“An toàn thực phẩm” 2024: Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm cần lưu ý

Thứ Tư, ngày 27/11/2024 | 08:25

Ông Lê Văn Chúc (ảnh), Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, cho biết ngộ độc thực phẩm có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe ở nhiều mức độ, thậm chí có thể tử vong, khuyến cáo mọi người cần nhận biết sớm và xử trí phù hợp khi xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Những nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm hay còn gọi là ngộ độc thức ăn là hiện tượng do ăn phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc, có chứa chất gây ngộ độc, thức ăn bị biến chất, ôi thiu, vượt quá nồng độ chất bảo quản, chất phụ gia cho phép.

Người bị ngộ độc thực phẩm sẽ có những biểu hiện bệnh lý, có thể dựa vào những biểu hiện này để nhận biết và đưa ra xử trí nhanh chóng, phù hợp.

Ngộ độc thực phẩm do ký sinh trùng: Do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn, do vi-rút, do ký sinh trùng: Rota, salmonella, ecoli, tụ cầu vàng…, do nấm mốc và nấm men. Sau đây là một số nguyên nhân có thể gây ra ngộ độc thực phẩm:

- Ngộ độc do thức ăn bị biến chất, ôi thiu: Một số loại thực phẩm khi để lâu hoặc bị ôi thiu thường phát sinh ra các loại chất độc (dầu, mỡ dùng đi dùng lại nhiều lần…). Các chất này thường không bị phá hủy hay giảm khả năng gây độc khi được đun sôi;

- Ngộ độc do ăn phải thực phẩm có sẵn chất độc: Khi ăn phải các thực phẩm có sẵn chất độc rất có thể bị ngộ độc như cá nóc, cá cóc, mật cá trắm, nấm độc, khoai tây mọc mầm, một số loại hạt đậu, lạc bị mốc…;

- Ngộ độc do nhiễm các chất hóa học: Do ô nhiễm kim loại nặng (thực phẩm được nuôi trồng, chế biến tại các khu vực mà nguồn nước, đất bị ô nhiễm các loại kim loại nặng); do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; do phụ gia thực phẩm; do các chất phóng xạ…

Dấu hiệu, triệu chứng thường gặp khi bị ngộ độc thực phẩm

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm có thể xuất hiện khoảng vài phút, vài giờ hoặc khoảng từ 1 đến 2 ngày sau khi ăn. Trong đó, những triệu chứng này sẽ ở mức độ nặng hay nhẹ hay kéo dài trong thời gian bao lâu còn phụ thuộc vào các yếu tố như: Loại tác nhân gây ra, lượng thực phẩm được sử dụng và hệ miễn dịch của người bệnh. Một số dấu hiệu thường gặp khi bị ngộ độc thực phẩm: Đau bụng, buồn nôn, nôn mửa; tiêu chảy phân lỏng nhiều nước, nhiều lần trong ngày; trong phân hoặc chất nôn có xuất hiện máu; sốt, chán ăn, cơ thể yếu ớt, mệt mỏi; đau đầu, choáng váng, chóng mặt, ớn lạnh, rùng mình, đau mỏi cơ và khớp. Nặng hơn có thể tử vong rất nhanh như nuốt phải các chất độc như: nấm độc, lá ngón…

Ngộ độc thực phẩm sẽ rất nguy hiểm nếu bệnh nhân có các dấu hiệu nặng ở đường tiêu hóa hoặc bị mất nước, nhiễm trùng, hoặc xuất hiện thêm các triệu chứng: Rối loạn thần kinh (đặc biệt là nhìn mờ, nhìn đôi, nói khó, giọng nói ngọng, tê liệt cơ, co giật, đau đầu, chóng mặt); rối loạn tim mạch (tụt huyết áp, loạn nhịp tim, khó thở); có lẫn máu hoặc chất nhầy trong phân, tiểu ít, đau ở các vị trí khác ngoài bụng (như đau ngực, cổ, hàm, họng). Nguy hiểm đối với người có sức đề kháng của cơ thể kém, nhất là ở các đối tượng trẻ em dưới 2 tuổi, người cao tuổi, người đang dùng các thuốc gây ức chế miễn dịch thường dùng trong bệnh về khớp, ung thư, dị ứng, người bị suy dinh dưỡng, mắc bệnh dạ dày tá tràng, bệnh gan, rối loạn sắc tố.

HỒNG DIỄM ghi nhận

Viết bình luận mới

Xem thêm

100 hộ nghèo được khám bệnh, cấp thuốc miễn phí

14:19 09/05/2025

(HGO) – Sáng ngày 9-5, tại xã Hoả Lựu, thành phố Vị Thanh, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Ban Thư ký Hội LHTN Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ ra quân Ngày hội Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khoẻ cộng đồng.

Mở đợt cao điểm phòng, chống thuốc giả, thực phẩm chức năng giả

08:43 08/05/2025

(HG) - Đây là nhấn mạnh của ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về dược, an toàn thực phẩm.

Quan trọng nhưng phát triển chưa xứng tầm

08:30 05/05/2025

Tỷ lệ khám, chữa bệnh y học cổ truyền 4 tháng đầu năm nay chiếm gần 12% so với tổng số lượt khám, chữa bệnh chung của tỉnh, cho thấy bên cạnh tây y, y học cổ truyền vẫn phát huy vai trò trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Cắt khối u nhầy khủng nặng đến 6,5kg cho bệnh nhân 65 tuổi

08:17 24/04/2025

(HG) - Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh và bác sĩ sản khoa của Bệnh viện Sản Nhi tỉnh vừa phẫu thuật cắt bỏ thành công khối u nhầy “khổng lồ” có trọng lượng 6,5kg chiếm toàn bộ ổ bụng của bệnh nhân Đ.T.B., 65 tuổi, ở xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh.

Phòng, chống dịch chủ động, hiệu quả

07:31 24/04/2025

Chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, diệt muỗi, lăng quăng, phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay - chân - miệng đợt I năm 2025 vừa được triển khai trên địa bàn tỉnh (từ ngày 14 đến 18-4), đã cung cấp kiến thức, huy động sự đồng thuận của người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

Kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

06:03 21/04/2025

Hơn 3 tháng đầu năm nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn thành phố Ngã Bảy được kiểm soát tốt nhờ sự chủ động “phòng bệnh hơn chữa bệnh” với nhiều giải pháp hiệu quả.

Tạo bước chuyển mình cho ngành y tế

06:11 18/04/2025

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia được xem là “chìa khóa” thúc đẩy ngành y tế đạt được những kết quả tích cực trong công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân từ công nghệ số.

Thuốc hạ huyết áp Amlodipine: Đừng lạm dụng coi chừng nguy hiểm tính mạng

06:18 17/04/2025

Thuốc Amlodipine có tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp, dùng phổ biến ở bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh tim mạch. Tuy nhiên, theo BSCK1 Đặng Nguyễn Vũ Linh (ảnh), Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, khi người bệnh tự ý uống thuốc Amlodipine không theo chỉ định của bác sĩ, quá liều có nhiều rủi ro sức khỏe.

Đồng loạt tổng vệ sinh môi trường, tuyên truyền, hướng dẫn người dân phòng dịch bệnh truyền nhiễm

08:34 16/04/2025

(HG) - Ngày 15-4, Chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, diệt muỗi, lăng quăng, phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay - chân - miệng đợt I năm 2025 đã được đồng loạt thực hiện trên phạm vi cả tỉnh.

Giải pháp nào ?

06:10 14/04/2025

“Bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), trong đó chú trọng ATTP bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố” là chủ đề của “Tháng hành động vì ATTP” (15-4 đến 15-5) năm 2025 với nhiều giải pháp,

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 10/5/2025

18:12 09/05/2025

Để đảm bảo cung ứng điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống sinh hoạt của nhân dân, EVN đã và đang thực hiện theo Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2025, trong đó tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm năm 2025 dự kiến khoảng 12,2%, tổng sản lượng điện toàn hệ thống năm 2025 tăng thêm khoảng 33,6 tỷ kWh so với năm 2024.

Góp nhiều ý kiến dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số

17:30 09/05/2025

Chiều ngày 9-5, tại Nhà Quốc hội, trong phiên thảo luận góp ý dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, bày tỏ thống nhất với những nội dung quy định của dự thảo Luật,

BHXH, BHYT: Đảm bảo an sinh xã hội, vì hạnh phúc mọi nhà

16:49 09/05/2025

Công tác bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của Nhân dân và thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.

Công đoàn các cơ quan Đảng phát động Tháng công nhân năm 2025 và tổ chức hoạt động chào mừng

16:41 09/05/2025

(HGO) - Ngày 9-5, Công đoàn các cơ quan Đảng tổ chức Lễ phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2025. Qua đó, phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích của đoàn viên, người lao động.