Thứ Tư, ngày 27/03/2024 | 08:00
Tập trung thi công 3 ca 4 kíp ngay từ những tháng đầu của năm 2024 để dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đạt được các kế hoạch đã đưa ra vừa đảm bảo chất lượng là yêu cầu cấp bách.
Theo chủ đầu tư, nguyên nhân chậm tiến độ là do thiếu nguồn vật liệu cát đắp nền.
Vẫn còn một số vướng mắc
Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ của các Bộ, ngành, địa phương, sự cố gắng, nỗ lực của các nhà thầu thi công, tư vấn, Ban quản lý dự án, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông Vân tải (GTVT), sự đồng tình, ủng hộ của người dân khu vực dự án, đến nay các vấn đề khó khăn, vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng và nguồn vật liệu đã cơ bản giải quyết.
Tuy nhiên, vẫn còn một số vướng mắc nếu không sớm được giải quyết sẽ ảnh hưởng lớn đến tiến độ hoàn thành. Cụ thể, đối với nguồn vật liệu cát đắp, các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long đã xác định nguồn cung 16/18,5 triệu m3, tuy nhiên đến nay mới hoàn thành thủ tục đủ điều kiện khai thác cho 9 triệu m3 và mới khai thác được khoảng 2,5 triệu m3, chưa đáp ứng nhu cầu thi công. Ngoài ra, 3 triệu m3 cát còn lại hiện vẫn chưa xác định được nguồn cung.
Về công tác giải phóng mặt bằng tuyến chính đạt 99,5%, tiếp cận thi công đạt 97,4%, tuyến nối đạt 95,4%, tuy nhiên còn một số vị trí chưa bàn giao mặt bằng ảnh hưởng đến tiến độ thi công tổng thể của dự án. Đặc biệt vướng 2km mặt bằng tuyến chính qua tỉnh Kiên Giang, một số cầu chưa được bàn giao mặt bằng để triển khai thi công.
Việc xử lý nền đất yếu của dự án có thời gian chờ lún khoảng 12 tháng. Nếu không bàn giao toàn bộ mặt bằng cho dự án trong tháng 3-2024 thì sẽ không thể hoàn thành dự án theo kế hoạch. Qua kiểm tra hiện trường, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm cũng chỉ rõ, công tác tổ chức thi công của một số nhà thầu vẫn thiếu đồng bộ, chưa khoa học; chưa tuân thủ các chỉ đạo của Bộ GTVT trong việc tập trung nguồn lực để hoàn thành đường công vụ, cầu tạm, ưu tiên nguồn cát hiện có để thi công hoàn thành gia tải các đoạn đắp cao, thời gian chờ lún lớn nên đến nay chưa hoàn thành đường công vụ, chưa có đoạn tuyến nào đủ điều kiện để chuyển sang giai đoạn chờ lún.
Nguyên nhân chủ yếu do các nhà thầu đứng đầu liên danh chưa phát huy được vai trò điều hành chung, công tác huy động thiết bị, nhân lực để thi công hạng mục đường găng (xử lý nền đất yếu) còn rất chậm. Việc chỉ đạo điều hành của chủ đầu tư chưa quyết liệt, chưa kịp thời có các giải pháp để xử lý các nhà thầu chậm tiến độ. Nếu các đơn vị không quyết tâm, nỗ lực vượt bậc trong công tác tổ chức triển khai, tăng cường nhân lực, máy móc thiết bị, tăng ca tăng kíp sẽ không hoàn thành đúng kế hoạch.
Phải bảo đảm tiến độ dự án
Để đảm bảo tiến độ dự án, Bộ GTVT yêu cầu Giám đốc Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận phải tổ chức họp kiểm điểm và đánh giá hàng tuần, chịu trách nhiệm toàn diện trước Bộ trưởng Bộ GTVT trong việc tổ chức triển khai, bảo đảm tiến độ, chất lượng thi công và giải ngân dự án.
Về công tác giải phóng mặt bằng, tiếp tục phối hợp với các cấp chính quyền của địa phương có dự án đi qua giải quyết dứt điểm những tồn tại trong công tác giải phóng mặt bằng để bàn giao cho dự án trong tháng 3-2024. Chỉ đạo các nhà thầu huy động đầy đủ thiết bị, nhân lực để triển khai thi công ngay các đoạn tuyến được địa phương bàn giao, tránh tình trạng tái lấn chiếm.
Về nguồn vật liệu xây dựng, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm yêu cầu các nhà thầu sớm hoàn thành các thủ tục, nghĩa vụ liên quan. Nhà thầu đứng tên liên danh phải thực hiện điều phối nguồn vật liệu đắp cho các đơn vị, đảm bảo việc tổ chức thi công theo kế hoạch. Ngoài ra, xác định khu vực thi công thí điểm mở rộng sử dụng cát biển, tính toán nhu cầu và công suất khai thác để chủ động phối hợp làm việc với các sở, ngành, các cấp chính quyền địa phương tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng hoàn thiện thủ tục liên quan bảo đảm đưa vào khai thác đầu tháng 4-2024.
Chủ đầu tư tổ chức theo dõi, đánh giá hàng tuần và kiên quyết xử lý nhà thầu chậm triển khai theo đúng quy định của hợp đồng. Về công tác tổ chức thi công, các nhà thầu lập lại tiến độ thi công tổng thể, tiến độ thi công chi tiết đảm bảo trước ngày 30-6 hoàn thiện các cầu lớn để nối thông toàn tuyến. Hoàn thành toàn bộ các cầu, đường đầu cầu trên tuyến vào ngày 31-12-2024. Hoàn thành công tác đắp và gia tải nền đường trước ngày 30-10-2024.
Đối với các nhà thầu thi công, thực hiện đúng, đủ, kịp thời các trách nhiệm của nhà thầu theo quy định hợp đồng, huy động đủ máy móc, thiết bị thi công, tập trung nguồn lực tài chính, nhân lực phù hợp với kế hoạch thi công, tổ chức tăng ca, kíp thi công đảm bảo chất lượng, tiến độ yêu cầu.
Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau có chiều dài 110,87km, tổng vốn đầu tư hơn 27.500 tỉ đồng. Dự án có quy mô 4 làn xe hạn chế (giai đoạn 1). Điểm đầu dự án tại Km15+350 (nút giao IC2, là nút giao nối vào Quốc lộ 91 - Nam Sông Hậu, thành phố Cần Thơ). Điểm cuối kết nối vào tuyến tránh thành phố Cà Mau (tỉnh Cà Mau). Tuyến cao tốc này bao gồm 2 dự án thành phần: đoạn Cần Thơ - Hậu Giang dài 36,7km, vốn đầu tư 9.769 tỉ đồng; đoạn Hậu Giang - Cà Mau dài 72,8km, vốn 17.485 tỉ đồng. |
Bài, ảnh: MỘNG TOÀN
06:01 21/04/2025
(HG) - Bộ Xây dựng vừa có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố gồm: An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng chỉ đạo chủ đầu tư các dự án thành phần phối hợp chặt chẽ với tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế và nhà thầu thi công thúc đẩy tiến độ thi công cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.
08:28 17/04/2025
(HG) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp tỉnh cho biết, dự án Kè chống sạt lở kênh xáng Xà No giai đoạn 3 có tổng mức đầu tư 200 tỉ đồng. Trong đó, kế hoạch vốn năm 2025 là hơn 62 tỉ đồng. Khối lượng thực hiện từ đầu năm 2025 đến nay là gần 6 tỉ đồng.
08:23 17/04/2025
(HG) - UBND tỉnh vừa có quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Khu tái định cư thành phố Ngã Bảy giai đoạn 2.
06:21 17/04/2025
ĐBSCL đang bước vào giai đoạn phát triển có tính chất quyết định. Trong bối cảnh đó, huy động hiệu quả nguồn lực đầu tư công cùng với sự phối hợp chặt chẽ giữa trung ương và địa phương là điều kiện tiên quyết để khai mở tiềm năng, đưa vùng đất này phát triển toàn diện và bền vững trong kỷ nguyên mới.
05:36 15/04/2025
Trước thực trạng một số dự án tồn đọng, chậm tiến độ gây lãng phí về nguồn lực, Hậu Giang đang tập trung rà soát, tháo gỡ vướng mắc, nhằm khơi thông nguồn lực và tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.
19:00 14/04/2025
Ban quản lý dự án, đơn vị thi công cùng các cơ quan chủ quản Dự án thành phần 3 thuộc Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng đang tăng tốc thực hiện để hoàn thành công trình theo tiến độ đề ra.
19:00 14/04/2025
(HG) - UBND tỉnh vừa phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án Nâng cấp, cải tạo hạ tầng kỹ thuật phường I và phường V, thành phố Vị Thanh.
07:38 11/04/2025
Vượt qua các vướng mắc về giải phóng mặt bằng, thiếu hụt vật liệu xây dựng… là điều kiện tiên quyết để đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
07:32 11/04/2025
(HG) - Sáng ngày 10-4, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra tình hình thực hiện Dự án thành phần 3 thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1.
06:06 10/04/2025
Hậu Giang chú trọng phát triển các khu đô thị thông minh, gắn liền với nhu cầu an cư, lạc nghiệp của người dân và tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
16:01 21/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có Công điện gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH tháng 5/2025.
07:05 21/04/2025
(HG) - Trường Chính trị tỉnh vừa phối hợp với Viettel Hậu Giang triển khai cài đặt các phần mềm hỗ trợ giảng dạy và học tập, hướng đến mục tiêu 100% cán bộ, giảng viên, học viên trở thành công dân số.
06:07 21/04/2025
Để phục vụ tốt nhu cầu sử dụng điện của người dân và các hoạt động chính trị - xã hội trong dịp lễ 30-4 và 1-5, Công ty Điện lực Hậu Giang đã triển khai nhiều phương án đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định trên địa bàn tỉnh.
06:06 21/04/2025
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, tạo nên những biến đổi sâu sắc trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt, cuộc Cách mạng chuyển đổi số với sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data) và các công nghệ số đang làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất, quản lý và tổ chức đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang đứng trước thời cơ, vận hội mới để vươn mình, để “sánh vai với cường quốc năm châu”.