Thứ Năm, ngày 17/04/2025 | 06:21
ĐBSCL tìm “cú hích” phát triển từ đầu tư công.mp3
ĐBSCL đang bước vào giai đoạn phát triển có tính chất quyết định. Trong bối cảnh đó, huy động hiệu quả nguồn lực đầu tư công cùng với sự phối hợp chặt chẽ giữa trung ương và địa phương là điều kiện tiên quyết để khai mở tiềm năng, đưa vùng đất này phát triển toàn diện và bền vững trong kỷ nguyên mới.
ĐBSCL có mức đầu tư thấp, chỉ cao hơn vùng Tây Nguyên và ngang bằng vùng Trung du miền núi phía Bắc.
So với các vùng khác, ĐBSCL đang dần tụt lại phía sau không chỉ về thu hút đầu tư mà cả ở cơ hội kinh tế và chất lượng hạ tầng giao thông. Những yếu tố nền tảng này đang kìm hãm bước tiến của một khu vực giàu dư địa phát triển.
Thiếu lực đẩy xứng tầm
Theo ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ĐBSCL không chỉ là vựa lúa, vựa trái cây, vựa thủy sản, mà còn là một trong những vùng kinh tế có tiềm năng phát triển đặc biệt quan trọng của cả nước. Vùng này đóng góp gần 18% GDP cả nước, 90% sản lượng gạo xuất khẩu, 70% sản lượng trái cây và 60% sản lượng thủy sản, góp phần quan trọng vào an ninh lương thực quốc gia và chuỗi cung ứng toàn cầu. Đặc biệt, năm 2024, GRDP của ĐBSCL tăng trưởng 7,3%, cao hơn mức trung bình cả nước, với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 28 tỉ USD.
Thành tựu đáng tự hào như vậy nhưng theo ông Đậu Anh Tuấn, toàn vùng đang đối mặt với nhiều thách thức kìm hãm sự phát triển. Đó là đầu tư vào ĐBSCL vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Tỷ lệ vốn đầu tư công chiếm chưa đến 10% tổng đầu tư cả nước, trong khi đầu tư tư nhân và FDI vẫn còn hạn chế.
“ĐBSCL là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới với tình trạng xâm nhập mặn, sụt lún đất, sạt lở bờ sông và thiếu hụt nguồn nước ngọt. Hệ thống hạ tầng giao thông và logistics chưa đồng bộ làm gia tăng chi phí vận chuyển và giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong vùng”, ông Đậu Anh Tuấn phân tích.
Theo ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), kinh tế ĐBSCL nhiều năm qua vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn. Đó là cơ sở hạ tầng còn hạn chế, chậm chuyển đổi cơ cấu, thu hút đầu tư kém, doanh nghiệp chậm phát triển cả về số lượng và năng lực, vùng thiếu cơ hội việc làm cho người lao động, năng suất lao động và sức cạnh tranh còn yếu… Trong bối cảnh cả nước đang phát triển nhanh chóng, các địa phương đang cải cách, cải thiện môi trường và điều kiện kinh doanh thì ĐBSCL chưa kịp bắt nhịp.
“Cả nước ta đang bước vào cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, sáp nhập các cơ quan trung ương, địa phương để nâng cao hiệu quả, hiệu năng quản lý, tập trung cao độ cải cách thể chế để đưa đất nước ta bước vào giai đoạn phát triển mới thì việc phân tích, đánh giá tình hình kinh tế của một vùng như ĐBSCL sẽ góp phần quan trọng trong việc cung cấp thông tin đầy đủ, tin cậy làm nền tảng những quyết sách trọng yếu để phát triển toàn diện và bền vững. Qua đó, ĐBSCL sẽ cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, thực hiện thành công mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045”, ông Phạm Tấn Công, nhấn mạnh.
Ở góc nhìn khác, ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh ĐBSCL (VCCI Cần Thơ), cho biết: Tình trạng thiếu vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn thấp tại ĐBSCL là nguyên nhân cốt lõi khiến kinh tế vùng rơi vào vòng xoáy suy giảm và tụt hậu so với các khu vực khác. Ông Nguyễn Phương Lam dẫn chứng, từ khi có Nghị quyết 120 của Chính phủ thì tổng ngân sách Chính phủ đầu tư cho ĐBSCL phát triển tăng từ 21.000 tỉ đồng năm 2015 lên 80.000 tỉ đồng năm 2023, giúp tổng chi ngân sách nhà nước tăng từ 10% lên đến 14%. Giai đoạn 2021-2025, ngân sách đầu tư phát triển do Trung ương phân bổ cho vùng tăng 20% so với giai đoạn 2016-2020. Mặc dù số vốn có tăng nhưng khi so sánh các vùng kinh tế khác thì ĐBSCL vẫn có mức đầu tư thấp, chỉ cao hơn vùng Tây Nguyên và ngang bằng vùng Trung du miền núi phía Bắc.
“Trong khi ĐBSCL rất cần những nguồn vốn, nguồn lực cho phát triển nông nghiệp thì các tập đoàn của nhà nước thì lại không đầu tư nhiều trong lĩnh vực này. Về đầu tư tư nhân, trong năm 2023, vốn đầu tư tư nhân đạt khoảng 153.000 tỉ đồng, chiếm khoảng 61% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Tuy nhiên, xét về quy mô, ĐBSCL chỉ cao hơn vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên, hai khu vực có mức đầu tư thấp nhất cả nước. Như vậy, khoảng cách giữa ĐBSCL với các vùng năng động khác như đồng bằng sông Hồng hay Đông Nam bộ ngày càng bị nới rộng”, ông Lam cho biết.
Theo ông Nguyễn Phương Lam, nguồn vốn đầu tư tư nhân vào ĐBSCL bao gồm các doanh nghiệp mới và nguồn lực từ bên ngoài, hàng năm chỉ đạt chưa tới 60% của Đông Nam bộ và khoảng 56% của đồng bằng sông Hồng. Tỷ lệ này đang giảm dần, và nếu so với cả nước, tỷ lệ đầu tư tư nhân vào ĐBSCL đã giảm từ 15% xuống còn hơn 12%. Điều này cho thấy sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân ở ĐBSCL đang chậm lại và sự hấp dẫn đối với các doanh nghiệp từ các khu vực khác cũng ngày càng yếu đi.
Bên cạnh đó, ĐBSCL là vùng thu hút FDI yếu nhất cả nước, khi năm qua chỉ ghi nhận 142 dự án với tổng vốn khoảng 750 triệu USD, chiếm vỏn vẹn 2% tổng FDI toàn quốc và 6,8% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Dù FDI được kỳ vọng là động lực quan trọng để phục hồi kinh tế vùng, nhưng các yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư vẫn chưa đủ mạnh để tạo sức hút cần thiết.
“Mặc dù ODA là một nguồn lực quan trọng giúp đầu tư vào hạ tầng và phát triển xã hội nhưng so với các vùng khác, ĐBSCL nhận chưa đến 10% tổng vốn ODA của cả nước và trong số 6 vùng kinh tế, ĐBSCL chỉ đứng thứ 4 về nguồn vốn này. Điều này khiến cho bức tranh tổng thể về 5 nguồn vốn cấu thành tổng vốn đầu tư toàn xã hội của vùng này vẫn ở mức thấp so với cả nước”, ông Lam phân tích.
ĐBSCL là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề với tình trạng xâm nhập mặn, sụt lún đất, sạt lở bờ sông.
Chất lượng doanh nghiệp còn yếu
Theo Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giảng viên cao cấp Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam, số liệu khảo sát cho thấy mỗi doanh nghiệp ở ĐBSCL chỉ có trung bình 7,5 lao động, phản ánh sự yếu ớt của khu vực này dù tiềm năng rất lớn. Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh cho rằng đây là một đặc trưng đáng buồn, vì với quy mô lao động nhỏ như vậy, các doanh nghiệp không chỉ là “doanh nghiệp nhỏ” mà thực sự là “siêu nhỏ”. Điều đó cho thấy sức hấp dẫn và khả năng thu hút của các doanh nghiệp ĐBSCL là hạn chế.
“Chúng ta đang tương đối mạnh về số lượng. Năm 2024, ĐBSCL có tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp cao nhất cả nước. Tuy nhiên, chúng ta lại có hạn chế về chất lượng”, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh.
Khảo sát 153 doanh nghiệp từng có thời gian đầu tư kinh doanh tại ĐBSCL cho thấy, 32% doanh nghiệp không có ý định mở rộng đầu tư trong 5 năm tới; 11,1% có kế hoạch đầu tư nhưng tại các địa bàn khác như Đông Nam bộ. Trong số 56,9% doanh nghiệp dự định đầu tư ở ĐBSCL thì 68% có kế hoạch mở rộng quy mô tối đa 25% trong 5 năm, cho thấy sự thận trọng rõ rệt. Chỉ 20% số doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng từ 25-50%, và 6% muốn nhân đôi quy mô hiện tại.
Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh đánh giá, bức tranh đầu tư tư nhân tại ĐBSCL gửi gắm hai thông điệp đáng chú ý. Thứ nhất, ĐBSCL vẫn còn dư địa và tiềm năng phát triển, có khoảng 60% doanh nghiệp muốn tiếp tục mở rộng. Thứ hai, tiềm năng là có, nhưng rào cản hiện hữu đang khiến doanh nghiệp thận trọng, phần lớn chỉ dám mở rộng ở mức độ hạn chế trong thời gian tới. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết cho chính quyền địa phương và các sở, ngành cần tập trung tháo gỡ các nút thắt đang cản trở hoạt động đầu tư. Giải quyết được những khó khăn mà doanh nghiệp đang đối mặt chính là bước đi đầu tiên để khơi thông dòng vốn đầu tư.
“Lĩnh vực được doanh nghiệp ưu tiên đầu tư nhiều nhất tại ĐBSCL là thương mại - dịch vụ, công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng, xây dựng - bất động sản và nông nghiệp. Xét về loại hình đầu tư, họ ưu tiên nâng cấp máy móc, thiết bị, phần mềm quản lý và nghiên cứu phát triển để gia tăng năng suất. Đây chính là định hướng tương lai của ĐBSCL. Tuy nhiên, để hiện thực hóa, sự đồng hành của chính quyền địa phương là rất quan trọng, giúp doanh nghiệp bớt gánh nặng và gia tăng cơ hội đầu tư”, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh nhấn mạnh.
MỘNG TOÀN
Bài 2: Mở lối cho doanh nghiệp bứt phá
08:28 17/04/2025
(HG) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp tỉnh cho biết, dự án Kè chống sạt lở kênh xáng Xà No giai đoạn 3 có tổng mức đầu tư 200 tỉ đồng. Trong đó, kế hoạch vốn năm 2025 là hơn 62 tỉ đồng. Khối lượng thực hiện từ đầu năm 2025 đến nay là gần 6 tỉ đồng.
08:23 17/04/2025
(HG) - UBND tỉnh vừa có quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Khu tái định cư thành phố Ngã Bảy giai đoạn 2.
05:36 15/04/2025
Trước thực trạng một số dự án tồn đọng, chậm tiến độ gây lãng phí về nguồn lực, Hậu Giang đang tập trung rà soát, tháo gỡ vướng mắc, nhằm khơi thông nguồn lực và tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.
19:00 14/04/2025
Ban quản lý dự án, đơn vị thi công cùng các cơ quan chủ quản Dự án thành phần 3 thuộc Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng đang tăng tốc thực hiện để hoàn thành công trình theo tiến độ đề ra.
19:00 14/04/2025
(HG) - UBND tỉnh vừa phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án Nâng cấp, cải tạo hạ tầng kỹ thuật phường I và phường V, thành phố Vị Thanh.
07:38 11/04/2025
Vượt qua các vướng mắc về giải phóng mặt bằng, thiếu hụt vật liệu xây dựng… là điều kiện tiên quyết để đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
07:32 11/04/2025
(HG) - Sáng ngày 10-4, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra tình hình thực hiện Dự án thành phần 3 thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1.
06:06 10/04/2025
Hậu Giang chú trọng phát triển các khu đô thị thông minh, gắn liền với nhu cầu an cư, lạc nghiệp của người dân và tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
08:30 04/04/2025
(HG) - Sáng ngày 3-4, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đã họp Tổ công tác số 9 về đôn đốc, chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.
18:36 03/04/2025
(HG) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Hòa vừa ký công văn đề nghị Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Dầu khí Sài Gòn khẩn trương triển khai thực hiện đầu tư xây dựng hoàn thành đối với phần diện tích đất thuộc dự án Khu dân cư phát triển đô thị khu vực 2 và 3, phường V, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang đã
07:35 19/04/2025
(HGO) - Ngày 18-4, tại Đền thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, ấp 3, thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị trấn Vĩnh Viễn long trọng tổ chức họp mặt kỷ niệm 120 năm thành lập làng Vĩnh Viễn (1905-2025); 50 năm giải phóng quê hương (1975-2025); 10 năm Vĩnh Viễn trở thành huyện lỵ Long Mỹ (2015-2025).
21:46 18/04/2025
(HGO) - Tối 18-4, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, Sở Nội vụ phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.
19:46 18/04/2025
(HGO) - Chiều ngày 18-4, Trường chính trị tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Kết nối - Động lực để sáng tạo”. Tham dự lễ, có ông Lê Công Lý, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; PGS.TS Trần Quang Diệu, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
19:38 18/04/2025
(HGO) - Chiều ngày 18-4, ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội và các đại biểu Quốc hội tỉnh có buổi tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.