Thứ Hai, ngày 13/06/2022 | 07:29
Bệnh tay - chân - miệng có chiều hướng gia tăng trên địa bàn tỉnh, số trẻ nhập viện cũng tăng. Số mắc được nhận định cao hơn so với số lượng được thống kê khi vẫn còn trẻ bệnh tay - chân - miệng khám, chữa bệnh tại phòng khám tư nhân chưa được báo cáo, sẽ tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch do chưa được giám sát, kiểm soát phòng dịch lây truyền.
Trẻ mắc bệnh tay - chân - miệng được theo dõi sát các triệu chứng tại Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh.
Chỉ trong 4 tuần, số mắc đã tăng gần 7 lần so 20 tuần trước đó
Theo số liệu báo cáo dịch tay - chân - miệng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ đầu năm đến ngày 11-5 (20 tuần), trên địa bàn tỉnh chỉ ghi nhận 11 trường hợp mắc bệnh tay - chân - miệng, nhưng khoảng thời gian từ 11-5 đến 8-6 (4 tuần) đã ghi nhận tổng số 76 trường hợp mắc bệnh, nhiều hơn gần 7 lần so với 20 tuần trước đó. Cho thấy, bệnh tay - chân - miệng đang có chiều hướng gia tăng số mắc. Tổng số mắc bệnh tay - chân - miệng từ đầu năm đến nay là 87 trường hợp.
Ghi nhận tại các bệnh viện, số lượng trẻ nhập viện điều trị bệnh tay - chân - miệng cũng tăng. Bác sĩ Vương Thị Huyền, Phó trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh, cho biết: “Khoảng 2 tuần nay, số trường hợp trẻ bệnh tay - chân - miệng nằm viện tại khoa có chiều hướng gia tăng. Hiện tại, có đến 15 trẻ đang nằm viện điều trị bệnh tay - chân - miệng, trong khi trước đó chỉ có một vài trẻ nằm viện điều trị nội trú hàng ngày. Đa số trẻ nằm viện theo dõi ở độ nhẹ. Trẻ vào viện có biểu hiện nổi mụn nước ở tay, chân, ở miệng làm cho trẻ đau và không chịu ăn uống, bị sốt, giật mình. Trong quá trình điều trị, chúng tôi đặc biệt theo dõi chặt chẽ, kịp thời điều trị nếu trẻ có biểu hiện bệnh chuyển biến nặng hơn”.
Dù đa số trẻ có biểu hiện nhẹ khi mắc bệnh tay - chân - miệng, cũng có những trẻ sốt nhiều, khó hạ, lừ đừ, đau miệng nhiều làm gia đình rất lo lắng. Ví như trường hợp bé Nguyễn Võ Hoàng Th., ở ấp 7, xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, bị bệnh tay - chân - miệng, phải nằm viện tại Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh. Bà Nguyễn Thị L., bà ngoại bé, lo lắng: “Cháu bị bệnh 5 ngày, sốt, đau họng, lừ đừ, giật mình. Đi khám bác sĩ tư mấy ngày không bớt sốt nên vào nằm bệnh viện cho an tâm. Bác sĩ dặn phải theo dõi sát biểu hiện của bé. Tôi rất lo lắng, đó giờ cháu chưa từng bị bệnh tay - chân - miệng”. Trước khi trẻ nhập viện thì hầu hết các gia đình đều đã đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế tư nhân, bệnh không khỏi mới đến bệnh viện tình trạng bệnh của bé đã nặng hơn nhiều.
Một số địa phương băn khoăn số trẻ mắc bệnh thống kê được chỉ là bề nổi của tình hình dịch bệnh. Thực tế số trẻ mắc bệnh sẽ nhiều hơn ở cộng đồng.
Bà Trương Ngọc Điệp, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Châu Thành A, nhận định: “Bệnh tay - chân - miệng gia tăng thời gian gần đây ở huyện. Tuy nhiên, thực thế con số trẻ mắc bệnh sẽ nhiều hơn do nhiều trẻ khám, chữa bệnh tại phòng khám bệnh tư nhân chưa được tổng hợp báo cáo số liệu. Những trường hợp này sẽ không được giám sát, thực hiện các biện pháp phòng bệnh kịp thời cho những trẻ xung quanh, tiềm ẩn nguy cơ dịch lây lan trong cộng đồng. Chúng tôi đề nghị Sở Y tế tỉnh cần có chỉ đạo các phòng khám bệnh tư nhân phối hợp chặt chẽ báo cáo các trường hợp mắc bệnh tay - chân - miệng với ngành y tế để quản lý chặt chẽ và phòng chống dịch hiệu quả hơn”.
Mỗi gia đình chủ động phòng bệnh
Bệnh tay - chân - miệng tập trung mắc ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi, thời điểm này đã nghỉ hè, trẻ chủ yếu ở nhà với gia đình, để phòng bệnh hiệu quả, ngành y tế tỉnh đang chuẩn bị ra quân hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống bệnh sốt xuất huyết lần thứ 12 (15-6), Ngày vệ sinh yêu nước, vệ sinh môi trường phòng, chống bệnh do vi-rút zika và bệnh tay - chân - miệng sẽ diễn ra từ ngày 15 đến 21-6.
Ông Võ Hoàng Hận, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thông tin: “Chiến dịch sẽ diễn ra đồng loạt trên phạm vi toàn tỉnh. Trong đó, tập trung với hoạt động vãng gia, tuyên truyền, vận động đến từng hộ gia đình. Mục tiêu chiến dịch có 100% hộ gia đình được đến vận động thực hiện các biện pháp phòng bệnh tay - chân - miệng và các bệnh truyền nhiễm khác nhằm nâng cao nhận thức để mỗi gia đình biết cách phòng bệnh và tích cực tham gia chủ động phòng dịch cùng với địa phương. Bảo vệ tốt nhất sức khỏe bản thân gia đình và cộng đồng, nhất là sức khỏe của trẻ trước bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh tay - chân - miệng”.
Để phòng dịch hiệu quả, mỗi gia đình cần nắm được kiến thức về bệnh tay - chân - miệng để chăm sóc tốt hay phòng bệnh cho trẻ. Bác sĩ Trần Tôn Thái, Phó Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi tỉnh, cho biết: “Bệnh tay - chân - miệng lây từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch tiết mũi họng, dịch bóng nước khi vỡ, hoặc qua đường phân - miệng. Do đó, để phòng chống bệnh cho trẻ chúng ta cần luôn giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt). Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà. Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Chloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác. Cách ly trẻ bệnh tại nhà”.
Bệnh tay - chân - miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch. Biểu hiện chính là sang thương da dưới dạng bóng nước ở các vị trí đặc biệt như miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Biểu hiện của bệnh tay - chân - miệng cũng rất dễ nhận biết nếu được chú ý đó là các bóng nước. Bóng nước có kích thước từ 2-10mm, màu xám, hình bầu dục, bóng nước xuất hiện ở vùng mông, gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân và thường ấn không đau. Bóng nước còn xuất hiện trong miệng và khi vỡ ra gây những vết loét trong miệng làm trẻ đau và bỏ ăn. Khi nổi bóng nước trẻ có thể sốt nhẹ, quấy do đau miệng. Bóng nước sẽ tự xẹp đi và tự khỏi sau 5-7 ngày.
Nên cho trẻ nhập viện điều trị khi mắc bệnh tay - chân - miệng từ độ 2 trở lên Bác sĩ Trần Tôn Thái, Phó Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi tỉnh, khuyến cáo: Nếu trẻ mắc bệnh tay - chân - miệng độ 1 có thể theo dõi và điều trị tại nhà. Cần cho trẻ ăn uống đầy đủ theo tuổi. Cho uống thuốc hạ sốt khi có sốt. Vệ sinh răng miệng cho trẻ. Cho trẻ nghỉ ngơi, tránh kích thích. Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh. Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Dù đa số trẻ có biểu hiện bệnh nhẹ, đa phần tự khỏi, chỉ một số ít mới có biến chứng nặng. Các biến chứng nguy hiểm như: Biến chứng thần kinh (viêm não, viêm thân não, viêm não tủy, viêm màng não); biến chứng tim mạch, hô hấp (viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch). Cần tái khám ngay khi có các dấu hiệu nặng như: Sốt cao trên 390C; thở nhanh, khó thở; giật mình, lừ đừ run chi; quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, nôn nhiều; đi loạng choạng, yếu liệt tay chân; tay chân lạnh, vã mồ hôi, da nổi vân tím; co giật, hôn mê. |
Bài, ảnh: HỒNG DIỄM
05:55 14/05/2025
Từ sự hỗ trợ của những tấm lòng nhân ái, nhiều trẻ em không may mắc bệnh tim bẩm sinh đã được hỗ trợ phẫu thuật. Để rồi, những trái tim lỗi nhịp ấy đã khỏe hơn, giúp các em có cuộc sống đúng nghĩa.
07:30 12/05/2025
Sở Y tế tỉnh vừa tổ chức Hội nghị sơ kết công tác y tế 4 tháng đầu năm, và triển khai kế hoạch hoạt động tháng 5-2025 với nhiều kết quả nổi bật, dự thảo nhiều định hướng sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, nhấn mạnh không để gián đoạn cung ứng dịch vụ y tế khi sáp nhập và phải nâng chất lượng.
14:19 09/05/2025
(HGO) – Sáng ngày 9-5, tại xã Hoả Lựu, thành phố Vị Thanh, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Ban Thư ký Hội LHTN Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ ra quân Ngày hội Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khoẻ cộng đồng.
08:43 08/05/2025
(HG) - Đây là nhấn mạnh của ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về dược, an toàn thực phẩm.
08:30 05/05/2025
Tỷ lệ khám, chữa bệnh y học cổ truyền 4 tháng đầu năm nay chiếm gần 12% so với tổng số lượt khám, chữa bệnh chung của tỉnh, cho thấy bên cạnh tây y, y học cổ truyền vẫn phát huy vai trò trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân.
08:17 24/04/2025
(HG) - Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh và bác sĩ sản khoa của Bệnh viện Sản Nhi tỉnh vừa phẫu thuật cắt bỏ thành công khối u nhầy “khổng lồ” có trọng lượng 6,5kg chiếm toàn bộ ổ bụng của bệnh nhân Đ.T.B., 65 tuổi, ở xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh.
07:31 24/04/2025
Chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, diệt muỗi, lăng quăng, phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay - chân - miệng đợt I năm 2025 vừa được triển khai trên địa bàn tỉnh (từ ngày 14 đến 18-4), đã cung cấp kiến thức, huy động sự đồng thuận của người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
06:03 21/04/2025
Hơn 3 tháng đầu năm nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn thành phố Ngã Bảy được kiểm soát tốt nhờ sự chủ động “phòng bệnh hơn chữa bệnh” với nhiều giải pháp hiệu quả.
06:11 18/04/2025
Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia được xem là “chìa khóa” thúc đẩy ngành y tế đạt được những kết quả tích cực trong công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân từ công nghệ số.
06:18 17/04/2025
Thuốc Amlodipine có tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp, dùng phổ biến ở bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh tim mạch. Tuy nhiên, theo BSCK1 Đặng Nguyễn Vũ Linh (ảnh), Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, khi người bệnh tự ý uống thuốc Amlodipine không theo chỉ định của bác sĩ, quá liều có nhiều rủi ro sức khỏe.
06:08 14/05/2025
(HG) - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Bùi Hoàng Phương, Trưởng Đoàn công tác Bộ KH&CN, có buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh vào ngày 13-5.
06:03 14/05/2025
Những năm gần đây, phong trào khởi nghiệp của phụ nữ tại tỉnh có những bước tiến đáng kể, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
06:00 14/05/2025
Sản xuất, xuất khẩu nông lâm thủy sản đã mang về giá trị lớn cho nước ta những năm gần đây. Tuy nhiên, việc thay đổi chính sách thuế quan của một số quốc gia sẽ phần nào ảnh hưởng đến xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam tới đây. Thực hiện linh hoạt các giải pháp phù hợp, hiệu quả để chủ động ứng phó là việc làm cần thiết.
05:57 14/05/2025
Hậu Giang đã hoàn thành việc xây dựng 1.479 căn nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát. Trong thành quả này phải kể vai trò và sự đóng góp thiết thực của tổ chức Mặt trận Tổ quốc trên địa bàn tỉnh.