Thứ Tư, ngày 28/09/2022 | 18:52
Chín tháng qua, tình hình bệnh tay - chân - miệng và sốt xuất huyết đều tăng cao so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức cho ngành y tế tỉnh trước yêu cầu kiểm soát, kéo giảm dịch bệnh trong những tháng cuối năm. Nguyên nhân dịch bệnh gia tăng là gì và giải pháp nào cần cấp bách thực hiện ?
Ngành y tế khuyến cáo người dân cần thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch mỗi ngày, để bảo vệ tốt nhất sức khỏe, tính mạng bản thân, gia đình và cộng đồng.
Ca bệnh sốt xuất huyết tănghơn 14 lần
Thông tin về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm ở tỉnh 9 tháng qua, ông Võ Chí Đại, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, bày tỏ quan ngại: “Tính đến ngày 23-9, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 650 ca bệnh sốt xuất huyết, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ ghi nhận 46 ca, số mắc đã tăng trên 14 lần. Trong đó, nhiều nhất là huyện Phụng Hiệp có 161 ca, huyện Châu Thành A ghi nhận 116 ca, huyện Châu Thành ghi nhận 91 ca, các huyện, thị, thành khác có từ 35-86 ca. Dịch tăng ở tất cả các huyện, thị, thành phố. Còn bệnh tay - chân - miệng cũng tăng, đã ghi nhận 487 ca, tăng 180 ca so với cùng kỳ năm trước. Địa bàn ghi nhận số mắc nhiều nhất là huyện Phụng Hiệp, Châu Thành, thành phố Vị Thanh lần lượt với 92, 91, 86 ca bệnh”.
Phân tích nguyên nhân dịch bệnh gia tăng, các huyện, thị, thành phố nhận định chưa có sự chung tay của người dân. Bà Nguyễn Thùy Linh, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Châu Thành, chia sẻ: “Trước tình hình dịch bệnh truyền nhiễm gia tăng trên địa bàn, huyện đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, trong đó tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu và quan tâm phòng chống dịch bệnh với 3 đợt chiến dịch đã được triển khai cấp huyện, trong khi cấp tỉnh chỉ mới ra quân 1 đợt chiến dịch. Qua tuyên truyền vận động, kiến thức của người dân được nâng lên, song việc thực hành thường xuyên người dân chưa chủ động. Mặt khác, do địa bàn có khu công nghiệp, người dân đi làm công ty, xí nghiệp không có ở nhà nên khó khăn tiếp cận tuyên truyền”.
Cùng nhận định này, ông Lê Thành Xuân, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phụng Hiệp, bày tỏ: “Chúng tôi tăng cường tuyên truyền hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho người dân, nhưng do phải mưu sinh lo cho cuộc sống nên việc quan tâm phòng chống dịch của người dân còn hạn chế, đến khi xảy ra dịch bệnh mới quan tâm phòng chống. Thực tế tại địa bàn huyện, một số ổ dịch phát sinh do tình trạng di dân làm lây lan dịch bệnh từ các địa phương khác về”. Còn tại huyện Châu Thành A, bà Trương Ngọc Điệp, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Châu Thành A, lý giải: “Dịch bệnh gia tăng một phần là do ảnh hưởng của thời tiết, mưa nhiều. Phần mềm quản lý báo cáo ca bệnh chậm nên khâu giám sát, phòng chống dịch chưa kịp thời, dịch bệnh lây nhiễm cho những người xung quanh”.
Dù dịch bệnh tay - chân - miệng, sốt xuất huyết tăng cao so với cùng kỳ năm trước nhưng ngành đã nỗ lực điều trị không có trường hợp tử vong và kiểm soát được các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch lớn.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Sở Y tế, cho biết: “Tất cả 92 ổ dịch nhỏ đều đã được giám sát, kiểm soát. Tình hình dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát ở tỉnh. So với 20 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, tỉnh có số ca mắc sốt xuất huyết thấp nhất, trong khi các tỉnh, thành phố khác thấp nhất cũng ghi nhận 1.000 ca bệnh, cao nhất trên 55.000 ca. Còn bệnh tay - chân - miệng thấp thứ 3, sau tỉnh Lâm Đồng và Trà Vinh”.
Cũng theo ông Tùng, nguyên nhân dịch bệnh gia tăng một phần là do công tác tuyên truyền hiệu quả chưa cao, giám sát ổ dịch chưa kịp thời, chặt chẽ.
Tăng cường hiệu quả truyền thông
Trong nhiều nguyên nhân khiến dịch bệnh gia tăng, quyết định nhất vẫn là ý thức và sự quan tâm của người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh, chỉ khi có được sự đồng thuận của người dân mới có thể kéo giảm số trường hợp mắc bệnh bên cạnh sự nỗ lực kiểm soát của ngành chức năng.
Ông Võ Chí Đại, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thông tin: “Nhằm huy động sự chung tay của người dân, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp... thực hiện các biện pháp phòng bệnh, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh nguy hiểm trên người tỉnh đã có kế hoạch thực hiện Chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, diệt muỗi, lăng quăng, phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, bệnh do vi-rút zika và bệnh tay - chân - miệng đợt II, năm 2022 trên phạm vi toàn tỉnh và đồng loạt ra quân thực hiện từ ngày 11 đến 13-10 tới. Hoạt động chiến dịch sẽ lấy ấp, khu vực làm trọng tâm để tổ chức tuyên truyền, vận động đến từng hộ gia đình, hướng dẫn người dân thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, diệt muỗi, diệt lăng quăng. Ngoài ra, sẽ huy động 100% cơ quan chính quyền, ban ngành, đoàn thể, trường học, cơ sở y tế và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tổ chức thực hiện các hoạt động tham gia chiến dịch để phòng, chống hiệu quả các bệnh này”.
Vào tháng 6, tỉnh đã triển khai chiến dịch đợt I, tuy nhiên vẫn chưa thể kéo giảm tình hình dịch bệnh. Vì vậy, giải pháp để thực hiện đạt hiệu quả cao chiến dịch đợt II này được quan tâm.
Ông Trương Văn Hạnh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhấn mạnh: “Trong thực hiện tuyên truyền cần quan tâm nói sao cho người dân hiểu, đồng lòng thực hiện thường xuyên. Ngoài ra, cần có sự vào cuộc của ban, ngành, đoàn thể địa phương tăng cường tuyên truyền tại cơ quan, đơn vị mình, nếu chỉ có ngành y tế thì sẽ khó khăn trong tuyên truyền”. Còn theo ông Đỗ Phát Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế: “Chúng tôi chỉ đạo khi thực hiện chiến dịch tập trung tuyên truyền ở các ổ dịch cũ, nơi có nguy cơ cao. Hoạt động truyền thông không chỉ dừng lại ở chiến dịch mà cần chủ động tuyên truyền thường xuyên sau chiến dịch, ở tuyến huyện, tuyến xã cần chủ động triển khai các hoạt động truyền thông khi dịch bệnh gia tăng ở địa bàn mình để kịp thời kiểm soát tốt tình hình dịch”.
Dự báo nếu không có giải pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả số ca mắc sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Sở Y tế, kêu gọi người dân “Người dân, mỗi ngày hãy dành 10-15 phút để thực hiện tổng vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh ở gia đình mình”. Với hành động này, các gia đình sẽ tích cực phòng bệnh hiệu quả cho gia đình mình và cho cộng đồng. Sở Y tế tỉnh chỉ đạo ngành y tế các huyện, thị, thành phố tăng cường giám sát kịp thời, chặt chẽ các ổ dịch cộng đồng và đảm bảo thu dung điều trị bệnh hiệu quả giảm chuyển biến nặng và hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong do dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh trong những tháng cuối năm nay.
Số ca mắc sốt xuất huyết, tay - chân - miệng cao nhất trong vòng 5 năm qua
So với cùng kỳ 4 năm trước, thì số ca mắc bệnh sốt xuất huyết và tay - chân - miệng năm nay đều ghi nhận cao nhất. Bệnh sốt xuất huyết năm 2022 (đến 23-9) là 650 ca, thời điểm này năm 2021 có 46 ca, năm 2020 có 89 ca, năm 2019 có 445 ca, năm 2018 có 160 ca. Bệnh tay - chân - miệng năm 2022 (đến 23-9) có 487 ca, năm 2021 có 307 ca, năm 2020 có 97 ca, năm 2019 có 414 ca, năm 2018 có 262 ca. |
Bài, ảnh: HỒNG DIỄM
09:56 14/01/2025
(HG) - Hội Nông dân huyện Châu Thành vừa tổ chức ra mắt mô hình “Chăm sóc sức khỏe cho cán bộ hội, chi hội trưởng nông dân trên địa bàn huyện”.
08:55 14/01/2025
(HG) - Đây là một trong những mục tiêu được UBND tỉnh đề ra khi thực hiện Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
14:33 12/01/2025
Mạng lưới trung tâm y tế, bệnh viện (gọi chung là bệnh viện) tuyến huyện hầu như không đạt chỉ tiêu điều trị nội trú. Đây là trăn trở lớn cho năm 2025 của ngành y tế tỉnh.
15:46 10/01/2025
(HGO) – Ngày 10-1, Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa Lễ hội Xuân 2025 tỉnh tiếp tục kiểm tra ngày thứ hai tại địa bàn huyện Vị Thuỷ.
16:05 09/01/2025
(HGO) – Ngày 9-1, Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa Lễ hội Xuân 2025 tỉnh ra quân kiểm tra ngày đầu tiên kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm tại địa bàn thành phố Vị Thanh.
09:40 08/01/2025
Nhờ sự quan tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự phối hợp chặt chẽ với các địa phương, ban, ngành, đoàn thể các cấp, công tác dân số và phát triển của tỉnh được thực hiện hiệu quả, đạt nhiều kết quả nổi bật trong năm qua.
09:30 08/01/2025
(HG) - Năm 2024, ngành y tế tỉnh đã duy trì tốt chương trình tiêm chủng mở rộng định kỳ hàng tháng, tăng cường tiêm vắc-xin cho trẻ dưới 1 tuổi.
07:16 07/01/2025
Sau 5 năm thực hiện Dự án “Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở” tại tỉnh Hậu Giang đã mang lại hiệu quả nâng cao chất lượng và hiệu suất của mạng lưới y tế cơ sở.
07:15 07/01/2025
Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Hậu Giang với nhiều sản phẩm sáng tạo hữu ích, xuất phát thực tiễn khám, chữa bệnh tại đơn vị và được đánh giá cao trong phong trào sáng kiến, sáng tạo của tỉnh nhà.
09:40 06/01/2025
(HG) - Theo thông tin từ Sở Y tế, năm 2024 toàn ngành đã khám ngoại trú cho trên 1,87 triệu lượt bệnh nhân, đạt trên 114%.
17:06 15/01/2025
(HG) - Chiều ngày 15-1, Ban Chỉ đạo 138, Ban Chỉ đạo 389 và Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
16:07 15/01/2025
Sau hai tuần thực hiện Nghị định 168/2024, CSGT cả nước phát hiện 174.650 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, giảm 11,54% so với hai tuần trước liền kề.
16:05 15/01/2025
Bộ VH-TT-DL vừa có văn bản số 145/BVHTTDL-TTr gửi các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ về việc triển khai thực hiện Công điện số 139/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng.
16:02 15/01/2025
Việc chở người từ 6 tuổi trở lên ngồi phía trước người cầm lái xe máy bị coi là hành vi vi phạm, bị xử phạt 8-10 triệu đồng.