Y tế đồng bằng khó phát triển vì thiếu bác sĩ

Thứ Hai, ngày 20/08/2018 | 08:46

Thiếu bác sĩ là thực trạng chung của nhiều tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long, thiếu nhiều nhất là bác sĩ chuyên ngành hiếm như lao, phong, tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y. Thực trạng này đã và đang là rào cản cho sự phát triển công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân của vùng thời gian qua.

Thiếu bác sĩ chuyên ngành lao là thực trạng hiện nay ở Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh Hậu Giang.

Bài 1: Thiếu trước, hụt sau

Đào tạo bác sĩ là một nhiệm vụ được các tỉnh đặc biệt quan tâm thời gian qua bằng hình thức đào tạo theo địa chỉ sử dụng, đặc biệt đối với chuyên ngành hiếm được ưu tiên đào tạo nhiều hơn nhưng rất ít bác sĩ chịu theo học. Đó là chưa kể nhiều bác sĩ sau khi đào tạo về không nhận công tác là vấn đề đáng quan ngại.

Tỉnh nào cũng thiếu

Là bệnh viện chuyên khoa, nhưng Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh Hậu Giang rất khó khăn về nguồn nhân lực, hầu hết bác sĩ của bệnh viện chưa có chuyên khoa lao. Ông Trần Hoàng Vũ, Giám đốc Bệnh viện, cho biết: “Bệnh viện có 12 bác sĩ, nhưng chỉ có 2 bác sĩ có chuyên khoa lao, còn lại là bác sĩ đa khoa”. Thực trạng này gây rất nhiều khó khăn cho bệnh viện trong việc nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân, bác sĩ đa khoa việc chẩn đoán và điều trị bệnh sẽ không bằng bác sĩ chuyên khoa. Trong khi đó, bệnh viện không chỉ thực hiện công tác khám, chữa bệnh tại cơ sở mà còn thực hiện các chương trình mục tiêu phòng, chống lao, điều trị lao kháng thuốc rất cần lực lượng bác sĩ chuyên ngành lao.

Thực trạng thiếu bác sĩ cũng tương tự ở Bệnh viện Chuyên khoa Tâm thần và Da liễu tỉnh. Ông Nguyễn Xuân Khôi, Giám đốc Bệnh viện, chia sẻ: “Bệnh viện cần khoảng 10 bác sĩ mới đảm bảo phục vụ tốt, nhưng hiện tại chỉ có 5 bác sĩ điều trị bệnh nhân tâm thần kinh, trong đó chỉ có 2 bác sĩ chuyên khoa, 3 bác sĩ học định hướng chuyên ngành tâm thần kinh. Bác sĩ có chuyên môn sâu sẽ nhận biết và điều trị hiệu quả hơn đối với bệnh nhân tâm thần kinh, xử trí các vấn đề về tâm lý bệnh nhân tốt hơn”.

Bác sĩ chuyên ngành pháp y Trung tâm Pháp y tỉnh chỉ có 2 người, trong khi nhu cầu đảm bảo công tác là cần 4 bác sĩ. Bác sĩ chuyên ngành giải phẫu bệnh càng khan hiếm hơn. Đây là thực trạng chung đang gây khó khăn rất nhiều trong công tác khám, chữa bệnh của các cơ sở y tế.

Không chỉ ở Hậu Giang, nhu cầu có bác sĩ chuyên ngành hiếm là rất cần ở nhiều tỉnh, thành khác trong vùng. Ông Nguyễn Minh Tùng, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu, cho hay: “Bạc Liêu đạt 8,8 bác sĩ/vạn dân, tuy nhiên, đầu năm tới tỉnh đưa vào hoạt động Bệnh viện Lao, Tâm thần với 180 gường bệnh, rất thiếu chuyên khoa này. Tỉnh mong muốn được hỗ trợ đào tạo các chuyên khoa này mới đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ hoạt động của bệnh viện”.

 Theo tổng hợp của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, cả vùng đồng bằng sông Cửu Long đã có 8 bệnh viện Lao và bệnh Phổi hoạt động cũng đã khá lâu, nhưng số bác sĩ chuyên ngành này rất ít, nhiều tỉnh chỉ có từ 1-5 bác sĩ chuyên ngành này. Chuyên ngành lao cũng là chuyên ngành các tỉnh có nhu cầu đào tạo cao nhất hiện nay. Đối với nhu cầu đào tạo 5 chuyên ngành hiếm, trung bình mỗi năm ở 13 tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhu cầu đào tạo khoảng 250 bác sĩ. Tổng số bác sĩ chuyên ngành hiếm có nhu cầu đào tạo giai đoạn 2016-2020 là trên 1.200 bác sĩ.

Bài toán ra đi - ở lại

Theo chia sẻ của ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Sở Y tế tỉnh An Giang: “Hai, ba năm gần đây số đào tạo theo địa chỉ sử dụng xin đi rất nhiều, tỷ lệ chính quy rời bỏ khỏi An Giang khoảng 20%. Có nhiều em đào tạo theo địa chỉ sử dụng về đòi bồi thường để làm nơi khác. Chúng tôi sợ hiệu ứng không tốt, nếu cho 1 trường hợp sẽ gây hiệu ứng cho nhiều em khác xin bồi thường. Dù tiền bồi thường đã tăng 200% chi phí hỗ trợ đào tạo. Đào tạo theo địa chỉ sử dụng đã có cam kết sau khi đi học rồi về phải làm việc đủ thời gian bằng thời gian đi học, nhưng thời gian qua chưa ràng buộc được. Các em vẫn chấp nhận bồi thường để đi. Bác sĩ đào tạo theo địa chỉ sử dụng xong không muốn về huyện mà đòi ở các bệnh viện lớn của tỉnh trong khi các huyện đang thiếu bác sĩ”. An Giang là một trong các tỉnh có tỷ lệ bác sĩ/vạn dân thuộc tốp thấp của vùng, đặc biệt một số khu vực giáp biên giới Campuchia như huyện Tịnh Biên, An Phú gánh nặng thêm chăm sóc y tế cho người dân nước bạn, các huyện này tỷ lệ bác sĩ/vạn dân còn thấp hơn.

Thực trạng cũng không khả quan ở tỉnh Đồng Tháp, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, cho biết: “Hàng năm, số bác sĩ ra trường ngành y tế tỉnh tính được khoảng 100 người, nhưng các em ra trường tứ tán, đi thường tiền đủ thứ, đi nhiều lắm. Vì vậy, nếu có 100 em ra trường vẫn thiếu mấy chục bác sĩ. Trong khi nhu cầu của tỉnh mỗi năm cần đào tạo khoảng 100 bác sĩ”.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Lữ Quang Ngời, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long, nhận định: “Thực tế các bệnh viện tư hút nhân lực bác sĩ bệnh viện công rất nhiều. Bác sĩ rất khó đào tạo và mất nhiều thời gian. Các bệnh viện công chưa đủ điều kiện để thu hút nhân lực”.

Không chỉ có những trường hợp bác sĩ mới đào tạo xong về không nhận việc, chấp nhận bồi thường xin đi làm ở tỉnh khác, tình trạng bác sĩ nghỉ việc ở các bệnh viện công thời gian qua cũng gây hụt hẫng cho ngành y tế các tỉnh. Theo chia sẻ của ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hậu Giang, tại Hội nghị đào tạo nguồn nhân lực y tế vùng đồng bằng sông Cửu Long mở rộng năm 2018 vừa được tổ chức ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, từ đầu năm đến nay, ở các cơ sở y tế công lập của tỉnh đã có nhiều trường hợp xin nghỉ việc. Thực trạng này đáng báo động bởi để đào tạo một bác sĩ ít nhất mất 6 năm đối với 1 bác sĩ và 10 năm để có bác sĩ chuyên khoa cấp 1.

Đào tạo bác sĩ đã là một công việc khó, mất nhiều thời gian, mà ở vùng hiện nay lại gánh chịu thực trạng bác sĩ bỏ việc, đã đặt ra những thách thức cho ngành y tế các tỉnh, thành.

Nhiều tỉnh tỷ lệ bác sĩ/vạn dân thấp

Theo số liệu tổng hợp của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, tỷ lệ bác sĩ/vạn dân bình quân chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2018 là 7,85 bác sĩ, trong đó có 6 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng có tỷ lệ bác sĩ/vạn dân thấp hơn trung bình chung của vùng, thấp nhất là tỉnh An Giang chỉ có 6,3 bác sĩ/vạn dân. Theo dự tính, đến năm 2020, toàn vùng cần tăng tỷ lệ bác sĩ/vạn dân lên trung bình 9,16 bác sĩ/vạn dân.

 

Bài, ảnh: HỒNG DIỄM

Bài 2: Đủ bác sĩ đã khó, giữ được lại càng khó…

Viết bình luận mới

Xem thêm

Không để gián đoạn chăm sóc sức khỏe Nhân dân khi sáp nhập

08:03 30/06/2025

Trong bối cảnh giao thời chuyển giao thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 3 cấp sang 2 cấp, ngành y tế thông tin mọi hoạt động khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân vẫn được duy trì như bình thường.

Đòn bẩy nâng cao sức khoẻ nhân dân

09:51 27/06/2025

Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, ngành Y tế tỉnh quan tâm thực hiện nhiều hình thức đào tạo, thu hút nguồn nhân lực bác sĩ. Đây được xem là nhiệm vụ cốt yếu để thực hiện mục tiêu nâng cao sức khoẻ Nhân dân.

Chú trọng công tác dân số và phát triển

06:48 20/06/2025

Trong bối cảnh cả hệ thống chính trị đang khẩn trương tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, thị xã Long Mỹ vẫn tập trung thực hiện công tác dân số và phát triển, tạo nhiều nền tảng quan trọng cho giai đoạn tới.

Cải thiện suy dinh dưỡng trẻ em: Vì tầm vóc Việt

07:37 19/06/2025

Năm năm qua (2020-2025), ngành y tế tỉnh đã quan tâm cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em ở tỉnh. Thực hiện hoàn thành vượt chỉ tiêu tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi SDD cân nặng/tuổi đề ra trong nhiệm kỳ qua.

Tiêm vắc-xin, cách phòng bệnh hiệu quả cho trẻ

08:28 17/06/2025

Sáu tháng đầu năm nay, mạng lưới làm công tác tiêm chủng vắc-xin của toàn ngành y tế tiếp tục duy trì thành quả của công tác tiêm chủng, đảm bảo công tác tiêm chủng mở rộng được triển khai đạt tỷ lệ cao và an toàn, hiệu quả.

Phòng bệnh sốt xuất huyết không khó nếu mỗi gia đình đều hành động

05:42 16/06/2025

Thời tiết mưa nhiều, bắt đầu vào cao điểm của bệnh sốt xuất huyết (SXH), ngành y tế kêu gọi mỗi cá nhân, mỗi thành viên trong hộ gia đình có trách nhiệm tham gia phòng, chống bệnh SXH với những hành động đơn giản, thiết thực theo tinh thần “không có lăng quăng, không có muỗi vằn, không có SXH”.

Mít-tinh, diễu hành hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết lần thứ 15

09:02 13/06/2025

(HG) - Ngày 12-6, tại huyện Châu Thành A, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm ở người tỉnh đã tổ chức Lễ mít-tinh, diễu hành hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết lần thứ 15 trên địa bàn tỉnh năm 2025 với sự tham dự của khoảng 400 đại biểu.

Tập trung nguồn lực triển khai bệnh án điện tử

14:34 08/06/2025

Các bệnh viện, trung tâm y tế có khám, chữa bệnh của tỉnh triển khai thực hiện bệnh án điện tử đến tháng 9 tới, mục tiêu này được ngành y tế tỉnh tập trung nguồn lực, quyết tâm thực hiện được nhiệm vụ này.

Dự phòng chủ động, ngăn dịch bệnh truyền nhiễm bùng phát

06:16 05/06/2025

Năm tháng đầu năm nay, tình hình các loại dịch bệnh truyền nhiễm được kiểm soát, Hậu Giang là địa phương có số ca bệnh sốt xuất huyết, tay - chân - miệng thuộc tốp thấp ở khu vực phía Nam. Phòng bệnh chủ động, điều trị hiệu quả là hai yếu tố ngành y tế tỉnh đang thực hiện để kiểm soát tốt tình hình dịch.

Toàn tỉnh ghi nhận số ca sốt xuất huyết, tay - chân - miệng đều giảm so với cùng kỳ

05:37 04/06/2025

(HG) - Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm ở người tỉnh vừa tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch hưởng ứng ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết lần thứ 15 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang nhằm chủ động phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm,

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

11:02 30/06/2025

(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Kính gửi Quý độc giả thân yêu !

08:11 30/06/2025

Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

“Hạnh phúc tuổi trẻ”

08:10 30/06/2025

Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.

Mãi nhớ Hậu Giang qua từng câu hát, lời ca !

08:09 30/06/2025

Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...