Cẩn trọng với bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ

Thứ Ba, ngày 27/06/2017 | 14:42

Bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, bệnh viêm não Nhật Bản có xu hướng tấn công trẻ nhỏ, nhiều nhất là trẻ từ 5 - 15 tuổi. Tại khu vực phía Nam, bệnh xuất hiện nhiều ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh đang chăm sóc cho trẻ bị viêm não Nhật Bản

Gia tăng trẻ mắc viêm não Nhật Bản

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 TPHCM, tính từ đầu năm 2017 đến nay, khoa đã tiếp nhận điều trị 24 ca viêm não Nhật Bản, chiếm 50% tổng số ca mắc các bệnh viêm não, viêm màng não.

“Thời điểm này có 6 bệnh nhi đang nằm điều trị, tất cả đều trong tình trạng nặng, phải thở máy. Có những hôm bệnh nhi nhập viện quá đông, khiến khoa không còn giường, không còn máy thở, buộc phải chuyển các cháu xuống Khoa Cấp cứu nằm tạm”, bác sĩ Trương Hữu Khanh cho hay.

Theo các chuyên gia cảnh báo, viêm não Nhật Bản được xem là một trong những bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong và di chứng cao ở trẻ nhỏ (từ 25% - 35%). Những di chứng này khiến người bệnh giảm khả năng giao tiếp, giảm hoặc mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Đây là bệnh cấp tính lây truyền qua đường máu, do virus viêm não Nhật Bản gây nên.

Ở Việt Nam, loại muỗi Culex tritaeniorhynchus sinh sản mạnh vào mùa hè (nhất là từ tháng 3 đến tháng 7), hoạt động mạnh vào lúc chập tối. Bệnh thường gặp ở những vùng nông thôn, đặc biệt xuất hiện nhiều ở vùng dân trồng lúa như các tỉnh Tây Nam bộ. Bệnh lây truyền từ động vật như heo, chim sang người qua trung gian truyền bệnh của loài muỗi Culex. Viêm não Nhật Bản có thể diễn ra quanh năm, nhưng cao điểm là từ tháng 5 đến tháng 9.

Thấy con trai 12 tuổi sốt cao liên tục không dứt, chị Lê Thị Bé Nhất (ngụ tỉnh Long An) đưa con lên BV Nhi đồng 1 để khám bệnh và được chẩn đoán là mắc bệnh viêm não Nhật Bản. Tuy nhiên, khi hỏi về lịch sử chích ngừa của bé, chị Nhất không nhớ nổi con mình đã được chích ngừa vaccine viêm não Nhật Bản hay chưa.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, việc chủ quan không chích ngừa cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc viêm não Nhật Bản. Trong những năm trở lại đây, vaccine viêm não Nhật Bản đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, nên số trẻ nhỏ dưới 5 tuổi mắc bệnh đã giảm hẳn, chủ yếu thường gặp ở trẻ từ 5 - 15 tuổi.

Nhiều di chứng nghiêm trọng

Hơn 8 tháng ròng rã túc trực chăm con tại BV Nhi đồng 1, chị Trần Thị Yến Nga (ngụ tỉnh Bến Tre) vô cùng hối hận vì trước đó không chích ngừa cho con. Tháng 10-2016, con chị bị sốt, sau 3 ngày uống thuốc không hết, chị đưa con đi khám bệnh ở BV Đa khoa Nguyễn Đình Chiểu (Bến Tre) và được chuyển thẳng lên BV Nhi đồng 1. Rồi từ đó đến nay, bé Thái Văn Quế, con trai chị Yến Nga, vẫn chưa khỏi bệnh, phải sống phụ thuộc vào máy thở.

Đây là 1 trong 2 trường hợp mắc viêm não Nhật Bản đã điều trị lâu nhất tại Khoa Nhiễm - Thần kinh. Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết, viêm não Nhật Bản thường phải điều trị trong nhiều ngày, có khi phải nằm viện cả tháng trời. Bên cạnh đó, bệnh viêm não Nhật Bản để lại hệ lụy khá nặng nề khi có quá nhiều di chứng, như lệ thuộc thở máy kéo dài dẫn đến bội nhiễm phổi và sẽ tử vong, hết bệnh nhưng phải sống đời sống thực vật, chậm phát triển trí tuệ, động kinh, yếu chi… Việc chăm sóc trong và sau quá trình điều trị cũng là vấn đề khi một số trẻ không thể tự ăn uống, đi lại, không tự phục vụ được sinh hoạt cá nhân.

Hiện viêm não Nhật Bản chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như phương pháp điều trị tối ưu. Việc điều trị chủ yếu vẫn là sử dụng máy thở hỗ trợ suy hô hấp, sử dụng thuốc chống co giật…, nên mới chỉ giảm được tỷ lệ tử vong chứ chưa giảm được di chứng.

Thống kê cho thấy, 60% trẻ mắc viêm não Nhật Bản sẽ hồi phục, 30% sẽ có di chứng và khoảng 10% có thể tử vong. Mặc dù vậy, công tác phát hiện bệnh viêm não Nhật Bản hiện vẫn khá khó khăn, bởi chỉ khi nào trẻ mất tri giác, rơi vào hôn mê thì mới xác định được mắc viêm não Nhật Bản.

Trong giai đoạn đầu của bệnh, các bác sĩ tuyến dưới dễ nhầm lẫn với sốt siêu vi do cùng có các triệu chứng như sốt, nhức đầu, nôn ói…

“Muốn phát hiện bệnh sớm, các bác sĩ phải khám đi khám lại nhiều lần, quan sát kỹ tình trạng bệnh nhân. Khi bệnh nhân bắt đầu có dấu hiệu mất tri giác thì cần được can thiệp kịp thời, bởi viêm não diễn tiến nhanh, chỉ trong vòng 2 - 3 ngày, thậm chí chỉ 1 ngày là đã chuyển sang co giật, hôn mê”, bác sĩ Khanh khuyến cáo.

Thống kê cho thấy, 60% trẻ mắc viêm não Nhật Bản sẽ hồi phục, 30% sẽ có di chứng và khoảng 10% có thể tử vong.

 

“Chích ngừa vaccine và diệt muỗi là 2 phương pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh. Cần chích ngừa đủ tối thiểu 3 mũi vaccine viêm não Nhật Bản, sau đó mỗi 3 năm có thể chích nhắc lại một lần để đảm bảo tính phòng ngừa”.

Bác sĩ TRƯƠNG HỮU KHANH

Theo THÀNH SƠN/SGGP

Viết bình luận mới

Xem thêm

Không để gián đoạn chăm sóc sức khỏe Nhân dân khi sáp nhập

08:03 30/06/2025

Trong bối cảnh giao thời chuyển giao thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 3 cấp sang 2 cấp, ngành y tế thông tin mọi hoạt động khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân vẫn được duy trì như bình thường.

Đòn bẩy nâng cao sức khoẻ nhân dân

09:51 27/06/2025

Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, ngành Y tế tỉnh quan tâm thực hiện nhiều hình thức đào tạo, thu hút nguồn nhân lực bác sĩ. Đây được xem là nhiệm vụ cốt yếu để thực hiện mục tiêu nâng cao sức khoẻ Nhân dân.

Chú trọng công tác dân số và phát triển

06:48 20/06/2025

Trong bối cảnh cả hệ thống chính trị đang khẩn trương tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, thị xã Long Mỹ vẫn tập trung thực hiện công tác dân số và phát triển, tạo nhiều nền tảng quan trọng cho giai đoạn tới.

Cải thiện suy dinh dưỡng trẻ em: Vì tầm vóc Việt

07:37 19/06/2025

Năm năm qua (2020-2025), ngành y tế tỉnh đã quan tâm cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em ở tỉnh. Thực hiện hoàn thành vượt chỉ tiêu tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi SDD cân nặng/tuổi đề ra trong nhiệm kỳ qua.

Tiêm vắc-xin, cách phòng bệnh hiệu quả cho trẻ

08:28 17/06/2025

Sáu tháng đầu năm nay, mạng lưới làm công tác tiêm chủng vắc-xin của toàn ngành y tế tiếp tục duy trì thành quả của công tác tiêm chủng, đảm bảo công tác tiêm chủng mở rộng được triển khai đạt tỷ lệ cao và an toàn, hiệu quả.

Phòng bệnh sốt xuất huyết không khó nếu mỗi gia đình đều hành động

05:42 16/06/2025

Thời tiết mưa nhiều, bắt đầu vào cao điểm của bệnh sốt xuất huyết (SXH), ngành y tế kêu gọi mỗi cá nhân, mỗi thành viên trong hộ gia đình có trách nhiệm tham gia phòng, chống bệnh SXH với những hành động đơn giản, thiết thực theo tinh thần “không có lăng quăng, không có muỗi vằn, không có SXH”.

Mít-tinh, diễu hành hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết lần thứ 15

09:02 13/06/2025

(HG) - Ngày 12-6, tại huyện Châu Thành A, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm ở người tỉnh đã tổ chức Lễ mít-tinh, diễu hành hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết lần thứ 15 trên địa bàn tỉnh năm 2025 với sự tham dự của khoảng 400 đại biểu.

Tập trung nguồn lực triển khai bệnh án điện tử

14:34 08/06/2025

Các bệnh viện, trung tâm y tế có khám, chữa bệnh của tỉnh triển khai thực hiện bệnh án điện tử đến tháng 9 tới, mục tiêu này được ngành y tế tỉnh tập trung nguồn lực, quyết tâm thực hiện được nhiệm vụ này.

Dự phòng chủ động, ngăn dịch bệnh truyền nhiễm bùng phát

06:16 05/06/2025

Năm tháng đầu năm nay, tình hình các loại dịch bệnh truyền nhiễm được kiểm soát, Hậu Giang là địa phương có số ca bệnh sốt xuất huyết, tay - chân - miệng thuộc tốp thấp ở khu vực phía Nam. Phòng bệnh chủ động, điều trị hiệu quả là hai yếu tố ngành y tế tỉnh đang thực hiện để kiểm soát tốt tình hình dịch.

Toàn tỉnh ghi nhận số ca sốt xuất huyết, tay - chân - miệng đều giảm so với cùng kỳ

05:37 04/06/2025

(HG) - Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm ở người tỉnh vừa tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch hưởng ứng ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết lần thứ 15 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang nhằm chủ động phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm,

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

11:02 30/06/2025

(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Kính gửi Quý độc giả thân yêu !

08:11 30/06/2025

Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

“Hạnh phúc tuổi trẻ”

08:10 30/06/2025

Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.

Mãi nhớ Hậu Giang qua từng câu hát, lời ca !

08:09 30/06/2025

Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...