Nghiên cứu mới: Phần lớn người hiến tạng ở châu Á là phụ nữ

Thứ Ba, ngày 28/11/2023 | 11:30

Một nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy từ năm 1995 đến năm 2021, 80% người hiến tạng còn sống là phụ nữ, chủ yếu là những người vợ và mẹ. Trong khi người nhận phần lớn là nam giới.

Ảnh minh họa: Báo Pháp luật online

Một nghiên cứu mới ở Ấn Độ đã bổ sung thêm bằng chứng cho thấy người hiến tạng chủ yếu là phụ nữ, đặc biệt là ở châu Á, trong khi người nhận nội tạng chủ yếu là nam giới.

Điều này cho thấy sự bất bình đẳng giới đối vối phụ nữ hiện diện ở mọi khía cạnh trong cuộc sống, ngay cả ở phần sức khỏe.

Phụ nữ luôn là người hiến tặng

Báo cáo được công bố vào ngày 15/11 dựa trên dữ liệu từ Tổ chức Cấy ghép Mô và Nội tạng Quốc gia (NOTTO) ở New Delhi, Ấn Độ, cho thấy từ năm 1995 đến năm 2021, 80% người hiến tạng còn sống là phụ nữ, chủ yếu là những người vợ và mẹ. Trong khi người nhận phần lớn là nam giới.

Những phát hiện của nghiên cứu đó lặp lại một báo cáo năm 2021 của Hiệp hội Cấy ghép châu Á, có trụ sở chính tại Hàn Quốc. Dựa trên dữ liệu từ 13 địa điểm ở châu Á-Thái Bình Dương, người ta thấy rằng khoảng 60% số người hiến thận còn sống là phụ nữ. Và tỷ lệ phụ nữ hiến thận còn sống đã vượt xa số lượng nam giới hiến thận còn sống ở mọi nơi, ngoại trừ Hong Kong, Pakistan và Philippines.

Báo cáo đó cũng cho thấy phụ nữ ít có khả năng được cấy ghép hơn so với nam giới.

Ở Bangladesh, tỷ lệ phụ nữ được ghép thận từ người hiến tặng còn sống chỉ là 18%.
Các bác sỹ cho biết không có lý do y học cơ bản nào khiến nam giới cần cấy ghép nội tạng thường xuyên hơn phụ nữ.

“Chúng ta phải giả định rằng mức độ phổ biến của các bệnh dẫn đến nhu cầu cấy ghép ảnh hưởng đến nam giới và phụ nữ ở mức độ tương tự. Nếu những phụ nữ cần cấy ghép không được điều trị thì đó chắc chắn là một vấn đề,” Tiến sỹ Anil Kumar, giám đốc NOTTO, nói với The Indian Express.

Một lời giải thích mà các nhà nghiên cứu đưa ra cho sự chênh lệch giới tính giữa người hiến tạng ở châu Á là nam giới thường được coi là “người trụ cột trong gia đình,” do đó sức khỏe của họ là ưu tiên trong các gia đình.

Các yếu tố văn hóa và xã hội dẫn đến những khác biệt này không thể chỉ thấy ở châu Á mà nó còn được quan sát thấy ở phương Tây.

Vào năm 2022, Ủy ban Cấy ghép Nội tạng của Hội đồng châu Âu đã xem xét dữ liệu từ gần 60 quốc gia và nhận thấy rằng phụ nữ vẫn là nguồn nội tạng hàng đầu được lấy từ những người hiến tạng còn sống với tỷ lệ 61,1%.

“Nam giới liên tục nhận được phần lớn nội tạng được cấy ghép vào năm 2019. Nam giới nhận được 65% thận, 67% gan, 71% tim, 60% phổi và 58% tuyến tụy,” báo cáo cho biết.

Tuy nhiên, sự chênh lệch thậm chí còn rõ rệt hơn ở các quốc gia như Bangladesh và Ấn Độ. Điều này nói lên những áp lực kinh tế và xã hội mà phụ nữ ở một số quốc gia đang phát triển vẫn phải chịu đựng.

Bác sỹ tim mạch Sanjay Zutschi cho biết: "Áp lực văn hóa ảnh hưởng đến hầu hết phụ nữ trên toàn cầu bởi phụ nữ luôn cảm thấy mình là người phải chịu áp lực, thiệt thòi vì nam giới thường là nguồn thu nhập chính của gia đình.”

Trong một bài báo trên tạp chí Cấy ghép, các tác giả đã viết: “Việc mất thu nhập trong quá trình đánh giá, phẫu thuật và phục hồi… ‘ngăn cản’ đàn ông hiến tặng và do đó, người vợ bị ‘ép buộc’ trở thành người hiến tặng. Quả thực, áp lực gia đình đối với phụ nữ ngày càng lớn."

Mối liên hệ giữa việc hiến tạng và địa vị của phụ nữ

Theo Tiến sỹ Srivari Bhanuchandra, điều phối viên cấy ghép nội tạng tại Bệnh viện Đa khoa Osmania ở Hyderabad, Ấn Độ, các gia đình tin rằng nếu có chuyện gì xảy ra với phụ nữ sau khi hiến tặng thì điều đó không quá nghiêm trọng vì cô ấy thường là người nội trợ, đặc biệt là ở các hộ gia đình có thu nhập thấp.

“Cảm giác là nếu có điều gì đó xảy ra với người phụ nữ thì nó cũng không tệ như có điều gì đó xảy ra với người đàn ông,” Bhanuchandra nói.

Cũng như các bác sỹ khác, ông cho biết hiếm khi người chồng hiến tạng cho vợ. Trong một số trường hợp, đàn ông lấy nội tạng từ vợ mình, ngay cả khi họ có anh trai có thể là người hiến tạng lý tưởng.

Cảm xúc của việc hiến tạng rất phức tạp. Các bác sỹ nêu ví dụ về những người chồng Ấn Độ đề nghị quyên góp cho vợ nhưng vợ lại từ chối vì cảm thấy "tội lỗi."

Bhanuchandra nói: “Ngay cả khi người phụ nữ ban đầu chấp nhận lời đề nghị, cô ấy vẫn bị áp lực không chấp nhận vì bố mẹ chồng - và thậm chí cả bố mẹ ruột của cô ấy - ngăn cản cô ấy. Nhưng ở tình huống ngược lại, khi người chồng cần thì bố mẹ hai bên lại khuyên cô ấy nên hiến tặng."

Mối liên hệ giữa hiến tạng và địa vị của phụ nữ có vẻ rất chặt chẽ. Nghiên cứu của Hiệp hội Cấy ghép châu Á cho thấy tỷ lệ nữ hiến tạng còn sống thấp nhất đến từ Philippines, ở mức 50%.

“Điều này có thể giải thích là do địa vị xã hội cao của phụ nữ ở đất nước này. Nghiên cứu cho biết Philippines tuân theo chế độ mẫu hệ như một chuẩn mực xã hội.

Đối với Tiến sỹ Sandeep Guleria, bác sỹ phẫu thuật cấy ghép tại Bệnh viện Apollo ở Delhi, tình trạng này có thể được khắc phục. Anh ấy cho biết ngày càng có nhiều người đến tư vấn ở bệnh viện anh ấy.

Tại Apollo, con số hiện nay gần bằng nhau, với tỷ lệ hiến tặng từ phụ nữ giảm từ khoảng 75% một thập kỷ trước xuống còn 51% trong năm nay, điều mà bệnh viện cho rằng một phần là do các bác sỹ đưa ra quan điểm trấn an nam giới rằng họ sẽ ổn sau khi phẫu thuật.

Tuy nhiên, báo cáo của Hiệp hội Cấy ghép châu Á năm 2022 lưu ý rằng “sự chênh lệch mà họ thu thập được không hề giảm đi”./.

(Vietnam+)

Viết bình luận mới

Xem thêm

Không để gián đoạn chăm sóc sức khỏe Nhân dân khi sáp nhập

08:03 30/06/2025

Trong bối cảnh giao thời chuyển giao thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 3 cấp sang 2 cấp, ngành y tế thông tin mọi hoạt động khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân vẫn được duy trì như bình thường.

Đòn bẩy nâng cao sức khoẻ nhân dân

09:51 27/06/2025

Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, ngành Y tế tỉnh quan tâm thực hiện nhiều hình thức đào tạo, thu hút nguồn nhân lực bác sĩ. Đây được xem là nhiệm vụ cốt yếu để thực hiện mục tiêu nâng cao sức khoẻ Nhân dân.

Chú trọng công tác dân số và phát triển

06:48 20/06/2025

Trong bối cảnh cả hệ thống chính trị đang khẩn trương tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, thị xã Long Mỹ vẫn tập trung thực hiện công tác dân số và phát triển, tạo nhiều nền tảng quan trọng cho giai đoạn tới.

Cải thiện suy dinh dưỡng trẻ em: Vì tầm vóc Việt

07:37 19/06/2025

Năm năm qua (2020-2025), ngành y tế tỉnh đã quan tâm cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em ở tỉnh. Thực hiện hoàn thành vượt chỉ tiêu tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi SDD cân nặng/tuổi đề ra trong nhiệm kỳ qua.

Tiêm vắc-xin, cách phòng bệnh hiệu quả cho trẻ

08:28 17/06/2025

Sáu tháng đầu năm nay, mạng lưới làm công tác tiêm chủng vắc-xin của toàn ngành y tế tiếp tục duy trì thành quả của công tác tiêm chủng, đảm bảo công tác tiêm chủng mở rộng được triển khai đạt tỷ lệ cao và an toàn, hiệu quả.

Phòng bệnh sốt xuất huyết không khó nếu mỗi gia đình đều hành động

05:42 16/06/2025

Thời tiết mưa nhiều, bắt đầu vào cao điểm của bệnh sốt xuất huyết (SXH), ngành y tế kêu gọi mỗi cá nhân, mỗi thành viên trong hộ gia đình có trách nhiệm tham gia phòng, chống bệnh SXH với những hành động đơn giản, thiết thực theo tinh thần “không có lăng quăng, không có muỗi vằn, không có SXH”.

Mít-tinh, diễu hành hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết lần thứ 15

09:02 13/06/2025

(HG) - Ngày 12-6, tại huyện Châu Thành A, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm ở người tỉnh đã tổ chức Lễ mít-tinh, diễu hành hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết lần thứ 15 trên địa bàn tỉnh năm 2025 với sự tham dự của khoảng 400 đại biểu.

Tập trung nguồn lực triển khai bệnh án điện tử

14:34 08/06/2025

Các bệnh viện, trung tâm y tế có khám, chữa bệnh của tỉnh triển khai thực hiện bệnh án điện tử đến tháng 9 tới, mục tiêu này được ngành y tế tỉnh tập trung nguồn lực, quyết tâm thực hiện được nhiệm vụ này.

Dự phòng chủ động, ngăn dịch bệnh truyền nhiễm bùng phát

06:16 05/06/2025

Năm tháng đầu năm nay, tình hình các loại dịch bệnh truyền nhiễm được kiểm soát, Hậu Giang là địa phương có số ca bệnh sốt xuất huyết, tay - chân - miệng thuộc tốp thấp ở khu vực phía Nam. Phòng bệnh chủ động, điều trị hiệu quả là hai yếu tố ngành y tế tỉnh đang thực hiện để kiểm soát tốt tình hình dịch.

Toàn tỉnh ghi nhận số ca sốt xuất huyết, tay - chân - miệng đều giảm so với cùng kỳ

05:37 04/06/2025

(HG) - Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm ở người tỉnh vừa tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch hưởng ứng ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết lần thứ 15 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang nhằm chủ động phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm,

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

11:02 30/06/2025

(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Kính gửi Quý độc giả thân yêu !

08:11 30/06/2025

Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

“Hạnh phúc tuổi trẻ”

08:10 30/06/2025

Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.

Mãi nhớ Hậu Giang qua từng câu hát, lời ca !

08:09 30/06/2025

Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...