Thứ Sáu, ngày 08/11/2024 | 06:49
Nan giải bài toán chống ngập lụt tại đô thị.MP3
Đường ở đô thị biến thành sông sau những cơn mưa lớn kết hợp triều cường đã trở thành nỗi ám ảnh của các địa phương tại ĐBSCL hiện nay. Thực trạng này đòi hỏi cần có giải pháp ứng phó để đảm bảo cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Đường Võ Văn Kiệt biến thành sông mỗi khi mưa xuống.
Ngập ngày càng nặng
ĐBSCL là vùng đang chịu tác động lớn về thiên tai và biến đổi khí hậu. Nơi đây cũng được cảnh báo là 1 trong 3 vùng đồng bằng bị ngập lụt, mất đất lớn nhất trên thế giới. Một số nghiên cứu dự báo đến cuối thế kỷ 21, mực nước biển dâng từ 0,5-1m, kéo theo khoảng 39% diện tích, 35% dân số ĐBSCL chịu ảnh hưởng. Toàn bộ 13 tỉnh trong vùng có nguy cơ ngập và có nguy cơ ngập cao. Trong đó, đáng chú ý là tỉnh Kiên Giang và Hậu Giang có nguy cơ ngập cao nhất với 80%; Bạc Liêu và Cà Mau có nguy cơ ngập thấp hơn với tỷ lệ 40-50%, tỉnh Sóc Trăng có tỷ lệ từ 25-30%.
Một số đô thị lớn, trung bình có nguy cơ ngập cao với tỷ lệ phần trăm diện tích ngập là: Thành phố Rạch Giá (85-90%); thị xã Hà Tiên (85-90%) của tỉnh Kiên Giang; thành phố Vị Thanh (85-90%), thành phố Ngã Bảy (85-90%) của tỉnh Hậu Giang; thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau (60-70%); thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng (10-20%); thành phố Cần Thơ (5-10%); Thành phốthị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang (20-25%).
Tại nhiều tuyến đường ở phường V, thành phố Vị Thanh như: Đường Võ Văn Kiệt, Trần Hưng Đạo, Trần Thủ Độ,… mỗi khi mưa lớn, rất nhanh đường lại biến thành sông. Điều đáng nói, tình trạng này đã tồn tại khá lâu, thậm chí đường Trần Hưng Đạo, nằm cạnh kênh xáng Xà No nước mưa vẫn không thoát kịp, nhiều đoạn nước ngập sâu hơn nửa bánh xe.
Không riêng thành phố Vị Thanh mà nhiều tuyến đường tại thành phố Ngã Bảy cũng rơi vào tình cảnh tương tự. TS. Vũ Cảnh Toàn, Chuyên gia tư vấn của ISET Việt Nam cho biết, nghiên cứu các kịch bản về biến đổi khí hậu trong tương lai ở thành phố Ngã Bảy cho thấy mưa lũ, ngập lụt sẽ ngày càng gia tăng. Mưa 1 giờ và 3 giờ vào khoảng năm 2050 sẽ tăng lên trong kịch bản xấu nhất có thể đến 70%. Ngập lụt ở Ngã Bảy còn liên quan đến nhiều yếu tố khác, bao gồm con người làm ảnh hưởng đến tình trạng ngập lụt; hệ thống thoát nước không đồng bộ hay việc suy giảm không gian xanh, sụp lún đất.
“Tốc độ sụp lún ở Ngã Bảy khoảng 1,5 cm/năm, tức trong 20 năm tới lún xuống khoảng 30cm. Đó là chưa tính đến yếu tố gia tăng như khai thác nước ngầm hay tiếp tục đô thị hóa tạo sức nén gây sụp lún nhanh hơn. Một số vấn đề khác không chỉ nằm ở trong ranh giới thành phố mà ngập lụt ở hạ lưu ĐBSCL còn chịu ảnh hưởng từ các vấn đề ở thượng nguồn. Việc sử dụng nước, vận hành hồ đập ở thượng nguồn hay vấn đề rừng ở thượng nguồn”, TS. Vũ Cảnh Toàn thông tin.
Tình trạng ngập nước tại một số đoạn đường làm người dân di chuyển bất tiện.
Kiến tạo không gian cho nước
Ông Trần Thanh Toàn, Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang, nhận định: Tình hình ngập không còn chỉ Hậu Giang, mà còn diễn biến hết sức phức tạp tại các đô thị khác ở ĐBSCL. Mức độ ngập và ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng. Tuy Hậu Giang không ngập nhiều như Cần Thơ, nhưng ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Để đánh giá toàn diện về mức độ ngập và ảnh hưởng đối với đô thị cần phải có đánh giá toàn diện. Từ đó, đề ra giải pháp tổng thể ứng phó với tình hình ngập đô thị cũng như có các dự án công trình hoặc phi công trình trên cơ sở phân bổ nguồn lực hợp lý, đảm bảo phát huy hiệu quả.
Còn tại thành phố Cần Thơ, đợt triều cường rằm tháng 9 âm lịch vừa qua làm nhiều khu vực bị ảnh hưởng nặng bao gồm bến Ninh Kiều, đường Lê Thánh Tôn, Hai Bà Trưng, Châu Văn Liêm, Tân Trào... Trong đó, bến Ninh Kiều chìm trong nước, nhiều đoạn ngập sâu hơn nửa mét. Nói về nguyên nhân ngập của thành phố Cần Thơ, ông Mai Như Toàn, Giám đốc Sở Xây dựng thành phố cho rằng, địa phương quy hoạch hệ thống thoát nước và trên cơ sở quy chuẩn, tiêu chuẩn, tính toán lượng mưa trong hệ thống thoát nước là 90mm. Năng lực thoát nước hiện nay đối với các cơn mưa đột ngột và lớn là không kịp.
“Ngành xây dựng sẽ kiến nghị Trung ương, Bộ Xây dựng liên quan đến quy chuẩn thoát nước. Khi tính toán hệ thống thoát nước cần căn cứ theo quy chuẩn, lượng mưa bao nhiêu. Nhưng với tình hình cực đoan hiện nay thì mức độ rủi ro khi tính vào trong hệ thống này phải có biên độ rộng hơn”, ông Mai Như Toàn chia sẻ.
Phát biểu tại hội nghị thúc đẩy hạ tầng giao thông ĐBSCL tại Cần Thơ mới đây, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng: Ngập úng, lún sụp ở ĐBSCL là rất lớn. Khai thác nước ngầm, sụp lún kể cả những hạ tầng, kể cả những hạ tầng của nông nghiệp phát triển nông thôn chứ không riêng gì hạ tầng giao thông. Đây là vấn đề mang tính chất liên vùng, liên tỉnh, liên địa phương không riêng về một nơi nào đó.
Các chuyên gia chỉ ra rằng có 3 nguyên nhân khiến các đô thị trong vùng ĐBSCL bị ngập. Thứ nhất, do nước biển dâng. Thứ hai, đồng bằng vẫn đang sụp lún vài centimet mỗi năm do khai thác nước ngầm quá mức. Thứ ba, thủy triều vào qua các nhánh lớn của sông Cửu Long không còn lan tỏa đi đâu được vì hai bên sông đều có đê cống chặn lại. Nước thủy triều chỉ chảy trong dòng chính nên mạnh hơn và dâng cao hơn trước đây.
Để thích ứng biến đổi khí hậu, Cục Phát triển Đô thị (Bộ Xây dựng), chỉ ra rằng phải kiến tạo không gian cho nước. Phương châm sống chung với lũ, cộng với trị thủy, cũng như có giải pháp công trình và phi công trình, phân tán tập trung. Theo đó, có 5 giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL. Đó là, kết hợp phi tập trung và tập trung nén chủ động dành chỗ cho nước. Đảm bảo sự cân bằng hệ sinh thái và cấu trúc sông, kênh, rạch hiện có. Chọn đất phát triển đô thị, điểm dân cư nông thôn tính đến tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, phù hợp với đặc điểm cấu trúc địa hình tự nhiên. Lồng ghép giải pháp phát triển hạ tầng kỹ thuật với giải pháp phát triển giao thông - thủy lợi. Liên kết đô thị nông thôn theo tiểu vùng ngập để có giải pháp chống ngập và mô hình phát triển phù hợp, tương thích.
MỘNG TOÀN
16:52 10/12/2024
(HGO) - Sáng ngày 10-12, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh đã kiểm tra thực tế tại nút giao IC2 (địa phận thành phố Cần Thơ), Dự án thành phần đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau, thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025. Về phía lãnh đạo tỉnh Hậu Giang có ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
07:19 05/12/2024
(HG) - Thực hiện Kế hoạch số 217 ngày 20-11-2023 của UBND tỉnh về việc triển khai đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, tỉnh Hậu Giang đang triển khai 3 dự án nhà
18:36 28/11/2024
Nhiều khu tái định cư phục vụ người dân ảnh hưởng dự án cao tốc trục dọc và trục ngang đã bắt đầu đón những hộ dân đầu tiên về nơi ở mới. An cư đã có nhưng “lạc nghiệp” vẫn đang là mối quan tâm lớn của bà con hiện nay.
19:18 20/11/2024
(HG) - Sáng ngày 20-11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Hòa có buổi làm việc với các sở, ban, ngành và 2 đơn vị tư vấn là Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng và Hạ tầng đô thị Hoàng An và Công ty Cổ phần Quy hoạch Xây dựng và Phát triển đô thị Việt Nam để thông qua quy hoạch chung đô thị Châu Thành và Châu Thành A đến năm 2025.
19:01 20/11/2024
(HGO) - Chiều ngày 20-11, tại tỉnh Sóc Trăng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã làm việc với chủ đầu tư, lãnh đạo các địa phương và các đơn vị liên quan về thúc đẩy các dự án cao tốc khu vực ĐBSCL. Về phía tỉnh Hậu Giang có ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo các sở, ngành.
15:25 20/11/2024
(HGO) - Sáng ngày 20-11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Hòa có buổi làm việc với các sở, ban, ngành và 2 đơn vị tư vấn là Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng và Hạ tầng đô thị Hoàng An và Công ty Cổ phần Quy hoạch Xây dựng và Phát triển đô thị Việt Nam để thông qua quy hoạch chung đô thị Châu Thành và Châu Thành A đến năm 2025.
08:46 20/11/2024
(HG) - Cuối năm là thời điểm nhiều người chọn để xây mới, sửa chữa nhà cửa chuẩn bị đón tết. Đây cũng là lúc nhiều cửa hàng vật liệu xây dựng, các điểm buôn bán gạch ống vào vụ nhộn nhịp nhất năm.
08:34 28/10/2024
(HG) - UBND tỉnh vừa chấp thuận Liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư Đất Miền Tây và Công ty Cổ phần Foodinco Quy Nhơn là nhà đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị mới Cái Côn, thành phố Ngã Bảy đã được chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 2234/QĐ-UBND do UBND tỉnh Hậu Giang cấp lần đầu ngày 26 tháng 12 năm 2023.
07:23 22/10/2024
(HG) - Ban điều hành dự án Cần Thơ - Hậu Giang vừa có thông tin về sự việc tai nạn lao động trong quá trình thi công xây dựng tại Dự án thành phần đoạn Cần Thơ - Hậu Giang thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.
07:20 22/10/2024
(HG) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp tỉnh cho biết, dự án cầu và đường Nguyễn Chí Thanh, thành phố Vị Thanh đang thực hiện hồ sơ, thủ tục.
07:45 11/12/2024
Với phương châm “Hỏi nhanh - Đáp gọn”, phiên chất vấn, trả lời chất vấn tại Kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm diễn ra với tinh thần làm việc tập trung quyết liệt, tâm huyết, thẳng thắn, cầu thị, qua đó đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề nổi cộm đang được đại biểu và cử tri quan tâm.
07:44 11/12/2024
(HG) - Thực hiện Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL (Đề án) theo chỉ đạo của Chính phủ, trong năm 2024, ngành nông nghiệp tỉnh đã phối hợp cùng với người dân trong tỉnh triển khai thực hiện được khoảng 15.666ha vùng lúa chất lượng cao theo quy trình Đề án đề ra. Tuy nhiên, để đảm bảo đạt chỉ tiêu theo kế hoạch của tỉnh là đến cuối năm 2025, Hậu Giang phấn đấu có 28.000ha vùng lúa chất lượng cao thì từ vụ Đông xuân 2024-2025 đang canh tác và 2 vụ lúa còn lại của năm 2025 là Hè thu và Thu đông, ngành nông nghiệp và người dân trong tỉnh cần tiếp tục triển khai thêm ít nhất 12.334ha.
07:42 11/12/2024
Trong phiên họp thứ hai (thảo luận tổ) kỳ họp cuối năm HĐND tỉnh, đại biểu đã nêu cao tinh thần trách nhiệm phát biểu thảo luận nhiều vấn đề dân sinh và phát triển bền vững tỉnh nhà.
07:32 11/12/2024
Tính đến nay, toàn tỉnh có 3 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành/đạt chuẩn NTM; 41/51 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 11 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 5 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Thành quả này có sự đóng góp không nhỏ của hệ thống Mặt trận các cấp.