CN, ĐMST và CĐS) để thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị.
06:30 28/03/2025
Thị xã Long Mỹ huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu nhằm triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trên cả ba trụ cột chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
07:36 25/03/2025
Một thập kỷ trở lại đây, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, cuộc cách mạng chuyển đổi số đã ngày càng mở ra những điều kiện khách quan, những yêu cầu cấp bách phải thực hiện cuộc Cách mạng tinh gọn bộ máy ở Việt Nam hiện nay. Vận dụng sáng tạo nguyên lý về sự phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng ta đã có những bước đi quyết đoán, quyết liệt trong xử lý mối quan hệ giữa Cách mạng tinh gọn bộ máy và Cách mạng chuyển đổi số, qua đó liên tục tạo ra thời cơ mới cho cả hai cuộc cách mạng này.
05:48 21/03/2025
Chỉ hơn 2 năm thành lập, Khu Công nghệ số tỉnh được xem là động lực mới. Thu hút đầu tư vào đây, tỉnh dành nhiều chính sách ưu đãi, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư.
15:52 14/03/2025
(HGO) – Ngày 14 - 3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đoàn công tác của tỉnh do ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, làm Trưởng đoàn đã có buổi thăm, làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (HUBA) và Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh (HCA).
11:04 14/03/2025
Hậu Giang đã đạt được kết quả tích cực trong xây dựng chính quyền số, từng bước nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành, phục vụ tốt nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.
08:01 07/03/2025
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) - bộ phận “một cửa”, được xác định là bộ mặt của chính quyền. Với sự quan tâm đầu tư của tỉnh “một cửa” cấp huyện, cấp xã dần được chuẩn hóa, chất lượng tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC ngày càng nâng cao.
07:23 28/02/2025
Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử ứng dụng công nghệ số như ví điện tử, Internet Banking, quét mã QR…
08:38 24/02/2025
(HG) - Từ cuối tháng 7-2023, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh đã ký kết thỏa thuận với Viettel Hậu Giang và VNPT Hậu Giang, cung cấp chứng thư số công cộng cho người dân trên địa bàn tỉnh.
07:58 21/02/2025
Hậu Giang tạo điều kiện cho 100% cán bộ, công chức, viên chức tham gia tập huấn trực tuyến chuyển đổi số (CĐS) trên nền tảng MOOCs - nền tảng học trực tuyến mở đại trà của Bộ Thông tin và Truyền Thông. Hậu Giang nằm trong Top 2 địa phương cả nước hoàn thành 100% khóa đào tạo trực tuyến về CĐS. Đây là cách làm quan trọng trong phát triển nhân lực số của tỉnh nhà.
18:39 03/04/2025
Câu chuyện về những nông dân miền Tây mạnh dạn trồng lúa sạch, giảm phát thải để nhận tiền thưởng bạc tỉ từ các tổ chức quốc tế đang là vấn đề được nhiều người bàn tán. Cách làm mới này mở ra tương lai phát triển bền vững cho ngành lúa gạo, bởi bảo vệ tốt môi trường, người trồng lúa và người tiêu dùng…
18:37 03/04/2025
Kết nối vùng lỏng lẻo và đầu tư công chưa tương xứng là hai trong số nhiều nguyên nhân khiến ĐBSCL kém hấp dẫn nhà đầu tư và rơi vào vòng xoáy đi xuống. Trước thực tế này, chia sẻ với phóng viên Báo Hậu Giang, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh (ảnh), Giảng viên cao cấp, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam, đã có những phân tích cũng như đề xuất để vực dậy kinh tế cho ĐBSCL trong thời gian tới.
18:35 03/04/2025
Trước khi hợp nhất vào Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản trả lời ý kiến cử tri Hậu Giang về công tác quản lý, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh nhằm giúp công tác quản lý nhà nước ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của xã hội và người dân.
18:33 03/04/2025
Được xác định là lực lượng trẻ có trình độ, dễ dàng thích ứng và bắt nhịp nhanh xu hướng chuyển đổi số, các địa phương, trường học đã thực hiện nhiều giải pháp để học sinh tiếp cận môi trường số an toàn, tận dụng hiệu quả các ứng dụng số thông dụng.