Thứ Ba, ngày 09/02/2016 | 05:53
Luôn trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, chủ động áp dụng kỹ thuật cao, không ngừng nghiên cứu khoa học và tận tâm với nghề là những gì chúng tôi cảm nhận được sau cuộc gặp gỡ với những bác sĩ trẻ, năng động mà mọi người quen gọi là bác sĩ thời @. Không chỉ nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng bảo vệ sức khỏe và sinh mạng của người dân, những bác sĩ này còn là thế hệ thầy thuốc tiên phong trong vận dụng khoa học cứu người.
Bác sĩ chuyên khoa I Trần Văn Khương, Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang, phẫu thuật cho bệnh nhân.
Nghề y được mệnh danh là nghề cao quý, chính vì sứ mệnh của những y, bác sĩ là giành lại sự sống, xoa dịu nỗi đau bệnh tật cho rất nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, theo nghề này không đơn giản chút nào, nó thách thức từ đầu vào đại học, thời gian học tập khá dài và xã hội xưa nay luôn đòi hỏi y, bác sĩ phải có trình độ chuyên môn sâu lẫn y đức, nhưng lại buộc họ không được có một sơ suất nào. Chính vì thế mà trách nhiệm trong nghề y càng cao cả và “nặng gánh” hơn rất nhiều ngành nghề khác.
Học tập để cứu người
Dù ngày cận Tết, tất bật với nhiều việc, nhưng bác sĩ Trần Văn Khương, Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang, cũng dành cho chúng tôi ít thời gian để gặp mặt. Nhìn mớ tài liệu trên bàn làm việc, bác sĩ bảo mình đang làm đề tài nghiên cứu “Đánh giá kết quả sớm trong phẫu thuật nội soi bướu giáp” nhằm đánh giá lại kỹ thuật này đã được triển khai ở bệnh viện năm 2015. Đây là kỹ thuật cao của bệnh viện mà bác sĩ vừa được nhận chuyển giao từ Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM).
Bác sĩ Khương chia sẻ: “Phẫu thuật nội soi bướu giáp có nhiều ưu điểm so với mổ hở. Trước đây, khi chúng tôi chưa học kỹ thuật này thì bệnh viện chỉ mổ hở cho bệnh nhân. Hiệu quả phẫu thuật nội soi thấy rõ nhất là tính thẩm mỹ. Bệnh nhân sau khi phẫu thuật không có vòng sẹo ở cổ, ít đau hơn, ít chảy máu hơn, thời gian nằm viện ngắn, hạn chế tình trạng dính da, nuốt bị vướng”. Qua nghiên cứu của bác sĩ Khương trên 33 cas bệnh đã được phẫu thuật nội soi bướu giáp ở bệnh viện cho thấy, hiệu quả thành công gần 97%. Thực tế tại bệnh viện nhu cầu phẫu thuật nội soi bướu giáp ở bệnh nhân rất cao, người trẻ hay già đều có nhu cầu này.
Bác sĩ Trần Văn Hùng, Trưởng khoa Lao, Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh, khám bệnh cho bệnh nhân.
Là bệnh nhân lớn tuổi nhất trong các cas bệnh được phẫu thuật nội soi bướu giáp, bà Lâm Thị Út, 64 tuổi, rất hài lòng khi được chữa bệnh với dịch vụ này: “Phẫu thuật nội soi có lợi cho sức khỏe của tôi vì tôi đã có tuổi, mổ hở sẽ chậm bình phục hơn. Sau khi các bác sĩ phẫu thuật xong, vết thương nhỏ, mau lành, cổ không hề có sẹo. Được phẫu thuật ở bệnh viện tỉnh tôi không phải đi lên tuyến trên xa xôi và ít tốn chi phí”. Nhìn trên cổ bà Út bây giờ thật sự không nhận biết được bà từng bị bướu giáp. Không chỉ riêng bà Út, trong năm 2015, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang đã phẫu thuật nội soi bướu giáp cho trên 50 bệnh nhân khác.
Bác sĩ Khương luôn quan niệm, để nâng cao hiệu quả điều trị thì phải không ngừng học tập. Sau khi tốt nghiệp đại học, nhận công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang năm 2006, anh tiếp tục học chuyên khoa cấp 1. Năm 2015, anh tham gia tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật nội soi bướu giáp. Trước đó, khi học chuyên khoa cấp 1, bác sĩ Khương cũng đã tranh thủ để học kỹ thuật này nên khi được chuyển giao rất dễ tiếp cận. Không chỉ là điều trị khỏi bệnh mà ứng dụng các kỹ thuật cao như phẫu thuật nội soi bướu giáp nhằm mang lại dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho bệnh nhân.
Hăng say nghiên cứu
Mỗi mùa Xuân đến đánh dấu thời gian cống hiến trong ngành y của bác sĩ Trần Trung Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, ngày một nhiều hơn. Và mỗi năm trôi qua lại ghi nhận những công trình nghiên cứu mới do bác sĩ Dũng thực hiện. Trong cuộc gặp gỡ với chúng tôi cuối năm, bác sĩ Dũng khoe vừa được nghiệm thu đề tài nghiên cứu cấp cơ sở “Khảo sát tình trạng sức khỏe sản phụ và em bé sau sinh 4 tuần tại nhà ở 4 xã của thành phố Vị Thanh”. Đều đặn 11 năm qua, năm nào bác sĩ Dũng cũng có đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở hay sáng kiến, sáng chế phục vụ đắc lực cho hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em của tỉnh.
Những thông số tổng hợp được từ các đề tài nghiên cứu của bác sĩ Dũng là cơ sở thông tin quý giá giúp nhận định được thực trạng vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản, bà mẹ và trẻ em của tỉnh. Riêng đề tài “Khảo sát tình trạng sức khỏe sản phụ và em bé sau sinh 4 tuần tại nhà ở 4 xã của thành phố Vị Thanh” cho thấy kiến thức về dinh dưỡng của thai phụ tốt, tỷ lệ trẻ cân nặng trên 3kg khá cao, kiến thức thực hành cho con bú đúng cách bằng sữa mẹ cũng cao, tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận thai phụ chưa nắm được kiến thức này. Kết quả đề tài cho con số báo động tỷ lệ sinh mổ ở các thai phụ hiện nay trên 40%.
Bác sĩ chuyên khoa I Trần Trung Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, say mê nghiên cứu khoa học.
Bề dày thành tích bác sĩ Dũng đạt được là một sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Ngoài danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở, ông được nhận nhiều bằng khen, giấy khen của Sở Y tế tỉnh, Kỷ niệm chương Vì sức khỏe nhân dân, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt, logo ngành y tế tỉnh hiện nay là do ông thiết kế. Với logo này, bác sĩ Dũng đã được tặng bằng khen của Liên đoàn Lao động tỉnh về thành tích giải pháp “Sáng tạo mẫu logo ngành y tế Hậu Giang”. Logo do bác sĩ thiết kế được sử dụng chung cho nhiều đơn vị ngành y tế Hậu Giang. Nó thể hiện nét riêng của Hậu Giang, trong đó có hình nét tổng thể bản đồ tỉnh Hậu Giang và nét chung của ngành y tế là chăm sóc, dự phòng, khám và điều trị bệnh cứu người. Đồng thời, thể hiện được ý tưởng “thầy thuốc như mẹ hiền”.
Đối với bác sĩ Dũng, tinh thần trách nhiệm được đặt lên trên hết, làm việc với phương châm “hết việc chứ không hết giờ”. Bà Nguyễn Hoàng Lệ Hương, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, nhận định: “Với cương vị Phó Giám đốc Trung tâm, Chủ tịch Công đoàn cơ quan, bác sĩ Dũng luôn gương mẫu, luôn điều hành tốt hoạt động công đoàn và đạt thành tích thi đua cao hàng năm. Tích cực nghiên cứu khoa học, có nhiều đóng góp nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của đơn vị và công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em của tỉnh”. Sự đam mê nghiên cứu khoa học của bác sĩ Dũng ví như con ong say mê xây tổ, con tằm nhả tơ, khiến nhiều người phải thán phục.
Nghề của lòng nhân ái
Buổi sáng, khi ánh nắng nhẹ dịu mùa xuân vừa ló dạng, bác sĩ Trần Văn Hùng, Trưởng khoa Lao, Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh, vẫn miệt mài chăm sóc cho bệnh nhân ở các buồng bệnh. Đứng cạnh bên khi bác sĩ Hùng đang khám cho bệnh nhân, chúng tôi cảm nhận được sự khác biệt của khoa khám bệnh này. Bác sĩ, bệnh nhân đều phải đeo khẩu trang. Bác sĩ Hùng bảo: “Đây là một trong những bệnh nhân bị bệnh lao đang được điều trị. Nhằm phòng tránh lây nhiễm bệnh lao buộc lòng chúng tôi phải mang khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp phòng lây bệnh chứ không phải kỳ thị, phân biệt gì đối với bệnh nhân”. Việc chăm sóc bệnh nhân lao, đặc biệt là lao kháng thuốc khá thận trọng. Bác sĩ phải theo dõi sát sao phản ứng của người bệnh khi dùng thuốc.
Công việc khá tất bật vì ở khoa thiếu bác sĩ phục vụ, chỉ có bác sĩ Hùng và một bác sĩ khác mới nhận công tác. Khi được hỏi về những dự định Tết Bính Thân, bác sĩ nhoẻn miệng cười: “Tết đối với bác sĩ luôn gắn liền với nhiệm vụ chữa bệnh cho người dân. Bệnh viện vẫn duy trì công tác khám cấp cứu và điều trị nội trú. Tuy nhiên, đổi lại chúng tôi có thể chữa bệnh cho nhiều người, lúc nào bệnh nhân cũng cần mình chữa trị, không kể tết nhất”. Thực tế, tìm bác sĩ phục vụ trong công tác phòng, chống lao rất hiếm. Bởi vì, đây là lĩnh vực nguy hiểm của nghề y, khả năng lây nhiễm bệnh nghề nghiệp rất cao, nhất là bệnh lao kháng thuốc. Điều này lý giải vì sao khoa trước đó chỉ có 1 bác sĩ là bác sĩ Hùng.
Trong lòng bệnh nhân, bác sĩ Hùng là người rất ân cần. Anh N.V.T, ở xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, rất hài lòng khi điều trị bệnh ở khoa: “Bác sĩ khám bệnh và hỏi han, căn dặn chu đáo. Ở đây, chúng tôi không có cảm giác bị kỳ thị. Sau 4 ngày được điều trị, bệnh tôi đã khỏi dần”. Anh T. mắc bệnh lao phổi, hôm anh đến đây nhập viện với tình trạng ho ra máu. Sau khi được bác sĩ chữa trị, anh an tâm hơn. Trong gia đình, anh T là lao động chính, nên sức khỏe đối với anh là cả sự sống của mọi người.
Hồi mới bắt đầu vào nghề năm 2000, bác sĩ Hùng cũng phụ trách chương trình phòng, chống lao ở trạm y tế xã. Bẵng một thời gian khá lâu, từ năm 2012, anh lại gắn bó thật sự với bệnh nhân lao khi về công tác ở Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh. Không e ngại, càng làm, người cán bộ này càng thấy được giá trị nhân văn sâu sắc của công việc. Không chỉ phòng, chữa bệnh cho một người mà sự nỗ lực của tập thể khoa là phòng bệnh cho cộng đồng. Nếu bệnh nhân lao kháng thuốc không được tư vấn, điều trị thì nguy cơ lây lan rất cao. Bác sĩ Hùng đã tận tình tư vấn giúp bệnh nhân hiểu được bệnh tình và biết cách phòng bệnh cho người xung quanh, nhất là người sống chung trong gia đình.
Năm 2015, tỉnh bắt đầu triển khai điều trị cho bệnh nhân lao kháng thuốc. Đến nay đã có 32 cas đang được điều trị. Hàng tháng, bệnh nhân được tái khám thường xuyên nhằm đánh giá hiệu quả điều trị. Phác đồ điều trị cho bệnh nhân lao kháng thuốc thấp nhất cũng từ 20 tháng, như vậy, bác sĩ phải theo dõi, điều trị cho bệnh nhân gần hai năm. Qua gần một năm triển khai điều trị cho bệnh nhân lao kháng thuốc, nhìn chung, hiệu quả tương đối, nhưng hiện nay chưa thể kết luận vì phải hoàn tất phác đồ điều trị. Tuy nhiên, bác sĩ Hùng đang cùng bệnh nhân nỗ lực để chống lại bệnh tật.
***
Một năm mới đã bắt đầu cũng là năm để các thầy thuốc như bác sĩ Khương, bác sĩ Dũng, bác sĩ Hùng tiếp tục học tập, nghiên cứu, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn, rèn y đức. Có như vậy, các bác sĩ mới làm trọn nhiệm vụ cao cả của mình là bảo vệ sức khỏe và sinh mạng của người dân.
HỒNG DIỄM
08:03 30/06/2025
Trong bối cảnh giao thời chuyển giao thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 3 cấp sang 2 cấp, ngành y tế thông tin mọi hoạt động khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân vẫn được duy trì như bình thường.
09:51 27/06/2025
Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, ngành Y tế tỉnh quan tâm thực hiện nhiều hình thức đào tạo, thu hút nguồn nhân lực bác sĩ. Đây được xem là nhiệm vụ cốt yếu để thực hiện mục tiêu nâng cao sức khoẻ Nhân dân.
06:48 20/06/2025
Trong bối cảnh cả hệ thống chính trị đang khẩn trương tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, thị xã Long Mỹ vẫn tập trung thực hiện công tác dân số và phát triển, tạo nhiều nền tảng quan trọng cho giai đoạn tới.
07:37 19/06/2025
Năm năm qua (2020-2025), ngành y tế tỉnh đã quan tâm cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em ở tỉnh. Thực hiện hoàn thành vượt chỉ tiêu tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi SDD cân nặng/tuổi đề ra trong nhiệm kỳ qua.
08:28 17/06/2025
Sáu tháng đầu năm nay, mạng lưới làm công tác tiêm chủng vắc-xin của toàn ngành y tế tiếp tục duy trì thành quả của công tác tiêm chủng, đảm bảo công tác tiêm chủng mở rộng được triển khai đạt tỷ lệ cao và an toàn, hiệu quả.
05:42 16/06/2025
Thời tiết mưa nhiều, bắt đầu vào cao điểm của bệnh sốt xuất huyết (SXH), ngành y tế kêu gọi mỗi cá nhân, mỗi thành viên trong hộ gia đình có trách nhiệm tham gia phòng, chống bệnh SXH với những hành động đơn giản, thiết thực theo tinh thần “không có lăng quăng, không có muỗi vằn, không có SXH”.
09:02 13/06/2025
(HG) - Ngày 12-6, tại huyện Châu Thành A, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm ở người tỉnh đã tổ chức Lễ mít-tinh, diễu hành hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết lần thứ 15 trên địa bàn tỉnh năm 2025 với sự tham dự của khoảng 400 đại biểu.
14:34 08/06/2025
Các bệnh viện, trung tâm y tế có khám, chữa bệnh của tỉnh triển khai thực hiện bệnh án điện tử đến tháng 9 tới, mục tiêu này được ngành y tế tỉnh tập trung nguồn lực, quyết tâm thực hiện được nhiệm vụ này.
06:16 05/06/2025
Năm tháng đầu năm nay, tình hình các loại dịch bệnh truyền nhiễm được kiểm soát, Hậu Giang là địa phương có số ca bệnh sốt xuất huyết, tay - chân - miệng thuộc tốp thấp ở khu vực phía Nam. Phòng bệnh chủ động, điều trị hiệu quả là hai yếu tố ngành y tế tỉnh đang thực hiện để kiểm soát tốt tình hình dịch.
05:37 04/06/2025
(HG) - Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm ở người tỉnh vừa tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch hưởng ứng ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết lần thứ 15 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang nhằm chủ động phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm,
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...