Thứ Hai, ngày 12/09/2016 | 11:47
Không có cơ sở vật chất khang trang, thiết bị điều trị bệnh không hiện đại, nhưng nhờ có tấm lòng, sự tận tâm chữa trị cho người bệnh, nhất là bệnh nhân nghèo mà Phòng Chẩn trị y học cổ truyền từ thiện của Hội Đông y huyện Phụng Hiệp được bệnh nhân tin tưởng.
Phòng chẩn trị y học cổ truyền này chỉ mới được lập nên hơn 8 tháng qua, nhưng được nhiều người bệnh tìm đến.
Người dân đến chữa bệnh tại Phòng Chẩn trị y học cổ truyền từ thiện của Hội Đông y huyện Phụng Hiệp.
Được lòng người bệnh
Những lương y tham gia vì mong giúp được bệnh nhân nghèo. Người dân đến đây hốt thuốc nam, châm cứu,… hoàn toàn không tính tiền. Tại phòng chữa bệnh, không có một rào cản nào giữa người thầy thuốc và bệnh nhân. Mọi người vừa được điều trị, vừa nghe các thầy thuốc giải thích về bệnh tình của mình tận tình, vui vẻ. Bà Lê Thị Nhung, 64 tuổi, ở thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, kể: “Thời gian trước tôi bị nhức vai, đến đây được bác sĩ (đối với những người dân như bà thầy thuốc mặc áo trắng đều là bác sĩ) chữa trị 3 lần thì hết nhức. Bây giờ tôi đến để trị bệnh đau xương sống. Thầy thuốc trị bệnh không lấy tiền mà còn vui vẻ, tận tình, bệnh cũng thuyên giảm nên bị bệnh tôi trở lại đây liền”.
Cùng nằm điều trị bệnh nhức khớp, bà Lâm Thị Nhị, ở thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, chia sẻ: “Ở đây trị bệnh miễn phí, nên rất đỡ cho bệnh nhân nghèo. Thấy không lấy tiền, nhưng chúng tôi cũng tùy khả năng đóng góp vào thùng từ thiện. Người nào có 5 ngàn thì gửi, mà 10 ngàn cũng được, không có cũng không sao, nên điều trị không gây áp lực tiền nong cho tụi tôi. Đến đây, bệnh tình thuyên giảm sau khi điều trị là tôi tin bác sĩ ở đây lắm”.
Người dân còn thích đi chữa bệnh ở đây vì không cần thủ tục, chỉ cần đến và nói tên, thầy thuốc hỏi bệnh tình rồi đợi đến lượt mình khám, trị bệnh. Không chỉ có tiếng là chữa bệnh không lấy tiền, người dân địa phương còn biết đến phòng chẩn trị vì điều trị có hiệu quả. Tại phòng chẩn trị này đã điều trị cho một bệnh nhân khá đặc biệt là ông Lê Văn Tâm, ở thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp. Ông Tâm bị tai nạn giao thông liệt cả người từ 7 năm qua, nhưng sau vài lần được điều trị ở đây đã có thể tự ngồi dậy.
Người trị khỏi bệnh lại truyền tai người khác nên phòng chẩn trị ngày một thu hút được bệnh nhân. Bà Nguyễn Thị Nhiệm, ở thị trấn Cây Dương, bảo: “Nghe mấy người đi trị bệnh về chỉ tôi mới biết mà đến. Tôi đến đây được 2 lần rồi, bị tê chân tay nhiều, bây giờ thấy đỡ lắm. Thầy thuốc vui vẻ, ngọt dịu với mọi người, thấy vậy thôi cũng thấy bớt đau. Thấy thầy thuốc làm đã quá trưa đói bụng, tôi bảo mua cơm để “bác sĩ” ăn rồi làm tiếp, nhưng mọi người không đồng ý”.
Gắng sức duy trì hoạt động
Hiện nay, phòng chẩn trị còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở và nhân lực. Cơ sở chỉ hoạt động 3 ngày trong tuần (thứ hai, thứ tư, thứ sáu) và chỉ làm buổi sáng. Để duy trì hoạt động của phòng chẩn trị, không thể không kể đến sự nỗ lực của tập thể lương y ở đây. Trung bình mỗi buổi, phòng chẩn trị có khoảng 40 người đến trị bệnh. Y sĩ Lê Quang Đồng chia sẻ: “Trước đây, có đến 6 người, nhưng giờ chỉ còn 3 người, những người kia do điều kiện khó khăn nên không tiếp tục cống hiến được. Không đủ người làm nên chưa thể phục vụ bà con được nhiều ngày. Điều kiện giường, máy móc tạm thời chưa đủ nên khi nào đông thì bà con phải chờ. Mỗi chúng tôi đều tranh thủ học tập nâng cao trình độ chuyên môn nhằm mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho bà con”.
So với khi mới lập phòng chẩn trị, đến nay, giường bệnh, máy móc đã nhiều hơn, nhưng chưa thể đáp ứng được nhu cầu chữa bệnh của người dân. Mới đầu điều kiện rất khó khăn, chỉ có 1 cái tủ, cái bàn, 2 máy xung điện, sau đó nhờ sự đóng góp của mạnh thường quân, người bệnh, Hội Chữ thập đỏ huyện đã đóng thêm mấy cái giường bệnh và mua được 12 máy xung điện. Phòng thuốc nam cũng nhờ có tổ sưu tầm thuốc hay người dân mang thuốc nam đến cho để duy trì hoạt động…
Hoạt động của phòng chẩn trị cũng được Hội Đông y tỉnh khuyến khích phát triển. Ông Lâm Diệu Quang, Chủ tịch Hội Đông y tỉnh, cho biết: “Đây là một trong hai hội đông y của tỉnh có triển khai phòng chẩn trị y học cổ truyền chữa bệnh từ thiện cho người dân. Không chỉ mang lại lợi ích cho người dân, hoạt động của phòng chẩn trị thu hút hội viên trong Hội Đông y, có thể truyền lại kinh nghiệm và bài thuốc cổ truyền của dân tộc”.
“Muốn làm được nhiều hơn cho người bệnh” Ông Nguyễn Văn Mảnh, Phó Chủ tịch Hội Đông y huyện Phụng Hiệp, mong muốn: “Để có thêm nhiều người dân được chữa bệnh, cần sự chung tay của nhiều lương y và cần kinh phí mua thêm máy móc, giường bệnh, sửa chữa khu trước của phòng chẩn trị để phơi thuốc nam, làm mái che bảo quản thuốc khi trời mưa. Ngặt nỗi chúng tôi chưa có kinh phí để thực hiện”. |
Bài, ảnh: HỒNG DIỄM
08:03 30/06/2025
Trong bối cảnh giao thời chuyển giao thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 3 cấp sang 2 cấp, ngành y tế thông tin mọi hoạt động khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân vẫn được duy trì như bình thường.
09:51 27/06/2025
Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, ngành Y tế tỉnh quan tâm thực hiện nhiều hình thức đào tạo, thu hút nguồn nhân lực bác sĩ. Đây được xem là nhiệm vụ cốt yếu để thực hiện mục tiêu nâng cao sức khoẻ Nhân dân.
06:48 20/06/2025
Trong bối cảnh cả hệ thống chính trị đang khẩn trương tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, thị xã Long Mỹ vẫn tập trung thực hiện công tác dân số và phát triển, tạo nhiều nền tảng quan trọng cho giai đoạn tới.
07:37 19/06/2025
Năm năm qua (2020-2025), ngành y tế tỉnh đã quan tâm cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em ở tỉnh. Thực hiện hoàn thành vượt chỉ tiêu tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi SDD cân nặng/tuổi đề ra trong nhiệm kỳ qua.
08:28 17/06/2025
Sáu tháng đầu năm nay, mạng lưới làm công tác tiêm chủng vắc-xin của toàn ngành y tế tiếp tục duy trì thành quả của công tác tiêm chủng, đảm bảo công tác tiêm chủng mở rộng được triển khai đạt tỷ lệ cao và an toàn, hiệu quả.
05:42 16/06/2025
Thời tiết mưa nhiều, bắt đầu vào cao điểm của bệnh sốt xuất huyết (SXH), ngành y tế kêu gọi mỗi cá nhân, mỗi thành viên trong hộ gia đình có trách nhiệm tham gia phòng, chống bệnh SXH với những hành động đơn giản, thiết thực theo tinh thần “không có lăng quăng, không có muỗi vằn, không có SXH”.
09:02 13/06/2025
(HG) - Ngày 12-6, tại huyện Châu Thành A, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm ở người tỉnh đã tổ chức Lễ mít-tinh, diễu hành hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết lần thứ 15 trên địa bàn tỉnh năm 2025 với sự tham dự của khoảng 400 đại biểu.
14:34 08/06/2025
Các bệnh viện, trung tâm y tế có khám, chữa bệnh của tỉnh triển khai thực hiện bệnh án điện tử đến tháng 9 tới, mục tiêu này được ngành y tế tỉnh tập trung nguồn lực, quyết tâm thực hiện được nhiệm vụ này.
06:16 05/06/2025
Năm tháng đầu năm nay, tình hình các loại dịch bệnh truyền nhiễm được kiểm soát, Hậu Giang là địa phương có số ca bệnh sốt xuất huyết, tay - chân - miệng thuộc tốp thấp ở khu vực phía Nam. Phòng bệnh chủ động, điều trị hiệu quả là hai yếu tố ngành y tế tỉnh đang thực hiện để kiểm soát tốt tình hình dịch.
05:37 04/06/2025
(HG) - Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm ở người tỉnh vừa tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch hưởng ứng ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết lần thứ 15 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang nhằm chủ động phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm,
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...