Thứ Ba, ngày 25/03/2025 | 07:36
Một thập kỷ trở lại đây, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, cuộc cách mạng chuyển đổi số đã ngày càng mở ra những điều kiện khách quan, những yêu cầu cấp bách phải thực hiện cuộc Cách mạng tinh gọn bộ máy ở Việt Nam hiện nay. Vận dụng sáng tạo nguyên lý về sự phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng ta đã có những bước đi quyết đoán, quyết liệt trong xử lý mối quan hệ giữa Cách mạng tinh gọn bộ máy và Cách mạng chuyển đổi số, qua đó liên tục tạo ra thời cơ mới cho cả hai cuộc cách mạng này.
Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Ảnh: Đang Thư
Cách mạng chuyển đổi số tạo ra những điều kiện khách quan thúc đẩy cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy
Năm 2011, khái niệm “công nghiệp 4.0” lần đầu tiên được đưa ra tại Hội chợ Hannover của Đức. Sau đó, được phổ biến tại Diễn đàn kinh tế thế giới Davos, Thụy Sỹ năm 2015 và 2016 với tên gọi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cũng trong thời gian này, khái niệm về “chuyển đổi số” ra đời gắn với sự bùng nổ của các công nghệ như điện toán đám mây, dữ liệu lớn (big data), AI, và IoT... Tên gọi “cách mạng chuyển đổi số” được dùng để nhấn mạnh tính đột phá và quy mô toàn cầu của quá trình này. Hiện nay, cách mạng chuyển đổi số được hiểu như một bộ phận cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Nhận thức được rằng, đây là thời cơ “trăm năm có một” để tạo ra bước đột phá trong sự phát triển kinh tế - xã hội, đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới, Đảng và Nhà nước ta đã tích cực, chủ động hoạch định các chủ trương, đường lối và chính sách, pháp luật để mở đường cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cách mạng chuyển đổi số.
Ngày 18/5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 884/QĐ-TTg Về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”. Tiếp đó, ngày 27/9/2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ chương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, từ đó chính thức mở ra bước ngoặt to lớn trong thời kỳ đổi mới, tạo tiền đề để Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; và tiếp đó là Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Một năm sau đó, ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 505/QĐ-TTg về Ngày Chuyển đổi số quốc gia, lấy ngày 10 tháng 10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia.
Năm 2020, Bộ Thông tin và Truyền thông lần đầu tiên công bố “Cẩm nang chuyển đổi số”, trong đó nhấn mạnh: “Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số”. Cũng trong thời gian này, Bộ đã triển khai thí điểm các mô hình “chuyển đổi số cấp xã” nhằm kéo nông thôn về gần với thành thị bằng cách triển khai Internet tốc độ cao, dịch vụ công trực tuyến, hướng dẫn cách làm thương mại điện tử và phát triển kinh tế số… ở một số địa phương đặc thù. Những thành tựu to lớn thu được là cơ sở cho việc tái bản “Cẩm nang chuyển đổi số” năm 2022 và mở rộng phạm vi thí điểm mô hình “chuyển đổi số cấp xã.
Trước những kết quả rất tích cực trong việc triển khai cách mạng chuyển đổi số trên hầu khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội, đã đặt ra một yêu cầu mới phải thúc đẩy cách mạng chuyển đổi số mạnh mẽ hơn nữa. Đó là, từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ hình thành “công dân số”, tạo nền tảng cốt lõi cho việc phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Năm 2020, sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án dữ liệu dân cư và Dự án căn cước, Bộ Công an đã điều động, tăng cường gần 200.000 cảnh sát để thực hiện hai dự án này trên phạm vi toàn quốc. Việc triển khai chủ trương làm căn cước công dân gắn chíp điện tử, nay là thẻ căn cước, và định danh điện tử mức 2 trên VNeID được thực hiện rất quyết liệt, qua đó đã thu thập và đồng bộ vào hệ thống hơn 98 triệu nhân khẩu.
Ngày 22/6/2021, Bộ Công an tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết xây dựng, triển khai dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Dự án Sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân và Lễ công bố vận hành chính thức hệ thống từ ngày 01/7/2021. Đến nay, Cơ sở dữ liệu quốc gia được triển khai và đã có nhiều kết quả rất tích cực, như:
(1) Cơ sở dữ liệu về dân cư đã lưu thông tin của khoảng 99 triệu nhân khẩu, đạt trên 99% dân số Việt Nam; kết nối với 15 bộ, ngành; 63/63 địa phương.
(2) Cơ sở dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp, đã kết nối được với 13 bộ, ngành và 63/63 địa phương với khoảng 41 triệu giao dịch; lưu trữ dữ liệu của hơn 1,6 triệu doanh nghiệp và hơn 200.000 đơn vị trực thuộc doanh nghiệp; lưu trữ thông tin đăng ký của khoảng 2,4 triệu hộ kinh doanh.
(3) Cơ sở dữ liệu về hộ tịch điện tử đã hoàn thành triển khai tại 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với hơn 50.000 người dùng.
(4) Cơ sở dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức đã kết nối đồng bộ dữ liệu với 96 bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương, trong đó 70 bộ, ngành, địa phương đã đồng bộ dữ liệu (đạt 100%) và các đơn vị còn lại đang tiếp tục đồng bộ dữ liệu về bảo đảm đủ số liệu của giai đoạn 1.
Như vậy, có thể thấy những thành tựu của cuộc cách mạng chuyển đổi số đã ngày càng đưa đến điều kiện khách quan đòi hỏi phải mở ra cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy.
“Gió đổi chiều” - cách mạng tinh gọn bộ máy đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa cách mạng chuyển đổi số
Trước những yêu cầu khách quan từ thực tiễn, trên cơ sở những thành tựu đạt được từ cách mạng chuyển đổi số, sau hơn ba tháng thực hiện chủ trương tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Đảng ta đã có những bước đột phá mạnh mẽ mở ra cuộc cách mạng tinh giản bộ máy chưa từng có tiền lệ.
Theo đó, cơ quan Chính phủ giảm 5 bộ, ngành so với trước đây. Về tổ chức bên trong các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, giảm 13/13 tổng cục và tổ chức tương đương, giảm 519 cục và tổ chức tương đương, giảm 219 vụ và tổ chức tương đương, giảm 3.303 chi cục và tương đương chi cục. Đối với các địa phương, 63 tỉnh và thành phố theo chỉ đạo chung của Chính phủ đã giảm 343 cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc UBND cấp tỉnh; 1.454 cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc UBND cấp huyện.
Ngày 11/3/2025, tại cuộc họp Chính phủ về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, thông tin dự kiến cho biết ngoài việc xóa bỏ cấp huyện, số lượng đơn vị cấp xã sẽ giảm mạnh từ hơn 10.000 xã xuống còn khoảng 2.500 xã. Điều có có nghĩa là bộ máy hành chính sẽ giảm hàng ngàn cơ quan, đơn vị.
Có thể thấy, cách mạng chuyển đổi số đã thực sự tạo ra những điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc tinh giản bộ máy. Song, chính trong điều kiện hiện nay, khi mà cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy ngày càng đi vào chiều sâu, càng trở thành một cuộc cách mạng triệt để thì chính nó lại đưa đến yêu cầu rất cao đối với cách mạng chuyển đổi số.
Thứ nhất, trong điều kiện bộ máy tinh, gọn, đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải hoàn thiện mô hình tổng thể hệ thống chính trị, các cơ quan Đảng, Nhà nước vận hành thông suốt trên môi trường số. Đảng, Nhà nước là người dẫn đường, nếu như không nhanh chóng hoàn thiện mô hình quản trị hiện đại trong tổng thể hệ thống chính trị thì chắc chắn sẽ không đạt được hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Và những thành tựu mà cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy mới đạt được có thể trở thành công cốc.
Thứ hai, đội ngũ cán bộ phải tận tâm, chuyên nghiệp thật sự mạnh trong vận hành “Nhà nước số”. Để vận hành mô hình quản trị số, nhất là Chính phủ số, chúng ta cần một đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ cao, kết hợp nhuần nhuyễn giữa tri thức và đạo đức cách mạng. Phải bảo đảm yêu cầu một người làm việc bằng năm, bằng mười trước đây.
Thứ ba, phải cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình lên mức tối đa và “không để ai bị bỏ lại phía sau” trong cuộc cách mạng chuyển đổi số. Sau khi địa giới của các đơn vị hành chính cấp xã được mở rộng, đồng thời xóa bỏ cấp huyện, người dân, doanh nghiệp có thể gặp những bất tiện, thậm chí là khó khăn lớn gây lãng phí, tốn kém tiền bạc, đặc biệt là đồng bào vùng sâu, vùng xa nếu như 100% các dịch vụ công chưa được đưa lên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Thứ tư, phải nhanh chóng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các trung tâm dữ liệu phục vụ hoạt động “Nhà nước số”, phải đẩy nhanh việc vận hành “Nhà nước số” theo phương châm “vừa chạy, vừa xếp hàng”. Hơn 100 triệu người dân, hàng triệu cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp với rất nhiều con số biết nói nữa cho thấy, yêu cầu rất cao và phải đáp ứng trong thời gian ngắn để mô hình tổng thể hệ thống chính trị mới - “Nhà nước số” có thể hoạt động trơn tru, đáp ứng yêu cầu “của dân, do dân, vì dân”.
Có thể thấy, bằng những quyết sách hết sức đúng đắn của Đảng, Nhà nước, chúng ta đã từng bước giải quyết mâu thuẫn giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, cũng như mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, mà biểu hiện ở đây là cuộc cách mạng chuyển đổi số và cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy. Biến việc giải quyết những mâu thuẫn đó trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Nếu tiếp tục giải quyết đúng đắn những mối quan hệ này trong thời gian tới, chắc chắn đất nước ta sẽ ngày càng ổn định, tạo tiền đề vững chắc cho việc phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ hai con số trong những năm tới để chúng ta tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển của dân tộc.
TS Nguyễn Hữu Dũng (Học viện Chính trị khu vực IV)
06:39 06/04/2025
(HGO) – Ông Nguyễn Văn Hoà, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh vừa có buổi làm việc với các sở, ban, ngành về Kế hoạch tổ chức Tuần lễ Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số năm 2025 (Week of Science, Technology, Innovation and Digital Transformation - STIDT Week 2025).
07:49 05/04/2025
(HGO) – Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương và đơn vị tư vấn, đã họp thông qua phương án thiết kế Dự án Xây dựng Khu công nghệ số tỉnh giai đoạn 2 và Dự án Nâng cấp, sửa chữa nhà ăn Trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang phục vụ hoạt động đổi mới sáng tạo.
07:17 01/04/2025
Nước ta quyết tâm đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (KH, CN, ĐMST và CĐS) để thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị.
06:30 28/03/2025
Thị xã Long Mỹ huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu nhằm triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trên cả ba trụ cột chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
05:48 21/03/2025
Chỉ hơn 2 năm thành lập, Khu Công nghệ số tỉnh được xem là động lực mới. Thu hút đầu tư vào đây, tỉnh dành nhiều chính sách ưu đãi, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư.
15:52 14/03/2025
(HGO) – Ngày 14 - 3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đoàn công tác của tỉnh do ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, làm Trưởng đoàn đã có buổi thăm, làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (HUBA) và Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh (HCA).
11:04 14/03/2025
Hậu Giang đã đạt được kết quả tích cực trong xây dựng chính quyền số, từng bước nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành, phục vụ tốt nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.
08:01 07/03/2025
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) - bộ phận “một cửa”, được xác định là bộ mặt của chính quyền. Với sự quan tâm đầu tư của tỉnh “một cửa” cấp huyện, cấp xã dần được chuẩn hóa, chất lượng tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC ngày càng nâng cao.
07:23 28/02/2025
Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử ứng dụng công nghệ số như ví điện tử, Internet Banking, quét mã QR…
08:38 24/02/2025
(HG) - Từ cuối tháng 7-2023, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh đã ký kết thỏa thuận với Viettel Hậu Giang và VNPT Hậu Giang, cung cấp chứng thư số công cộng cho người dân trên địa bàn tỉnh.
18:00 17/04/2025
(HG) - Chiều ngày 17-4, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh gồm: ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
17:48 17/04/2025
(HG) - Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh cho biết, cơ quan này vừa ra Quyết định tạm giữ hình sự đối với đối tượng Lâm Quốc Khánh, sinh năm 1995, thường trú xã Hòa Hưng, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
17:45 17/04/2025
(HG) - Chiều ngày 17-4, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh gồm: bà Thái Thu Xương, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, có buổi tiếp xúc với 160 cử tri thị xã Long Mỹ trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
15:40 17/04/2025
(HG) - Sáng ngày 17-4, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh gồm: ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Văn Quân, Giám đốc Sở Công thương, có buổi tiếp xúc với hơn 160 cử tri thành phố Ngã Bảy trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.