Thứ Năm, ngày 06/02/2025 | 07:17
Bệnh sốt phát ban, nghi sởi vẫn chưa “hạ nhiệt”.MP3
Chỉ trong tháng 1 vừa qua, trên địa bàn tỉnh ghi nhận gần 500 ca bệnh sốt phát ban/nghi sởi, xắp xỉ bằng 1/3 số mắc của cả năm 2024 (với trên 1.700 ca). Lý do vì sao có thực trạng này ?
Bác sĩ khám bệnh cho trẻ tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh, ghi nhận nhiều trẻ có triệu chứng bệnh sốt phát ban/nghi sởi.
Bệnh viện căng mình điều trị
Thông tin về tình hình tiếp nhận ca bệnh sốt phát ban/nghi sởi tại khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh, thời gian gần đây, bác sĩ Trần Kỹ, Trưởng khoa cho biết: “Hầu hết bệnh nhi nằm điều trị tại khoa thời gian gần đây là ca bệnh sốt phát ban/nghi sởi. Tuy nhiên, qua thăm khám cho thấy trẻ có triệu chứng điển hình của sởi, như: ho, sổ mũi, sốt, phát ban, mắt đỏ,… trẻ lừ đừ ở giai đoạn ngày thứ 4, thứ 5 mắc bệnh nên gia đình lo lắng đưa vào bệnh viện. Đối với các trường hợp triệu chứng rõ, chúng tôi chẩn đoán sởi và điều trị tích cực cho trẻ. Chẳng hạn, ngày 4-2, tại khoa có 26 bệnh điều trị nội trú, nhưng chỉ có vài ca bệnh khác, còn lại trên 20 ca bệnh sốt phát ban/nghi sởi”.
Tương tự, ở Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa thành phố Ngã Bảy, bác sĩ Võ Thị Hoa, Phó trưởng khoa phụ trách, thông tin: “Từ trước Tết Nguyên đán năm nay, khoa đã tiếp nhận rất nhiều trẻ khám, điều trị chẩn đoán sốt phát ban/nghi sởi. Không kể các trường hợp khám, cấp thuốc ngoại trú, chỉ riêng số trẻ nằm viện điều trị ở khoa trung bình khoảng 20-30 ca bệnh sốt phát ban/nghi sởi/ngày, có ngày lên trên 40 ca. Tình trạng này nhiều năm qua không xảy ra. Chúng tôi đã bố trí riêng một khu cách ly để điều trị cho bệnh nhi mắc sốt phát ban/nghi sởi để phòng lây bệnh chéo cho các bệnh nhi khác đang điều trị ở khoa”.
Các bác sĩ ở các bệnh viện đã tích cực điều trị cho trẻ mắc sốt phát ban/nghi sởi, theo nhận định chung phần đông trẻ biểu hiện tình trạng bệnh nhẹ, có một số ít trường hợp chuyển biến nặng được chăm sóc, điều trị kịp thời nên không có trẻ nguy hiểm tính mạng khi mắc sốt phát ban/nghi sởi.
Thông tin chung về số ca bệnh sốt phát ban/nghi sởi tháng 1 vừa qua, ông Lê Văn Chúc, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, cho hay: “Trong tháng 1, tỉnh đã ghi nhận gần 500 ca bệnh sốt phát ban/nghi sởi. Trong đó, theo số liệu điều tra, phân tích đối với trên 430 trẻ mắc bệnh (đến 24-1), có 31 trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc bệnh và 146 trẻ trên 10 tuổi mắc bệnh. Cũng có trẻ có tiêm ngừa sởi mắc sốt phát ban/nghi sởi nhưng số lượng không nhiều. Tuy nhiên, để khẳng định trẻ sốt phát ban/nghi sởi có mắc bệnh sởi hay không phải có kết quả xét nghiệm từ các viện Pasteur. Chúng tôi đã gửi 111 mẫu xét nghiệm, nhưng tạm thời chỉ có 5 mẫu có kết quả, trong đó có 4 mẫu mắc bệnh sởi và 1 mẫu không mắc bệnh sởi, còn lại 106 mẫu đang chờ kết quả xét nghiệm”.
Do chưa có kết quả xét nghiệm nên cũng chưa thể loại trừ các trường hợp sốt phát ban/nghi sởi là không mắc bệnh sởi. Trong khi có kết quả 5 mẫu xét nghiệm đã có 4 trường hợp khẳng định mắc bệnh sởi. Để chủ động dự phòng bệnh sởi, các bệnh viện nói riêng và ngành y tế nói chung vẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống như một ca bệnh sởi đối với người mắc sốt phát ban/nghi sởi, nhằm khống chế không để dịch bệnh lây lan thành dịch lớn trong cộng đồng.
Vì sao số trẻ mắc bệnh chưa giảm ?
Nhằm chủ động ứng phó, kiểm soát, kéo giảm tình hình bệnh sởi vốn đã gia tăng từ giữa đến cuối năm 2024, ngành y tế triển khai 2 đợt chiến dịch tiêm vắc-xin sởi - rubella (MR) cho những trẻ chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi vắc-xin chứa thành phần sởi trong độ tuổi từ 1-10 tuổi với khoảng 20.000 liều đã cơ bản lấp được khoảng trống tăng cường miễn dịch với bệnh sởi ở nhóm tuổi này. Đồng thời, tăng cường tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi đầy đủ mũi, đúng lịch cho trẻ dưới 1 tuổi.
Tuy nhiên, theo ông Lê Văn Chúc, Phó Giám Đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trong nhóm trẻ này, nếu tiêm đủ 2 mũi vắc-xin khả năng miễn dịch khoảng 95%, như vậy vẫn có khả năng trẻ mắc bệnh dù đã tiêm vắc-xin. Bên cạnh, có những trẻ chống chỉ định, hoãn tiêm chưa tiêm được cũng có thể mắc bệnh sởi.
Song, ghi nhận độ tuổi mắc bệnh ở các bệnh viện còn có không ít trẻ trên 10 tuổi và trẻ dưới 9 tháng tuổi (chưa đến tháng tuổi tiêm vắc-xin sởi) mắc bệnh. Bà Trương Thị Dân, mẹ bệnh nhi Nguyễn Thanh Triệu, nhà ở xã Đại Thành, thành phố Ngã Bảy, đang nằm viện điều trị bệnh sốt phát ban/nghi sởi tại khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa thành phố Ngã Bảy, cho biết: “Con tôi đã 15 tuổi. Đó giờ không có mắc bệnh như vậy, cháu ho, sốt, ăn uống không được, phát ban đầy người, mệt quá tôi đưa đến bệnh viện khám. Bác sĩ chẩn đoán sốt phát ban/nghi sởi và cho nhập viện điều trị”.
Cạnh bên, bé Võ Nguyễn Bảo Châu, 6 tháng tuổi (ở huyện Châu Thành A) cũng nằm viện điều trị bệnh sốt phát ban/nghi sởi. Bà Nguyễn Thị Hiền, bà nội bé cho biết: “Đó giờ không biết bệnh sởi. Cũng không biết bệnh này lây như thế nào. Cháu bệnh sốt, ít bú sữa, phát ban cả người, gia đình lo lắng quá nên nhập viện điều trị cho an tâm”.
Lý giải một phần nguyên nhân, bác sĩ Hoa nhận định: “Qua khám, điều trị, tại khoa có trẻ bệnh sốt phát ban/nghi sởi là người trong tỉnh, ngoài tỉnh, có những trẻ từ địa phương khác về quê ăn tết bị bệnh. Có trẻ dưới 9 tháng tuổi chưa đến tuổi tiêm vắc-xin đã mắc bệnh, có trẻ trên 10 tuổi mắc bệnh. Có những gia đình không nhớ rõ con mình có tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi hay chưa. Trong khi kiến thức người dân về phòng bệnh sởi còn hạn chế, bệnh dễ lây từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác qua tiếp xúc”.
Từ các nguyên nhân trên, cho thấy kiến thức người dân còn hạn chế, chưa có nhiều hiểu biết về cách dự phòng bệnh sởi ngoài đưa trẻ đi tiêm vắc-xin phòng bệnh. Việc tăng cường truyền thông, hướng dẫn nâng cao nhận thức, thực hành phòng bệnh của mỗi người để phòng hiệu quả bệnh sởi cần được quan tâm nhiều hơn. Song song với tăng cường các biện pháp phòng chống dịch khác như tăng cường tiêm vắc-xin, giám sát ca bệnh sởi, phòng lây nhiễm tại cộng đồng và phòng lây nhiễm chéo ở bệnh viện.
Cần làm gì để phòng bệnh ? Trong tháng 1, tỉnh đã ghi nhận gần 500 ca bệnh sốt phát ban/nghi sởi. Trong đó, theo số liệu điều tra, phân tích đối với trên 430 trẻ mắc bệnh (đến 24-1), có 31 trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc bệnh và 146 trẻ trên 10 tuổi mắc bệnh. Các bác sĩ khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh sởi: Không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với trẻ mắc bệnh sởi hoặc nghi ngờ mắc bệnh sởi. Thường xuyên rửa tay và vệ sinh thân thể cho trẻ; người chăm sóc trẻ cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ, đưa trẻ đi tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi đúng lịch, đủ liều. |
HỒNG DIỄM
06:40 28/03/2025
(HG) - Cục Dân số (Bộ Y tế) đã phê duyệt mẫu logo ngành dân số. Mẫu logo mới có ba tông màu chủ đạo: màu xanh lá cây, màu đỏ và xanh nước biển, mỗi màu mang một ý nghĩa riêng thể hiện thông điệp: “Dân số và Phát triển”.
17:49 27/03/2025
(HGO) - Ngày 27-3, Chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng chống dịch sởi trên địa bàn tỉnh đợt 2 năm 2025 đã được bắt đầu triển khai trên phạm vi cả tỉnh. Chiến dịch kéo dài đến 29-3.
06:00 27/03/2025
Tại Việt Nam, rối loạn nhịp tim ngày càng gia tăng, liên quan đến bệnh tim mạch - nguyên nhân tử vong hàng đầu (33% ca tử vong/năm).
09:07 26/03/2025
(HG) - Trong 3 tháng đầu năm nay, các cơ sở y tế đã khám, chữa bệnh ngoại trú cho trên 452.000 lượt bệnh nhân, đạt trên 28% kế hoạch năm, tăng gần 6% so với cùng kỳ năm 2024.
07:20 25/03/2025
Ngành giáo dục và đào tạo đang phát động sâu rộng nâng cao chất lượng dạy học, đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong các cơ sở giáo dục.
08:04 24/03/2025
Mỗi năm, tỉnh phát hiện trên 1.000 bệnh nhân lao mới. Ngành y tế tỉnh luôn quan tâm kêu gọi sự chung tay phòng, chống lao trong cộng đồng.
08:30 20/03/2025
Những tháng đầu năm, ngành y tế tỉnh thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, trong đó có dịch bệnh sốt phát ban/nghi sởi được dự báo diễn biến khó lường.
08:18 17/03/2025
Bệnh án điện tử là một bước tiến quan trọng trong chuyển đổi số ngành y tế tỉnh. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần được tháo gỡ.
17:26 13/03/2025
(HGO) - Chiều ngày 13-3, Sở Y tế và Viettel Hậu Giang phối hợp tổ chức Hội thảo Y tế số và triển khai Bệnh án điện tử.
07:58 13/03/2025
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh khá phổ biến hiện nay. Bệnh nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, hiệu quả, khi diễn biến nặng có thể gây loét da, sưng kéo dài ở chân, nhiễm trùng da… Bác sĩ chuyên khoa 2 Hồng Minh Triết (ảnh), Trưởng khoa Tim mạch - Lão học, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, khuyến cáo người dân nên quan tâm khám, điều trị sớm nếu có các triệu chứng bị suy giãn tĩnh mạch để tránh những biến chứng.
08:01 28/03/2025
HP Pavilion vs Asus Vivobook là hai dòng laptop phổ biến trong phân khúc tầm trung, thu hút sự quan tâm của nhiều người dùng.
06:55 28/03/2025
Thời gian qua, để góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong tỉnh đã tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân ra sức làm đẹp quê hương.
06:53 28/03/2025
(HG) - Sáng ngày 27-3, ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì hội nghị thẩm định, xét công nhận xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A, đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2025.
06:49 28/03/2025
Theo Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp;