Thứ Hai, ngày 02/12/2024 | 07:58
Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Võ Thị Phấn, Phó khoa Sản, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh, dinh dưỡng hợp lý thời kỳ mang thai nhằm đáp ứng các hoạt động thay đổi về cơ thể, sinh lý của bà mẹ như biến đổi về chuyển hóa, tích lũy mỡ, tăng khối lượng tử cung, vú, phát triển bào thai và sự tạo sữa sau này.
Bác sĩ chuyên khoa 1 Võ Thị Phấn, Phó khoa Sản, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh, tư vấn dinh dưỡng hợp lý cho thai phụ khám thai tại bệnh viện.
Mỗi giai đoạn thai kỳ cần dinh dưỡng hợp lý riêng
Bác sĩ Phấn khuyến cáo chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu (tam cá nguyệt thứ 1) nhiều trường hợp mẹ bầu bị ốm nghén, luôn cảm thấy khó chịu, thậm chí buồn nôn mỗi khi nhìn thấy thức ăn. Đây là giai đoạn hầu hết các cơ quan quan trọng của phôi được hình thành, mẹ bầu nên chia nhỏ ra thành nhiều bữa và thay đổi cách chế biến thực phẩm, nhưng đảm bảo đủ chất, không nên nhịn ăn.
Nếu trước khi mang thai mẹ bầu chưa bổ sung acid folic thì từ ngày đầu tiên biết mình mang thai cần bổ sung ngay, liều 400 mcg/ngày. Bên cạnh đó sắt và calci cần được tăng cường trong suốt 9 tháng mang thai nhằm tránh thiếu máu và loãng xương cho mẹ về sau. Việc uống thuốc chữa bệnh trong 3 tháng đầu cần đặc biệt lưu ý theo chỉ định của bác sĩ để tránh ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
Trong 3 tháng giữa (tam cá nguyệt thứ 2) là khoảng thời gian dễ chịu nhất trong hành trình mang thai. Về phía thai nhi, lúc này hệ xương phát triển mạnh, não bộ và các cơ quan cũng dần hoàn thiện chức năng. Do đó ngoài acid folic, sắt, calci, mẹ bầu cần bổ sung thực phẩm có chứa kẽm, liều 20 mg/ngày. Trong giai đoạn này mẹ bầu chỉ cần tăng khẩu phần ăn lên tương đương 300-400 kcal/ngày (bằng 2 chén cơm trắng hoặc 2 ly sữa).
Dinh dưỡng trong 3 tháng cuối (tam cá nguyệt thứ 3) đây là giai đoạn đánh dấu bước phát triển vượt bậc về cân nặng của thai nhi, để thai nhi tăng cân tốt, mẹ bầu cần chú ý tăng khẩu phần tương đương 400 kcal/ngày. Lúc này mẹ bầu cần bổ sung vitamin C cho cơ thể, nhằm hấp thụ sắt và calci tốt hơn. Vào 3 tháng cuối, do sự thay đổi hormon và thai nhi lớn gây áp lực lên vùng chậu và bàng quang, khiến mẹ bầu thường bị táo bón, đầy bụng, để tránh tình trạng này, chế độ cho bà bầu nên bổ sung nhiều chất xơ và tránh ăn các thực phẩm khó tiêu hóa.
Dinh dưỡng không hợp lý ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và thai nhi
Trong thai kỳ, mẹ bầu tăng trung bình tương đương 9-12kg. Chế độ dinh dưỡng cần đầy đủ 4 nhóm chất thiết yếu: Chất bột đường (carbohydrate), chất đạm (protein), chất béo (lipid), các loại vitamin, chất xơ và khoáng chất.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, không đáp ứng nhu cầu của mẹ thời kỳ mang thai sẽ ảnh hưởng sức khỏe bà mẹ, đặc biệt là ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi và cả của trẻ sau này. Chế độ dinh dưỡng của bà mẹ không đầy đủ sẽ làm giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, tăng nguy cơ sinh non. Ảnh hưởng chế độ dinh dưỡng bà mẹ đối với thai nhi sẽ khác nhau tùy từng giai đoạn thai kỳ.
Nếu ăn uống quá nhiều, mẹ tăng cân quá mức không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng, tâm lý sau sinh mà cò tăng nguy cơ tiểu đường, tăng huyết áp, tiền sản giật trong thai kỳ. Ngoài ra thai nhi to quá mức cũng khiến việc chuyển dạ khó khăn. Việc tăng cân quá nhiều trong quá trình mang thai khiến hành trình giảm cân sau sinh gian nan và kéo dài hơn.
Cần vận động hợp lý, hạn chế một số thực phẩm không tốt cho thai kỳ
Ngoài chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu, tập thể dục cũng là một phương thức quan trọng tăng cường sức khỏe cho bà mẹ, đồng thời “vượt cạn” nhẹ nhàng hơn, tuy nhiên cần chú ý về thời lượng tập và tránh các động tác quá mạnh, mẹ bầu có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng và đi bộ từ 15-20 phút/ngày, tùy vào sức khỏe của mình. Lao động nhẹ nhàng, không nên làm việc quá nặng gây sẩy thai, sanh non.
Tập thể dục nhẹ nhàng giúp tinh thần sảng khoái, tuần hoàn lưu thông, không chơi các môn thể thao và điền kinh nặng. Nghỉ ngơi rất cần thiết cho người mẹ và thai nhi nhưng không nên nghỉ ngơi hoàn toàn tránh sinh khó.
Yếu tố tinh thần rất quan trọng cho người mẹ và sự phát triển của thai. Gia đình hạnh phúc, người mẹ được chăm sóc chu đáo, thai nhi sẽ phát triển tốt, kích thích tạo sữa nhiều sau sinh.
Mẹ bầu cũng cần lưu ý không nên dùng các loại thực phẩm có chất kích thích. Giảm ăn các loại gia vị như: ớt, hạt tiêu, tỏi. Giảm ăn mặn nhất là những người mẹ bị phù. Khi mang thai bà mẹ cần phải khám thai ít nhất 3 lần.
HỒNG DIỄM ghi nhận
14:19 09/05/2025
(HGO) – Sáng ngày 9-5, tại xã Hoả Lựu, thành phố Vị Thanh, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Ban Thư ký Hội LHTN Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ ra quân Ngày hội Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khoẻ cộng đồng.
08:43 08/05/2025
(HG) - Đây là nhấn mạnh của ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về dược, an toàn thực phẩm.
08:30 05/05/2025
Tỷ lệ khám, chữa bệnh y học cổ truyền 4 tháng đầu năm nay chiếm gần 12% so với tổng số lượt khám, chữa bệnh chung của tỉnh, cho thấy bên cạnh tây y, y học cổ truyền vẫn phát huy vai trò trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân.
08:17 24/04/2025
(HG) - Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh và bác sĩ sản khoa của Bệnh viện Sản Nhi tỉnh vừa phẫu thuật cắt bỏ thành công khối u nhầy “khổng lồ” có trọng lượng 6,5kg chiếm toàn bộ ổ bụng của bệnh nhân Đ.T.B., 65 tuổi, ở xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh.
07:31 24/04/2025
Chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, diệt muỗi, lăng quăng, phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay - chân - miệng đợt I năm 2025 vừa được triển khai trên địa bàn tỉnh (từ ngày 14 đến 18-4), đã cung cấp kiến thức, huy động sự đồng thuận của người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
06:03 21/04/2025
Hơn 3 tháng đầu năm nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn thành phố Ngã Bảy được kiểm soát tốt nhờ sự chủ động “phòng bệnh hơn chữa bệnh” với nhiều giải pháp hiệu quả.
06:11 18/04/2025
Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia được xem là “chìa khóa” thúc đẩy ngành y tế đạt được những kết quả tích cực trong công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân từ công nghệ số.
06:18 17/04/2025
Thuốc Amlodipine có tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp, dùng phổ biến ở bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh tim mạch. Tuy nhiên, theo BSCK1 Đặng Nguyễn Vũ Linh (ảnh), Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, khi người bệnh tự ý uống thuốc Amlodipine không theo chỉ định của bác sĩ, quá liều có nhiều rủi ro sức khỏe.
08:34 16/04/2025
(HG) - Ngày 15-4, Chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, diệt muỗi, lăng quăng, phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay - chân - miệng đợt I năm 2025 đã được đồng loạt thực hiện trên phạm vi cả tỉnh.
06:10 14/04/2025
“Bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), trong đó chú trọng ATTP bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố” là chủ đề của “Tháng hành động vì ATTP” (15-4 đến 15-5) năm 2025 với nhiều giải pháp,
18:12 09/05/2025
Để đảm bảo cung ứng điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống sinh hoạt của nhân dân, EVN đã và đang thực hiện theo Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2025, trong đó tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm năm 2025 dự kiến khoảng 12,2%, tổng sản lượng điện toàn hệ thống năm 2025 tăng thêm khoảng 33,6 tỷ kWh so với năm 2024.
17:30 09/05/2025
Chiều ngày 9-5, tại Nhà Quốc hội, trong phiên thảo luận góp ý dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, bày tỏ thống nhất với những nội dung quy định của dự thảo Luật,
16:49 09/05/2025
Công tác bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của Nhân dân và thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.
16:41 09/05/2025
(HGO) - Ngày 9-5, Công đoàn các cơ quan Đảng tổ chức Lễ phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2025. Qua đó, phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích của đoàn viên, người lao động.