Thứ Hai, ngày 01/07/2024 | 18:22
Đến cuối tháng 5-2024, khối lượng vật liệu cát đắp phục vụ thi công các tuyến đường bộ cao tốc khu vực ĐBSCL và Đông Nam bộ vẫn còn 26 triệu m3 chưa xác định được nguồn cung. Vì vậy, các giải pháp tháo gỡ đang được các địa phương tích cực triển khai.
Bài 1: Cao tốc “đói cát”
Thiếu cát đắp nền là tình trạng chung của các dự án cao tốc đang triển khai xây dựng ở ĐBSCL, nguy cơ bị chậm tiến độ là điều khó tránh khỏi.
Tinh thần “vượt nắng, thắng mưa”, thi công “3 ca 4 kíp” được thực hiện nghiêm túc.
Khó khăn bủa vây
Sở Giao thông Vận tải tỉnh Hậu Giang cho biết, dự án thành phần 3 thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Hậu Giang - Sóc Trăng giai đoạn 1, với chiều dài đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh khoảng 36,9km. Với nhu cầu khoảng 6 triệu m3, Dự án thành phần 3 đã được UBND tỉnh An Giang cấp phép khai thác 1 mỏ tại xã Bình Thủy, huyện Châu Phú và xã Bình Thạnh Đông, xã Tân Hòa, huyện Phú Tân với trữ lượng khai thác khoảng 2,6 triệu m3, công suất theo hồ sơ là 3.750 m3/ngày. Tuy nhiên, đến nay chưa thể khai thác theo công suất do đang làm thủ tục điều chỉnh luồng tàu chạy trên sông Hậu.
Ngoài ra, Dự án thành phần 3 còn thiếu khoảng 3,4 triệu m3, Sở Giao thông Vận tải đang phối hợp với nhà thầu thi công, nỗ lực phối hợp chặt chẽ với các địa phương để rà soát, tìm kiếm nguồn vật liệu cát. Đến nay kết quả chưa khả quan. Ông Mai Văn Tân, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh, cho biết: “Tổng nguồn cát cho dự án thành phần 3 trên 6 triệu m3. Hàng ngày cũng được khai thác theo công suất 3.750 m3/ngày, giá trị này cũng thấp. Trong thời gian tới để đẩy nhanh tiến độ, Sở cũng bám theo các văn bản của Bộ Giao thông Vận tải để khi có chủ trương cho tăng công suất lên thì mỏ gói thầu số 1 khối lượng khai thác sẽ được nhiều hơn và sẽ đẩy nhanh được tiến độ”.
Thượng tá Dương Đình Tuấn, Giám đốc Ban điều hành Trường Sơn 10, Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn, cho biết: Quyết định tiến độ cho dự án này là cát. Hiện nay, gói thầu trục ngang, gói thầu số 1 của nhà thầu Trường Sơn đã cấp mỏ cát ở An Giang với trữ lượng 2,6 triệu m3, coi như đủ cho gói thầu số 1. Bắt đầu khai thác từ ngày 1-5-2024, nội dung vướng là hiện nay trên xác nhận của UBND tỉnh An Giang, báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) khống chế công suất 3.750m3/ngày. Nếu theo tiến độ phải cần 8.000m3/ngày mới đạt yêu cầu dự án theo kế hoạch. Vấn đề cát hiện nay bị khống chế công suất nên nguy cơ trễ tiến độ là rất cao.
Đại diện Ban Quản lý (BQL) dự án Mỹ Thuận, chủ đầu tư dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau thông tin, đến tháng 5-2024, tổng giá trị sản lượng thi công toàn dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đạt khoảng 29%. Đến thời điểm này, các đơn vị đã đắp cát khoảng 99% đường công vụ. Bên cạnh đó, có hơn 44km tuyến chính đã được đắp cát gia tải và đã cắm bấc thấm hơn 13km. Đối với nguồn cát đắp cho dự án, chủ đầu tư dự án cho biết đã tiếp nhận khoảng 3,9 triệu m3 từ nguồn tăng công suất và các mỏ cát đang khai thác do các địa phương bố trí, nhu cầu còn lại của dự án cần khoảng 11,2 triệu m3.
Theo chủ đầu tư, để đảm bảo hoàn thành dự án trong năm 2025, từ nay đến cuối tháng 8-2024 cần huy động khoảng 6,8 triệu m3 cát. Và từ cuối tháng 8-2024 đến cuối tháng 10-2024 cần khoảng 4,4 triệu m3 cát. Số lượng mỏ cát dự kiến cấp cho dự án là 17 mỏ. Tuy nhiên, đến nay chỉ mới khai thác được 12 mỏ. Đồng thời, công suất khai thác của các mỏ cát này cũng đang bị hạn chế. Do đó, lượng cát đưa về công trường chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Việc đưa cát về công trường cũng gặp rất nhiều khó khăn do cần huy động số lượng lớn phương tiện để vận chuyển và mất khá nhiều thời gian. Từ đó ảnh hưởng đến tiến độ đắp gia tải.
Trước khó khăn về nguồn cát, các cầu trên tuyến cao tốc được tập trung thi công.
Lo ngại sạt lở
Thiếu cát nhưng vì nhiều lý do, đặc biệt là quan ngại về vấn đề sạt lở nên nhiều địa phương có mỏ vật liệu cát vẫn còn khá e dè để khai thác. Đơn cử như tại Đồng Tháp, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã kiến nghị UBND tỉnh không tăng công suất khai thác mỏ cát phục vụ cao tốc Cần Thơ - Cà Mau để tránh gây sạt lở bờ sông.
Có 5 nhà thầu nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh nâng công suất khai thác cát đối với 5 mỏ cát trên sông Tiền. Qua cuộc họp mới đây, các đơn vị, địa phương không thống nhất việc tăng công suất đối với ba mỏ cát thuộc các xã Tân Mỹ, Tân Khánh Trung của huyện Lấp Vò. Hai mỏ cát còn lại thuộc xã Phú Thuận B và thị trấn Thường Thới Tiền thuộc huyện Hồng Ngự có thể cho phép tăng công suất khai thác nếu nhà thầu cập nhật số liệu báo cáo và bổ sung mô hình thủy lực.
Còn tại Vĩnh Long, ông Lữ Quang Ngời, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long, cho biết tỉnh đã quyết liệt thực hiện các bước để làm việc với Nhân dân thông tin về các chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ cũng như cách thực hiện của các nhà thầu trong khai thác, cung cấp nguyên vật liệu cho đường cao tốc. Hiện nay, tỉnh đã khai thác một mỏ, còn hai mỏ định tiếp tục khai thác nhưng người dân có ý kiến phản đối do lo ngại sạt lở và vấn đề bồi thường nếu có sạt lở. Địa phương đã chỉ đạo các sở, ngành có liên quan cùng với nhà thầu, Ban quản lý dự án làm việc cụ thể với người dân, có cam kết vấn đề bồi thường.
“Đến nay, đã thống nhất được với Ban quản lý dự án và các nhà thầu là sẽ cam kết với người dân khi có sạt lở thì sẽ bồi thường. Dự kiến trong tháng 6 sẽ triển khai các bước để cho khai thác 2 mỏ còn lại, đáp ứng được yêu cầu 3 triệu m3. Còn 2 triệu m3 khối thì tỉnh sẽ cung cấp cho các nhà thầu đã xác định vị trí, vào khoảng đầu tháng 7 sẽ đáp ứng được”, ông Lữ Quang Ngời nhấn mạnh.
Trước những lo lắng của người dân về việc khai thác sông gây sạt lở, tác động nghiêm trọng đến nhà cửa, công trình hạ tầng, môi trường, hoạt động sản xuất, đời sống dân sinh, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh phải đánh giá đầy đủ mọi tác động dòng chảy để có phương án khai thác phù hợp với điều kiện tự nhiên; đồng thời, với những khu vực bị sạt lở do biến đổi của dòng chảy tự nhiên thì cần quy hoạch lại các khu dân cư nông thôn, sản xuất theo hướng “thuận thiên”, thích ứng với biến đổi khí hậu.
“Các phương án khai thác mỏ cát sông phải công khai, cùng với hệ thống quan trắc, đánh giá để người dân biết, giám sát, cùng với chính quyền suy nghĩ cách làm căn cơ, bài bản, quản lý khoa học, chống tình trạng khai thác trái phép”, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.
MỘNG TOÀN
Bài 2: Gỡ khó về vật liệu cát phục vụ cao tốc
19:18 20/11/2024
(HG) - Sáng ngày 20-11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Hòa có buổi làm việc với các sở, ban, ngành và 2 đơn vị tư vấn là Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng và Hạ tầng đô thị Hoàng An và Công ty Cổ phần Quy hoạch Xây dựng và Phát triển đô thị Việt Nam để thông qua quy hoạch chung đô thị Châu Thành và Châu Thành A đến năm 2025.
19:01 20/11/2024
(HGO) - Chiều ngày 20-11, tại tỉnh Sóc Trăng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã làm việc với chủ đầu tư, lãnh đạo các địa phương và các đơn vị liên quan về thúc đẩy các dự án cao tốc khu vực ĐBSCL. Về phía tỉnh Hậu Giang có ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo các sở, ngành.
15:25 20/11/2024
(HGO) - Sáng ngày 20-11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Hòa có buổi làm việc với các sở, ban, ngành và 2 đơn vị tư vấn là Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng và Hạ tầng đô thị Hoàng An và Công ty Cổ phần Quy hoạch Xây dựng và Phát triển đô thị Việt Nam để thông qua quy hoạch chung đô thị Châu Thành và Châu Thành A đến năm 2025.
08:46 20/11/2024
(HG) - Cuối năm là thời điểm nhiều người chọn để xây mới, sửa chữa nhà cửa chuẩn bị đón tết. Đây cũng là lúc nhiều cửa hàng vật liệu xây dựng, các điểm buôn bán gạch ống vào vụ nhộn nhịp nhất năm.
06:49 08/11/2024
Đường ở đô thị biến thành sông sau những cơn mưa lớn kết hợp triều cường đã trở thành nỗi ám ảnh của các địa phương tại ĐBSCL hiện nay. Thực trạng này đòi hỏi cần có giải pháp ứng phó để đảm bảo cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân.
08:34 28/10/2024
(HG) - UBND tỉnh vừa chấp thuận Liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư Đất Miền Tây và Công ty Cổ phần Foodinco Quy Nhơn là nhà đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị mới Cái Côn, thành phố Ngã Bảy đã được chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 2234/QĐ-UBND do UBND tỉnh Hậu Giang cấp lần đầu ngày 26 tháng 12 năm 2023.
07:23 22/10/2024
(HG) - Ban điều hành dự án Cần Thơ - Hậu Giang vừa có thông tin về sự việc tai nạn lao động trong quá trình thi công xây dựng tại Dự án thành phần đoạn Cần Thơ - Hậu Giang thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.
07:20 22/10/2024
(HG) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp tỉnh cho biết, dự án cầu và đường Nguyễn Chí Thanh, thành phố Vị Thanh đang thực hiện hồ sơ, thủ tục.
09:59 15/10/2024
(HG) - Quý III, thành phố Vị Thanh thực hiện tốt công tác chỉnh trang đô thị, quản lý quy hoạch và xây dựng, dọn dẹp vệ sinh, cắt tỉa cây xanh trên các tuyến đường nội ô thành phố,
08:07 08/10/2024
(HG) - Tại ấp Thạnh Lợi A2, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp đã tổ chức lễ khánh thành cầu Thiên An và khởi công cầu Thành Đạt 2.
20:15 23/11/2024
(HG) – Chiều muộn ngày 23-11, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, tiếp và làm việc với ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, đến hỗ trợ cho công tác an sinh xã hội của tỉnh.
16:10 23/11/2024
(HGO) - Quỹ Nam Phương cùng Liên Hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, UBND thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A) vừa phối hợp tổ chức Lễ khánh thành cầu Khang Đức nối liền 2 ấp Tân Phú A và Tân Long A của thị trấn Cái Tắc.
13:29 23/11/2024
(HG) - Sáng ngày 23-11, tại thành phố Cần Thơ, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030”.
11:09 23/11/2024
(HGO) - Đoàn khảo sát do bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với UBND huyện Long Mỹ về tình hình thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.