Thứ Năm, ngày 13/03/2025 | 07:58
![]() |
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh khá phổ biến hiện nay. Bệnh nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, hiệu quả, khi diễn biến nặng có thể gây loét da, sưng kéo dài ở chân, nhiễm trùng da… Bác sĩ chuyên khoa 2 Hồng Minh Triết (ảnh), Trưởng khoa Tim mạch - Lão học, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, khuyến cáo người dân nên quan tâm khám, điều trị sớm nếu có các triệu chứng bị suy giãn tĩnh mạch để tránh những biến chứng.
Những dấu hiệu nào giúp nhận biết bệnh suy giãn tĩnh mạch, thưa bác sĩ ?
- Suy giãn tĩnh mạch là một tình trạng phổ biến, đặc biệt ở chân, khi các tĩnh mạch không hoạt động hiệu quả để đưa máu trở về tim. Những dấu hiệu thường gặp khi bị bệnh trước tiên là dấu hiệu nhìn thấy được trên da. Các tĩnh mạch có thể xuất hiện màu xanh hoặc tím, ngoằn ngoèo dưới da, đặc biệt ở chân hoặc mắt cá chân. Da vùng bị ảnh hưởng có thể trở nên sẫm màu hơn (nâu hoặc tím) do máu ứ đọng. Sau khi đứng lâu hoặc ngồi lâu ở một tư thế bị sưng chân hoặc mắt cá chân.
Ngoài ra, còn biểu hiện qua các triệu chứng cảm giác: Chân mỏi, nặng nề, đặc biệt vào cuối ngày; đau nhức âm ỉ hoặc chuột rút ở bắp chân, thường tăng lên khi đứng lâu; vùng da gần tĩnh mạch bị giãn có thể ngứa hoặc có cảm giác nóng.
Những ai dễ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch, thưa bác sĩ ?
- Bệnh suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở nhiều người, nhưng một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao hơn do yếu tố sinh lý, lối sống hoặc di truyền. Bệnh dễ mắc ở người lớn tuổi do theo thời gian, các tĩnh mạch mất đi độ đàn hồi, van tĩnh mạch yếu đi, khiến máu dễ bị ứ đọng. Người trên 50 tuổi thường có nguy cơ cao hơn. Phụ nữ dễ bị suy giãn tĩnh mạch do sự thay đổi hormone trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, hoặc dùng thuốc tránh thai có thể làm giãn thành tĩnh mạch. Thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn mãn kinh cũng góp phần làm yếu tĩnh mạch. Người có bố mẹ hoặc anh chị em ruột từng bị suy giãn tĩnh mạch, sẽ có khả năng di truyền yếu tố cấu trúc tĩnh mạch yếu hoặc van tĩnh mạch kém chức năng. Người làm việc đứng hoặc ngồi lâu, người thừa cân hoặc béo phì, người ít vận động, người có bệnh lý liên quan;…
Tuy nhiên, không phải ai trong các nhóm trên cũng sẽ bị suy giãn tĩnh mạch, nhưng nếu thuộc một hoặc nhiều nhóm này, người dân nên chú ý hơn đến sức khỏe tĩnh mạch, đặc biệt khi có dấu hiệu ban đầu như nặng chân, sưng, hoặc tĩnh mạch nổi.
Những người nguy cơ cao mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch nên làm gì để phòng mắc bệnh hiệu quả, thưa bác sĩ ?
- Những người thuộc nhóm nguy cơ cao, có thể duy trì lối sống vận động. Khi cơ bắp chân hoạt động giúp hỗ trợ tĩnh mạch bơm máu về tim, giảm ứ đọng. Tập các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, hoặc bơi lội (30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày/tuần). Nếu phải đứng lâu, thường xuyên nhón gót hoặc co duỗi chân để kích thích tuần hoàn. Tránh ngồi hoặc đứng yên một chỗ quá lâu, cứ 30-60 phút nên di chuyển hoặc thay đổi tư thế. Có thể sử dụng vớ y khoa (vớ ép) giúp tạo áp lực nhẹ lên chân, hỗ trợ tĩnh mạch đưa máu về tim, giảm sưng và ngăn giãn tĩnh mạch. Kiểm soát cân nặng, nâng cao chân khi nghỉ ngơi, theo dõi sức khỏe và hormone (đặc biệt với phụ nữ). Bỏ thói quen xấu, như: Hút thuốc và ít vận động làm tổn thương mạch máu và tuần hoàn. Người dân nên quan tâm khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch giúp can thiệp kịp thời trước khi bệnh nặng.
Nếu nghi ngờ mình có dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch, người dân đừng chần chừ mà hãy đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra. Ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng nhưng nếu thuộc nhóm nguy cơ trên việc thăm khám định kỳ cũng rất hữu ích để phòng ngừa.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm gì nếu không được phát hiện sớm, điều trị hiệu quả, thưa bác sĩ ?
- Ở giai đoạn nhẹ, suy giãn tĩnh mạch chủ yếu gây khó chịu và ảnh hưởng thẩm mỹ. Ở giai đoạn nặng, nếu có biến chứng như huyết khối hoặc loét, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Nếu không được phát hiện điều trị kịp thời, suy giãn tĩnh mạch nặng có thể gây loét da, thường ở gần mắt cá chân. Gây sưng kéo dài ở chân do máu và dịch bị ứ đọng. Vùng da bị tổn thương có thể dễ bị viêm hoặc nhiễm trùng.
Các biến chứng nghiêm trọng như: Huyết khối tĩnh mạch sâu do máu ứ đọng lâu ngày có thể hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch sâu. Nếu cục máu này di chuyển lên phổi (gây thuyên tắc phổi), nó có thể đe dọa tính mạng; gây loét tĩnh mạch do da ở vùng bị ứ máu lâu dài có thể bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến loét khó lành, dễ nhiễm trùng; viêm tĩnh mạch do tĩnh mạch bị giãn có thể viêm, gây đau dữ dội, đỏ và sưng; xuất huyết do tĩnh mạch giãn gần bề mặt da có thể vỡ khi bị va chạm, dẫn đến chảy máu khó cầm.
Phát hiện sớm và điều trị sớm sẽ mang lại nhiều lợi ích quan trọng đối với người bệnh. Ảnh: B.N
Bệnh suy giãn tĩnh mạch hiện nay được điều trị khỏi hoàn toàn hay không ?
- Bệnh suy giãn tĩnh mạch không hoàn toàn “chữa khỏi” theo nghĩa triệt để. Đây là một bệnh mãn tính liên quan đến cấu trúc và chức năng của tĩnh mạch. Khi các van tĩnh mạch đã bị tổn thương hoặc mất khả năng hoạt động bình thường, chúng không thể tự phục hồi hoàn toàn về trạng thái ban đầu. Tuy nhiên, có thể kiểm soát và cải thiện. Hiện nay, các phương pháp điều trị giúp giảm triệu chứng, ngăn ngừa tiến triển, cải thiện chất lượng cuộc sống và thẩm mỹ. Trong một số trường hợp nhẹ, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh có thể được kiểm soát đến mức gần như không còn triệu chứng đáng kể.
Hiệu quả điều trị phụ thuộc mức độ bệnh. Trong giai đoạn đầu, bệnh nhẹ, bệnh nhân sẽ được điều trị bảo tồn (mang vớ ép, thay đổi lối sống) hoặc can thiệp nhỏ (tiêm xơ, laser) có thể mang lại hiệu quả tốt, thậm chí “ẩn” các tĩnh mạch giãn đi. Còn ở giai đoạn nặng, nếu đã có biến chứng như loét hoặc huyết khối, việc điều trị chỉ nhằm khắc phục tổn thương và ngăn tái phát, chứ không thể khôi phục tĩnh mạch như ban đầu.
Bệnh có thể tái phát nếu không duy trì lối sống lành mạnh hoặc có yếu tố nguy cơ như đứng lâu, mang thai, hoặc béo phì.
Vì vậy, việc phát hiện sớm và điều trị sớm sẽ mang lại nhiều lợi ích quan trọng đối với người bệnh, như: Tăng hiệu quả điều trị, cải thiện chất lượng cuộc sống và thẩm mỹ, giảm biến chứng nặng.
Xin cảm ơn bác sĩ !
HỒNG DIỄM
08:43 08/05/2025
(HG) - Đây là nhấn mạnh của ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về dược, an toàn thực phẩm.
08:30 05/05/2025
Tỷ lệ khám, chữa bệnh y học cổ truyền 4 tháng đầu năm nay chiếm gần 12% so với tổng số lượt khám, chữa bệnh chung của tỉnh, cho thấy bên cạnh tây y, y học cổ truyền vẫn phát huy vai trò trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân.
08:17 24/04/2025
(HG) - Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh và bác sĩ sản khoa của Bệnh viện Sản Nhi tỉnh vừa phẫu thuật cắt bỏ thành công khối u nhầy “khổng lồ” có trọng lượng 6,5kg chiếm toàn bộ ổ bụng của bệnh nhân Đ.T.B., 65 tuổi, ở xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh.
07:31 24/04/2025
Chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, diệt muỗi, lăng quăng, phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay - chân - miệng đợt I năm 2025 vừa được triển khai trên địa bàn tỉnh (từ ngày 14 đến 18-4), đã cung cấp kiến thức, huy động sự đồng thuận của người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
06:03 21/04/2025
Hơn 3 tháng đầu năm nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn thành phố Ngã Bảy được kiểm soát tốt nhờ sự chủ động “phòng bệnh hơn chữa bệnh” với nhiều giải pháp hiệu quả.
06:11 18/04/2025
Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia được xem là “chìa khóa” thúc đẩy ngành y tế đạt được những kết quả tích cực trong công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân từ công nghệ số.
06:18 17/04/2025
Thuốc Amlodipine có tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp, dùng phổ biến ở bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh tim mạch. Tuy nhiên, theo BSCK1 Đặng Nguyễn Vũ Linh (ảnh), Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, khi người bệnh tự ý uống thuốc Amlodipine không theo chỉ định của bác sĩ, quá liều có nhiều rủi ro sức khỏe.
08:34 16/04/2025
(HG) - Ngày 15-4, Chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, diệt muỗi, lăng quăng, phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay - chân - miệng đợt I năm 2025 đã được đồng loạt thực hiện trên phạm vi cả tỉnh.
06:10 14/04/2025
“Bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), trong đó chú trọng ATTP bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố” là chủ đề của “Tháng hành động vì ATTP” (15-4 đến 15-5) năm 2025 với nhiều giải pháp,
05:56 14/04/2025
(HG) - Bệnh viện Sản Nhi tỉnh đã tổ chức lớp tập huấn về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em cho cán bộ làm công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản tuyến huyện, xã.
08:33 09/05/2025
(HG) - Kỷ niệm 67 năm Ngày truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2025), lực lượng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Hậu Giang tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, lập nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước,
08:32 09/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội vừa tổ chức thảo luận tại tổ về: Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013;
08:31 09/05/2025
Mô hình “Ứng dụng Hệ thống du lịch thông minh vào công tác quảng bá, xúc tiến du lịch; hướng dẫn người dùng quản lý,
08:30 09/05/2025
(HG) - Ngày 7-5, Công ty Điện lực Hậu Giang đã tổ chức Lễ trao quyết định thành lập Đội Quản lý điện Vị Thủy và các quyết định bổ nhiệm Đội trưởng, Đội phó của Đội.