Triệu chứng và cách phòng bệnh bạch hầu ra sao ?

Thứ Năm, ngày 11/07/2024 | 07:48

Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan nhanh và có tỷ lệ tử vong cao. Bác sĩ chuyên khoa 2 Lê Văn Chúc (ảnh), Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, khuyến cáo cách để phòng bệnh nguy hiểm này hiệu quả ?

Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào, thưa bác sĩ ?

- Bệnh bạch hầu thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Bạch hầu là một bệnh bắt buộc phải khai báo. Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.

Tiêm vắc-xin là biện pháp hiệu quả nhất phòng bệnh bạch hầu.

Vi khuẩn bạch hầu có 3 type là Gravis, Mitis và Intermedius. Vi khuẩn có sức đề kháng cao ở ngoài cơ thể và chịu được khô lạnh. Nếu được chất nhày bao quanh bảo vệ thì vi khuẩn có thể sống trên đồ vật vài ngày đến vài tuần; trên đồ vải có thể sống được 30 ngày; trong sữa, nước uống sống đến 20 ngày; trong tử thi sống được 2 tuần. Vi khuẩn bạch hầu nhạy cảm với các yếu tố lý, hóa. Dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp, vi khuẩn sẽ bị chết sau vài giờ, ánh sáng khuyếch tán sẽ bị diệt sau vài ngày. Ở nhiệt độ 580C vi khuẩn sống được 10 phút, ở phenol 1% và cồn 60 độ có thể sống được 1 phút. Chuột lang có cảm nhiễm cao đối với vi khuẩn bạch hầu. 

Bản chất của ngoại độc tố bạch hầu là một protein có tính kháng nguyên đặc hiệu, độc tính cao, không chịu được nhiệt độ và focmol. Ngoại độc tố của các type vi khuẩn bạch hầu đều giống nhau. Ngoại độc tố khi được xử lý bằng nhiệt độ và focmol sẽ mất độc lực, được gọi là giải độc tố (anatoxine) dùng làm vắc-xin.

Ở Việt Nam, thời kỳ chưa thực hiện tiêm vắc-xin bạch hầu trong Chương trình tiêm chủng mở rộng thì bệnh bạch hầu thường xảy ra và gây dịch ở hầu hết các tỉnh, đặc biệt là ở các thành phố có mật độ dân cư cao. Bệnh xuất hiện nhiều vào các tháng 8, 9, 10 trong năm. Do thực hiện tốt việc tiêm vắc-xin bạch hầu nên tỷ lệ mắc bạch hầu ở Việt Nam những năm qua thấp. Riêng tỉnh nhiều năm nay không ghi nhận ca bệnh.

Vậy bệnh bạch hầu có triệu chứng như thế nào, thưa bác sĩ ?

- Bệnh thường có biểu hiện viêm họng, mũi, thanh quản. Họng đỏ, nuốt đau. Da xanh, mệt, nổi hạch ở dưới hàm làm sưng tấy vùng cổ.

Giả mạc bạch hầu thường trắng ngà hoặc màu xám dính chặt vào xung quanh tổ chức viêm. Bạch hầu thanh quản là thể bệnh nặng ở trẻ em. Biểu hiện lâm sàng bị nhiễm ngoại độc tố bạch hầu tại chỗ là giả mạc và biểu hiện toàn thân là nhiễm độc thần kinh, làm tê liệt thần kinh sọ não, thần kinh vận động ngoại biên và thần kinh cảm giác và/hoặc viêm cơ tim. Tỷ lệ tử vong khoảng 5-10%.

Bệnh bạch hầu thường xuất hiện trong những tháng lạnh ở vùng ôn đới. Bệnh có tính mùa, thường tản phát, có thể phát triển thành dịch nhất là ở trẻ dưới 15 tuổi chưa được gây miễn dịch đầy đủ. Mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch đặc hiệu. Bệnh nhân mắc bạch hầu sau khi khỏi bệnh sẽ không bị mắc lại vì cơ thể được miễn dịch lâu dài.

Bệnh bạch hầu có phương thức lây truyền như thế nào, thưa bác sĩ ?

- Bệnh bạch hầu lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn bạch hầu. Bệnh còn có thể lây do tiếp xúc với những đồ vật có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu. Sữa tươi cũng có thể là phương tiện lây truyền bệnh bạch hầu.

Ổ chứa vi khuẩn bạch hầu là ở người bệnh và người lành mang vi khuẩn. Đây vừa là ổ chứa, vừa là nguồn truyền bệnh. Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 5 ngày, có thể lâu hơn. Thời kỳ lây truyền thường không cố định. Người bệnh đào thải vi khuẩn từ thời kỳ khởi phát, có thể ngay từ cuối thời kỳ ủ bệnh. Thời kỳ lây truyền kéo dài khoảng 2 tuần hoặc ngắn hơn, ít khi trên 4 tuần. Người lành mang vi khuẩn bạch hầu có thể từ vài ngày đến 3, 4 tuần, rất hiếm trường hợp kéo dài tới 6 tháng. Điều trị kháng sinh có hiệu quả nhanh chóng sẽ chấm dứt sự lây truyền. Hiếm có trường hợp mang vi khuẩn mãn tính kéo dài trên 6 tháng.

Các biện pháp nào để phòng, chống dịch bạch hầu hiệu quả, thưa bác sĩ ?

- Do bệnh nguy hiểm, có thể phát triển thành dịch nên khâu dự phòng là điều quan trọng, người dân cần thực hiện. Bệnh có vắc-xin dự phòng vì vậy tiêm vắc-xin đầy đủ, đúng lịch cho trẻ là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Hiện tại, trong chương trình tiêm chủng mở rộng đã thường xuyên tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu cho trẻ là vắc-xin 5 trong 1 (SII) để phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib. Lịch tiêm chủng: mũi 1 được tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi. mũi 2 được tiêm sau mũi thứ nhất 1 tháng, mũi 3 được tiêm sau mũi thứ hai 1 tháng. Trẻ còn được tiêm mũi DPT phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván trong chương trình tiêm chủng mở rộng khi trẻ 18 tháng tuổi.

Ngoài ra, người dân cần quan tâm tìm hiểu những thông tin cần thiết về bệnh bạch hầu, nhất là các đường lây bệnh để chủ động phòng bệnh. Nhà ở, nhà trẻ, lớp học phải thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng, cần thực hiện vệ sinh tốt để phòng bệnh.

Xin cảm ơn bác sĩ !

HỒNG DIỄM

Viết bình luận mới

Xem thêm

Mẹ bầu chăm sóc dinh dưỡng thế nào để thai nhi phát triển tốt nhất ?

07:58 02/12/2024

Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Võ Thị Phấn, Phó khoa Sản, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh, dinh dưỡng hợp lý thời kỳ mang thai nhằm đáp ứng các hoạt động thay đổi về cơ thể,

“Cuộc chiến với HIV/AIDS vẫn còn nhiều thách thức”

13:00 30/11/2024

(HGO) – Sáng ngày 29-11, Bộ Y tế đã tổ chức Mit tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống AIDS năm 2024 với hình thức trực tuyến, trực tiếp giữa điểm cầu trung ương và điểm cầu các tỉnh, thành phố.

Số ca sởi toàn quốc tăng 111 lần so với cùng kỳ năm trước

07:27 29/11/2024

(HG) - Ngày 28-11, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị trực tuyến kết nối với các điểm cầu là đơn vị trực thuộc và sở y tế tỉnh, thành phố trên toàn quốc về công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.

Bộ Y tế kiểm tra hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia tại Hậu Giang

07:25 29/11/2024

(HG) - Đoàn kiểm tra liên ngành về hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2024 Bộ Y tế đã kiểm tra tại tỉnh vào ngày 28-11.

Đảm bảo công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS

07:13 29/11/2024

Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024 (từ 10-11 đến 10-12) và Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS (1-12-2024) với Chủ đề “Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS - Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030”, ngành y tế tỉnh đang đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện cho đối tượng nguy cơ, duy trì điều trị hiệu quả cho bệnh nhân HIV/AIDS.

“An toàn thực phẩm” 2024: Cần làm gì để phòng, chống ngộ độc thực phẩm hiệu quả ?

09:43 28/11/2024

Khi chọn mua rau quả, người dân cần chọn các loại rau, quả tươi, không bị giập nát, không có mùi lạ. Chọn thịt phải qua kiểm dịch thú y và đạt tiêu chuẩn thịt tươi.

Không chủ quan trong phòng, chống dịch bệnh

09:30 28/11/2024

11 tháng qua, số ca sốt xuất huyết (SXH), tay - chân - miệng (TCM) trên địa bàn huyện Vị Thủy đều giảm so cùng kỳ, nhưng địa phương vẫn tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, không lơ là, chủ quan.

“An toàn thực phẩm” 2024: Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm cần lưu ý

08:25 27/11/2024

Ông Lê Văn Chúc (ảnh), Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, cho biết ngộ độc thực phẩm có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe ở nhiều mức độ, thậm chí có thể tử vong, khuyến cáo mọi người cần nhận biết sớm và xử trí phù hợp khi xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Kiểm soát chặt bệnh truyền nhiễm thời điểm cuối năm

07:28 22/11/2024

Để chủ động phòng dịch thời điểm cuối năm nay, ngành y tế tiếp tục ra quân Chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, diệt muỗi, lăng quăng, phòng, chống bệnh SXH, bệnh TCM đợt III năm 2024 vào đầu tháng 12 tới.

Đồng loạt triển khai Chiến dịch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm vào đầu tháng 12

09:17 20/11/2024

(HGO) – Sở Y tế vừa tổ chức Hội nghị triển khai Chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, diệt muỗi, lăng quăng, phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay - chân - miệng đợt III năm 2024. Chiến dịch dự kiến đồng loạt ra quân từ ngày 9 đến ngày 12 - 12 tới.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Điểm tin sáng 3-12: Bệnh dại, sởi, sốt xuất huyết... tăng ở cả người lớn và trẻ em

05:52 03/12/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: 50 điểm đến du lịch tiêu biểu được công nhận; Thu Minh, Vũ Thảo My đoạt quán quân 'Our Song'; Nữ giảng viên sở hữu 2 bằng thạc sĩ thi Hoa hậu Du lịch Quốc tế; Vẹo cột sống do nâng tạ nặng 200 kg.

Hơn 180 giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi

21:42 02/12/2024

(HG) - Sở Giáo dục và Đào tạo vừa tổ chức khai mạc Hội thi giáo viên dạy giỏi THCS, THPT, GDTX cấp tỉnh năm học 2024-2025. Tham gia hội thi năm nay, có 185 giáo viên giỏi (119 giáo viên THCS và 66 giáo viên THPT, GDTX cấp THPT) được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp trường, trung tâm, cấp huyện 1-2 năm liền kề.

Phát động Cuộc thi trực tuyến “Pháp luật và học đường”

21:40 02/12/2024

(HG) - Ngày 2-12, tại Trường THPT Chiêm Thành Tấn (thành phố Vị Thanh), Sở Tư pháp phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức khai mạc Cuộc thi trực tuyến “Pháp luật và học đường” năm 2024. Cuộc thi được phát động đến học sinh đang học ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh.

Bổ sung vitamin A cho trẻ từ 6-36 tháng tuổi đợt II

19:18 02/12/2024

Hôm nay (3-12), Chiến dịch uống bổ sung vitamin A đợt II năm 2024 triển khai đến 100% trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực của tỉnh sẽ lồng ghép bắt đầu bổ sung vitamin A cho trẻ từ 6-36 tháng tuổi, trẻ dưới 5 tuổi mắc các bệnh có nguy cơ thiếu vitamin A, trẻ em và người lớn tuổi có bệnh lý liên quan về mắt... trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.