Cách phòng ngừa nCoV “tấn công” người già

Thứ Tư, ngày 12/02/2020 | 08:58

Mùa đông, mùa xuân mỗi năm là thời gian các loại virus tấn công dữ dội. Thực tế, ai cũng có thể bị nhiễm virus. Nhất là trong giai đoạn này, dịch viêm phổi cấp do nCoV đang diễn biến phức tạp, số người mắc bệnh tăng lên hàng giờ.

Chăm sóc bệnh nhân người cao tuổi tại BV Lão Khoa trung ương.

Những thông tin trên khiến nhiều người lo lắng về sự lây lan của virus mới này, nhất là với những trường hợp có sức đề kháng kém như người già, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, người dân nên bình tĩnh, tránh tâm lý hoang mang và chủ động thực hiện những biện pháp phòng bệnh quan trọng.

Theo các chuyên gia truyền nhiễm, virus phát tán từ người bệnh ra môi trường khi ho, hắt hơi. Đặc biệt, thời tiết lạnh các loại virus thường tồn tại lâu hơn ngoài môi trường, tạo điều kiện cho bệnh lây lan. Trong khi, những điều kiện như môi trường, thời tiết nhiệt độ không thể thay đổi được thì các biện pháp phòng lây nhiễm qua đường hô hấp là lựa chọn tốt nhất để phòng bệnh. Các chuyên gia khuyến cáo để bảo vệ sức khoẻ trong mùa dịch người dân cần tránh tụ tập nơi đông người, đeo khẩu trang và vệ sinh cơ thể, rửa tay thường xuyên để hạn chế sự lây lan của bệnh.

Theo bác sĩ Trần Mạnh Bắc, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Lão khoa trung ương: Chúng tôi đã khuyến cáo rất nhiều, khi một người thân nhập viện, rất nhiều người đến thăm, dù bệnh nhân đang nằm ở phòng cấp cứu. Người khỏe mang mầm bệnh thì không chắc đã mắc bệnh, chỉ khổ người bệnh đã ốm lại bệnh thêm.

Vì vậy, nếu gia đình có người già nằm viện thì người thân quen cũng hạn chế đến thăm, để tránh mang theo virus lây bệnh, BS Bắc khuyến cáo.

Vì sao virus hay tấn công người già?

Theo PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh, Trưởng bộ môn Y học gia đình, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, thời tiết lạnh hoặc ẩm là môi trường thích hợp cho các loại virus phát triển và tấn công gây bệnh. Hai đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhất là người cao tuổi và trẻ em do có sức đề kháng kém hơn.

Khi trời nắng ấm, nhiệt độ trên 20-25 độ C thì vi khuẩn và virus sẽ kém phát triển, ít lây lan. Do đó, chúng ta có thể dự phòng bằng cách tạo môi trường sống trong nhà và môi trường làm việc được thông thoáng, ấm áp, sạch sẽ, tránh ẩm thấp, lưu cữu không khí, tránh đồ đạc bị ẩm mốc dễ gây bệnh.

Giải thích về vấn đề người cao tuổi dễ bị nặng hơn khi bệnh xâm nhập, PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh cho hay, nguyên nhân là người cao tuổi thường có bệnh nền mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn, khớp, loãng xương.... Ngoài việc phải uống rất nhiều các loại thuốc điều trị bệnh nền, cơ thể cũng suy giảm miễn dịch, giảm sức đề kháng, dễ mắc thêm các bệnh khác. Khi người cao tuổi mắc bệnh thì thường bị rất nặng do tương tác của bệnh mới với bệnh nền cũng như tương tác của rất nhiều loại thuốc. Khi bị nhiễm virus, cơ thể không đủ sức chống lại, đồng thời lại khởi động một chuỗi rối loạn kèm theo trên nền bệnh mạn tính như suy gan, suy thận, suy đa tạng làm phức tạp việc điều trị.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh nCoV hiện nay, PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh cho biết, các nhà khoa học trên thế giới cũng khuyến cáo, người cao tuổi, đặc biệt là những người mắc bệnh mạn tính như cao huyết áp, đái tháo đường không nên đi lễ hội hay đến những nơi đông người. Người tăng huyết áp và đái tháo đường dễ có nguy cơ cao mắc các biến chứng viêm nhiễm, như nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn tiết niệu...

Ngoài việc duy trì điều trị thường quy, người cao tuổi nên tránh xa các nguồn lây nhiễm, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giữ đường mũi, họng sạch, giữ ấm, đeo khẩu trang khi phải tiếp xúc ở chỗ đông người, rửa tay thường xuyên, ăn uống đủ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng.

Để tăng sức đề kháng phòng chống mọi loại virus gây bệnh, PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh nhấn mạnh, người cao tuổi thường ít uống nước, nhất là khi thời tiết lạnh vì không có cảm giác khát và ngại đi vệ sinh. Vì vậy, trong mỗi gia đình nên chủ động đặt nước ấm hoặc trà ấm tại các vị trí thuận lợi và thường xuyên nhắc người cao tuổi uống nước định kỳ ngay cả khi không khát. Có thể uống nước lọc, nước trà, nước hoa quả để tăng sức đề kháng. Bên cạnh đó, việc rửa tay thường xuyên với xà phòng vừa giúp loại bỏ được các loại vi khuẩn, virus, vừa dễ thực hiện, không tốn kém mà hiệu quả cao.

Khi nào cần đến viện ngay?

Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, cho biết , dấu hiệu nhận biết viêm phổi cấp do nCoV gần giống với triệu chứng của cảm lạnh. Khi bị nhiễm virus nCoV, người bệnhthường có các triệu chứng như: sốt, đau họng, sổ mũi, nhức đầu, rét run, tức ngực, ho, khó thở… Khi virus này gây bệnh nặng, tùy cơ quan bị tổn thương mà nó có biểu hiện khác.

Đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và văcxin phòng bệnh. Việc điều trị vẫn dựa trên phòng bệnh, điều trị triệu chứng và biến chứng. Các phương pháp điều trị chỉ mang tính hỗ trợ. Các biện pháp hỗ trợ bao gồm hỗ trợ hô hấp như thở oxy, thở máy, ECMO giúp giữ bệnh nhân sống sót cho đến khi bệnh tự hồi phục, bác sĩ Hà cho biết.

Dự phòng lây truyền nCoV bằng các biện pháp dự phòng chuẩn như dùng khẩu trang khi tiếp xúc gần, rửa tay, giám sát các đối tượng trở về từ vùng dịch tễ và cách ly bệnh nhân.

Theo Bộ Y tế, người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV mới có triệu chứng như: sốt, ho, khó thở. Có trường hợp viêm phổi nặng, có thể gây suy hô hấp và nguy cơ tử vong, đặc biệt những người có bệnh lý mạn tính, bệnh nền.

Một số người nhiễm virus nCoV có thể có biểu hiện lâm sàng nhẹ không rõ triệu chứng, gây khó khăn cho việc phát hiện.

Bộ Y tế khuyến cáo những trường hợp nghi ngờ là nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính với các biểu hiện sốt, ho, có thể khó thở và có một trong các yếu tố dịch tễ sau:

- Có tiền sử đến/ở/về từ vùng có dịch trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát bệnh

- Hoặc tiếp xúc gần (trong vòng 2 mét) với trường hợp mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV.

Những trường hợp trên cần đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác, cách ly, điều trị kịp thời.

Ngoài ra, những người tiếp xúc trực tiếp với vật nuôi bị bệnh, động vật hoang dã ở các vùng dịch tễ trong vòng 14 ngày cũng cần cảnh giác.

Theo Bộ Y tế

Viết bình luận mới

Xem thêm

Tăng cường phòng, chống dịch bệnh dịp Tết Nguyên đán

08:29 16/01/2025

Nhiều năm qua, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm luôn được kiểm soát tốt ở tỉnh với số mắc, tỷ lệ mắc trong tốp thấp nhất 20 tỉnh, thành phố phía Nam.

Huyện Châu Thành: Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ hội nông dân

09:56 14/01/2025

(HG) - Hội Nông dân huyện Châu Thành vừa tổ chức ra mắt mô hình “Chăm sóc sức khỏe cho cán bộ hội, chi hội trưởng nông dân trên địa bàn huyện”.

Đặt mục tiêu loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030

08:55 14/01/2025

(HG) - Đây là một trong những mục tiêu được UBND tỉnh đề ra khi thực hiện Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

“Eo sèo” điều trị nội trú tuyến huyện

14:33 12/01/2025

Mạng lưới trung tâm y tế, bệnh viện (gọi chung là bệnh viện) tuyến huyện hầu như không đạt chỉ tiêu điều trị nội trú. Đây là trăn trở lớn cho năm 2025 của ngành y tế tỉnh.

Tạm giữ nhiều hàng hoá chưa rõ nguồn gốc, xuất xứ tại một cửa hàng bách hóa ở thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy

15:46 10/01/2025

(HGO) – Ngày 10-1, Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa Lễ hội Xuân 2025 tỉnh tiếp tục kiểm tra ngày thứ hai tại địa bàn huyện Vị Thuỷ.

Tạm giữ 48kg nguyên liệu bột thạch cao chưa chứng minh được nguồn gốc dùng sản xuất giá

16:05 09/01/2025

(HGO) – Ngày 9-1, Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa Lễ hội Xuân 2025 tỉnh ra quân kiểm tra ngày đầu tiên kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm tại địa bàn thành phố Vị Thanh.

Phối hợp thực hiện tốt công tác dân số

09:40 08/01/2025

Nhờ sự quan tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự phối hợp chặt chẽ với các địa phương, ban, ngành, đoàn thể các cấp, công tác dân số và phát triển của tỉnh được thực hiện hiệu quả, đạt nhiều kết quả nổi bật trong năm qua.

Trên 98% trẻ dưới 1 tuổi được miễn dịch đầy đủ phòng nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

09:30 08/01/2025

(HG) - Năm 2024, ngành y tế tỉnh đã duy trì tốt chương trình tiêm chủng mở rộng định kỳ hàng tháng, tăng cường tiêm vắc-xin cho trẻ dưới 1 tuổi.

Hiệu quả từ dự án đầu tư và phát triển y tế cơ sở

07:16 07/01/2025

Sau 5 năm thực hiện Dự án “Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở” tại tỉnh Hậu Giang đã mang lại hiệu quả nâng cao chất lượng và hiệu suất của mạng lưới y tế cơ sở.

Bệnh viện nổi trội trong phong trào sáng tạo

07:15 07/01/2025

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Hậu Giang với nhiều sản phẩm sáng tạo hữu ích, xuất phát thực tiễn khám, chữa bệnh tại đơn vị và được đánh giá cao trong phong trào sáng kiến, sáng tạo của tỉnh nhà.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Khai trương Cửa hàng OCOP và chương trình “Tết yêu thương - xuân Ất Tỵ 2025”

12:23 18/01/2025

(HGO) - Sáng ngày 18-1, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức khai trương Cửa hàng OCOP, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm khởi nghiệp của phụ nữ tỉnh Hậu Giang và chương trình “Tết yêu thương - xuân Ất Tỵ 2025”.

Công nhận xã nông thôn mới nâng cao thứ 12 của tỉnh

12:11 18/01/2025

(HGO) - Sáng ngày 18-1, UBND huyện Vị Thủy tổ chức lễ công bố xã Vị Thắng đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2025, đây là xã thứ 2 của huyện và là xã thứ 12 của tỉnh.

"Ngàn hoa dâng Đảng" – chủ đề Hội thi Nghệ thuật quần chúng tỉnh Hậu Giang năm nay

10:27 18/01/2025

(HGO) - Tối 17-1, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc Hội thi Nghệ thuật quần chúng tỉnh Hậu Giang năm 2025, với sự tham gia trên 300 ca sĩ, diễn viên đến từ 8 huyện, thị, thành phố trong tỉnh.

Điểm tin sáng 18-1: Hà Nội vào top các thành phố tốt nhất thế giới; 7 cầu thủ Việt Nam trong đội hình tiêu biểu ASEAN Cup

05:58 18/01/2025

Cùng những tin tức đáng chú ý khác: Cúc nhiều màu Sa Đéc được chuộng dịp tết này; Tay vợt gốc Việt gây “địa chấn” ở Giải quần vợt Úc mở rộng; “Gặp nhau cuối tuần” trở lại sau gần 2 thập kỷ.