Chú ý: 10 lầm tưởng về đột quỵ sau đây khiến bạn bỏ qua “Cơ hội vàng”

Thứ Sáu, ngày 17/11/2023 | 13:00

 

Ảnh minh họa Báo Sức khỏe và đời sống.

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, tỉ lệ mắc ngày càng tăng và xu hướng trẻ hóa. Những lầm tưởng về đột quỵ có thể khiến bạn “tuyệt vọng” hoặc bỏ qua cơ hội vàng để điều trị. 10 sai lầm sau thường thấy khi nghĩ về đột quỵ.

1. Đột quỵ là vấn đề của tim

Mặc dù đột quỵ và nhồi máu cơ tim đều là kết quả của quá trình hẹp hoặc tắc động mạch gây thiếu máu nuôi, nhưng đột quỵ là vấn đề ở não bộ. Đột quỵ có 2 dạng: nhồi máu não và xuất huyết não.

Nhồi máu não: lòng động mạch hẹp/tắc nghẽn do huyết khối, co thắt, gây thiếu máu nuôi vùng mô não nhất định. Việc điều trị cần dùng thuốc chống huyết khối, can thiệp mạch máu.

Xuất huyết não: vỡ mạch máu não gây chảy máu trong não.

Hai tình trạng này rất khó phân biệt nếu chỉ dựa vào biểu hiện bên ngoài, vì vậy khi có dấu hiệu gợi ý đột quỵ, không được tự dùng thuốc chống đông máu vì nếu bạn bị đột quỵ xuất huyết, bạn sẽ làm bệnh nặng hơn.

2. Đột quỵ không thể phòng ngừa được

Các yếu tố nguy cơ phổ biến nhất của đột quỵ là tăng huyết áp, hút thuốc lá, cholesterol máu cao, béo phì, đái tháo đường, chấn thương đầu/cổ và rối loạn nhịp tim. Đây là những yếu tố chúng ta có thể nhận biết và kiểm soát được. Ví dụ tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh có thể làm giảm các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, cholesterol cao, béo phì và đái tháo đường.

3. Đột quỵ không di truyền trong gia đình

Các đột biến gene, ví dụ đột biến gây bệnh hồng cầu hình liềm làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Những thành viên trong gia đình thường có lối sống và môi trường sống tương tự nhau hoặc ảnh hưởng lẫn nhau. Vì vậy, môi trường hoặc lối sống không lành mạnh kết hợp với bệnh di truyền làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ.

4. Triệu chứng đột quỵ khó nhận biết

Các triệu chứng phổ biến nhất của đột quỵ khá dễ nhận biết, chỉ cần bạn để ý bình thường cơ thể mình như thế nào, khi có bất thường bạn sẽ dễ nhận ra hơn. Các triệu chứng của đột quỵ:

Mặt không còn đối xứng hai bên: tê một bên mặt và nụ cười không đều.

Yếu hoặc tê một cánh tay: khi bạn nâng một cánh tay lên, cánh tay đó sẽ tự rớt xuống.

Đi lại khó khăn, bao gồm chóng mặt, mất thăng bằng.

Đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân.

5. Đột quỵ không thể điều trị

Rất nhiều người nghĩ rằng đột quỵ không thể điều trị và để lại di chứng suốt đời. Nếu bệnh nhân đến bệnh viện đủ sớm, trong vòng vài phút hoặc vài giờ, đột quỵ có thể điều trị được bằng cách tiêm thuốc làm tan cục máu đông hoặc can thiệp mạch máu bằng phẫu thuật.

Những người đến bệnh viện trong vòng 3 giờ kể từ lúc có triệu chứng đầu tiên, thường ít di chứng hơn và tỉ lệ sống sót cao hơn những người đến sau 3 giờ. Nói chung, càng đến trễ, tiên lượng càng xấu.

6. Đột quỵ chỉ xảy ra ở người lớn tuổi

Tuổi tác là một yếu tố nguy cơ của đột quỵ. Sau 55 tuổi, cứ thêm mỗi 10 năm, nguy cơ đột quỵ tăng gấp đôi. Tuy nhiên đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Dù bất kỳ tuổi nào, mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, mỡ máu cao thì đều có nguy cơ rất cao bị đột quỵ.

7. Tất cả trường hợp đột quỵ đều có triệu chứng

Không phải tất cả các cơn đột quỵ đều có triệu chứng, và một số nghiên cứu cho thấy đột quỵ không có triệu chứng phổ biến hơn có triệu chứng.

Mặc dù "đột quỵ thầm lặng" gây ra những tổn thương kích thước nhỏ, thường chỉ phát hiện trên chụp cộng hưởng từ não, tuy nhiên chúng nên được điều trị tương tự như đột quỵ có triệu chứng nếu được phát hiện. Vì "đột quỵ thầm lặng" làm tăng nguy cơ đột quỵ có triệu chứng, suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ trong tương lai.

8. "Đột quỵ nhỏ" thì không quan trọng

"Đột quỵ nhỏ" hay ministroke là một cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA). Cách gọi "nhỏ" hoặc "thoáng qua" khiến chúng ta lầm tưởng rằng bệnh nhẹ nhưng thực chất chúng có thể là dấu hiệu báo trước một cơn "đột quỵ lớn". Bất kỳ triệu chứng nào của đột quỵ cấp tính, thoáng qua đều cần được quan tâm một cách cẩn trọng.

9. Đột quỵ luôn gây liệt

Không phải ai bị đột quỵ đều bị liệt hoặc yếu sức. Tùy vào số lượng mô não và khu vực nào của não bị ảnh hưởng, đột quỵ để lại các di chứng khác nhau.

Ví dụ đột quỵ não trái có thể có các di chứng như tê liệt ở bên phải của cơ thể và/hoặc chỉ gặp các vấn đề về lời nói và ngôn ngữ, hành vi chậm chạp, mất trí nhớ; đột quỵ não phải có thể gây tê/liệt bên trái cơ thể, hoặc có thể gây ra các vấn đề về thị lực, hành vi, mất trí nhớ.

10. Quá trình phục hồi đột quỵ diễn ra nhanh chóng

Thật ra quá trình phục hồi sau đột quỵ có thể mất vài tháng, thậm chí vài năm. Tuy nhiên, nhiều người có thể không hồi phục hoàn toàn. Trong đó:

10% sẽ phục hồi gần như hoàn toàn.

10% khác sẽ cần được chăm sóc tại viện dưỡng lão hoặc cơ sở dài hạn khác.

25% sẽ phục hồi nhưng còn di chứng nhẹ.

40% sẽ bị di chứng trung bình đến nặng.

2-3 tháng đầu sau khi đột quỵ là thời gian rất quan trọng vì nếu tích cực phục hồi chức năng chuyên sâu, khả năng hồi phục sẽ cao hơn. Sau thời gian này, nhất là sau 6 tháng, sự hồi phục sẽ diễn ra rất chậm.

Theo BS. Hải Đan – Tuổi trẻ online (Tít do Báo Hậu Giang đặt)

 

Viết bình luận mới

Xem thêm

Giảm tối đa tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm

08:24 27/12/2024

(HG) - Ngày 26-12, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024, hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27-12).

Cha mẹ tương tác giúp trẻ phát triển toàn diện

08:17 27/12/2024

Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Lê Văn Chúc (ảnh), Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trong giai đoạn trẻ từ 0-24 tháng tuổi, cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần quan tâm tương tác với trẻ để trẻ phát triển trí tuệ, cảm xúc và ngôn ngữ tốt nhất.

Để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc

08:17 26/12/2024

Nâng cao chất lượng dân số là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác dân số và phát triển của Hậu Giang nói riêng, cả nước nói chung, bởi đó là nền tảng quan trọng để xây dựng đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc trong tương lai.

Toàn quốc đã đạt 14 bác sĩ/10.000 dân, vượt chỉ tiêu

08:04 25/12/2024

(HG) - Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác y tế năm 2025 tổ chức ngày 24-12, Bộ Y tế thông tin: Năm 2024, toàn ngành thực hiện hoàn thành 3/3 chỉ tiêu kinh tế, xã hội được Quốc hội giao. Cụ thể đạt 14 bác sĩ/10.000 dân (chỉ tiêu giao 13,5 bác sĩ/10.000 dân); đạt 34 giường bệnh/10.000 dân (chỉ tiêu giao 32,5 giường bệnh trên 10.000 dân). Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 94,1%, đạt chỉ tiêu giao. Hoàn thành 8/9 chỉ tiêu được Chính phủ giao, còn 1 chỉ tiêu chưa đạt là tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh.

Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi: Nên làm gì để cải thiện ?

06:21 24/12/2024

Thấp còi là một thể suy dinh dưỡng mạn tính đề cập đến chỉ số chiều cao thấp so với tuổi, phản ánh sự duy trì và tích lũy lâu dài suy dinh dưỡng, có thể nhiễm khuẩn lặp đi lặp lại.

Cục Dân số tổ chức Hội thảo Đánh giá 10 năm thực hiện tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai tại Hậu Giang

06:38 23/12/2024

(HG) - Tại thành phố Vị Thanh, Cục Dân số (Bộ Y tế) đã tổ chức Hội thảo đánh giá 10 năm thực hiện công tác tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai. Tham dự có ông Phạm Vũ Hoàng, Phó Cục trưởng Cục Dân số, cùng lãnh đạo sở y tế, chi cục dân số của 35 tỉnh, thành phố, cán bộ quản lý lĩnh vực này.

Ngăn chặn nguy cơ ngộ độc thực phẩm ở trường học

07:30 19/12/2024

Các địa phương tại tỉnh tăng cường kiểm tra chuyên ngành về đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) tại các trường học. Các đoàn kiểm tra nhận định, bếp ăn tập thể tại các trường hầu hết thực hiện tốt các quy định, nhưng không thể chủ quan.

Dịch vụ ăn uống đảm bảo quy định gì về an toàn thực phẩm ?

05:53 17/12/2024

Theo ông Nguyễn Vĩnh Sơn, Trưởng phòng Quản lý An toàn thực phẩm, Sở Y tế, đối với cơ sở dịch vụ ăn uống phải đảm bảo đạt theo yêu cầu Bộ tiêu chí này mới được cấp giấy cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Đa dạng giải pháp cải thiện dinh dưỡng trẻ em

07:52 16/12/2024

Trong năm 2024, ngành y tế tỉnh đã triển khai đồng loạt rất nhiều giải pháp góp phần kéo giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi và cân nặng ở trẻ em, đồng thời, chăm sóc dinh dưỡng hợp lý,

Gần 110.000 nam, nữ thanh niên được tuyên truyền, vận động kết hôn trước 30 tuổi

08:21 13/12/2024

(HGO) – Hội thảo Đề xuất các giải pháp, chính sách hỗ trợ đoàn viên, thanh niên tham gia kết hôn trước 30 tuổi và hỗ trợ điều trị vô sinh hiếm muộn năm 2024, do Tỉnh đoàn Hậu Giang phối hợp cùng Sở Y tế tổ chức chiều ngày 12-12, với sự tham dự của lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể và hơn 150 đoàn viên, thanh niên dưới 30 tuổi chưa kết hôn trên địa bàn tỉnh.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Công bố các quyết định về công tác cán bộ

13:52 27/12/2024

(HGO) – Ngày 27-12, ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, dự Hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ của Ban Bí thư và Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Triển khai quyết liệt, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025

13:45 27/12/2024

(HGO) – Sáng ngày 27-12, ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 20 tổng kết thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2024, triển khai chương trình công tác năm 2025; sơ kết, tổng kết và triển khai các văn bản của Trung ương, của tỉnh.

Gần 2 giờ gây án, đối tượng cướp giật tài sản bị bắt

09:05 27/12/2024

(HGO) – Sau khi tiếp nhận thông tin của nhân dân tại ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, xảy ra vụ cướp giật tài sản, lực lượng Công an xã đã phối hợp với lực lượng tham gia đảm bảo an ninh trật tự ấp xác minh thu thập chứng cứ, báo cáo về trên để truy bắt đối tượng.

Hiệp đồng giao nhận quân, huấn luyện

08:30 27/12/2024

(HGO) – Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh vừa tổ chức Hội nghị hiệp đồng giao nhận quân; huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên lực lượng dự bị động viên năm 2025.