Cùng hành động để cứu Trái Đất
Hội nghị Khí hậu thế giới COP25 đã kết thúc tuần đàm phán đầu tiên tại Madrid, Tây Ban Nha, thiên về khía cạnh kỹ thuật. Tuần sau, đàm phán kỹ thuật vẫn tiếp tục, thêm vào đó sẽ có các phiên đàm phán chính trị, với sự hiện diện của đại diện chính phủ các nước đã ký Thỏa thuận Khí hậu
Khí thải từ hoạt động công nghiệp của con người. Ảnh: NEW ATLAS
Vòng đàm phán năm nay tập trung chủ yếu vào việc hoàn tất bộ quy tắc triển khai Thỏa thuận Khí hậu
Các nhà lãnh đạo trên thế giới đã lên tiếng cảnh báo về những hậu quả của việc Trái Đất nóng lên và cho rằng đã đến lúc cần phải thực hiện cuộc cách mạng xanh. Theo Tổng Thư ký LHQ, tác động của nhiệt độ gia tăng, thời tiết cực đoan hơn đang được cảm nhận rõ ở mọi ngõ ngách của Trái Đất với những hậu quả khôn lường đối với con người và những sinh vật khác.
Năm năm qua là thời điểm nóng nhất từng được ghi nhận, mực nước biển trên toàn cầu cũng tăng lên mức kỷ lục, mức khí thải CO2 mỗi năm lại tăng lên một mốc kỷ lục mới. Nửa triệu người đã thiệt mạng trong 1 thập kỷ qua do các điều kiện thời tiết cực đoan.
Nhật Bản,
Những cơn bão mạnh cũng gây thiệt hại lớn trong năm 2018, trong đó
Khí thải toàn cầu năm 2019 được dự báo sẽ đạt mức 36,8 tỉ tấn carbon dioxide (CO2), lập nên một kỷ lục cao mới. Kết quả đáng ngại trên cho thấy lượng khí thải đã tăng 62% kể từ khi quốc tế bắt đầu các cuộc đàm phán về khí hậu vào năm 1990 để giải quyết vấn đề này.
Việc đốt than vẫn là nguyên nhân chính tạo ra khí thải CO2. Than chịu trách nhiệm về 40% tất cả các khí thải từ nhiên liệu hóa thạch trong năm 2018, kế đó là dầu mỏ (34%) và khí tự nhiên (20%). Khí thải từ than đạt đến cấp độ cao nhất vào năm 2012 và vẫn cao gần bằng ngưỡng này kể từ năm đó.
Cháy rừng vẫn nặng nề và gây họa lớn. Ước tính sơ bộ cho năm 2019 cho thấy khí thải toàn cầu bắt nguồn từ nạn phá rừng, hỏa hoạn và các thay đổi khác trong sử dụng đất đai đã đạt tới mức 6 tỉ tấn CO2, cao hơn mức 0,8 tỉ tấn của năm 2018. Mức phát thải tăng thêm phần lớn là do hoạt động phá rừng và hỏa hoạn gia tăng ở vùng Amazon và Đông Nam Á.
Mức độ mất rừng tăng nhanh trong năm 2019 không chỉ dẫn tới việc phát thải cao hơn mà còn giảm năng lực của thảm thực vật trong việc hấp thụ CO2 trong khí quyển. Điều này thực sự đáng lo ngại vì các đại dương và cây cối hấp thụ khoảng một nửa trong tổng số tất cả khí thải CO2 phát ra từ hoạt động của con người. Tấm áo giáp đại dương khó quản lý nhưng tấm áo giáp trên bộ thì có thể bảo vệ một cách tích cực bằng việc ngăn chặn nạn phá rừng và suy giảm rừng cũng như được cải thiện thông qua hoạt động trồng rừng và khôi phục hệ sinh thái.
Hội nghị Khí hậu thế giới COP25 Madrid với thông điệp chung là tình hình biến đổi khí hậu đang rất khẩn cấp với những tác động ngày một rõ rệt nên cần hành động để ứng phó, giảm thiểu tác động của tình trạng này. Tuần này, hội nghị tiếp tục đàm phán kỹ thuật, thêm vào đó, tuần sau sẽ có các phiên đàm phán chính trị, với sự hiện diện của đại diện chính phủ các nước đã ký Thỏa thuận Khí hậu
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự báo, đến năm 2030, biến đổi khí hậu sẽ làm tăng thêm ít nhất 250.000 người thiệt mạng mỗi năm, cùng với 7 triệu người tử vong do ô nhiễm không khí. |
NGUYỄN TẤN tổng hợp
Cùng với Covid-19, cúm gia cầm đang gây lo ngại lớn
Ông Joe Biden thay đổi nhiều chính sách của người tiền nhiệm
Kỳ vọng gia hạn Hiệp ước New START
- Thị xã Ngã Bảy: Nhiều học sinh bị ngộ độc sau khi uống sữa
- Công ty Bảo Việt Nhân thọ Hậu Giang: Chi trả hơn 1 tỉ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng gặp rủi ro
- Đưa Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) vào cuộc sống
- Cuộc thi báo chí viết về tấm gương “Dân vận khéo”, giai đoạn 2017-2020
- Giải pháp giúp hạn chế xơ đen trên mít
- Mua bảo hiểm y tế bao lâu mới nhận được thẻ?
- Di tích Chìa Khóm
- THÔNG BÁO TUYỂN LAO ĐỘNG
- Thành phố Vị Thanh: Tổng kết thực hiện chiến lược dân số - sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020
- THÔNG BÁO TUYỂN LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TẠICÔNG TY TNHH LẠC TỶ II
Mùa nước nổi kém sôi động
Triển lãm số “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”
Nhiều công trình, phần việc chào mừng Ngày truyền thống Mặt trận
Mekong delta marathon Hậu Giang 2020: Độc đáo, lạ mắt qua từng góc nhìn
Những hình ảnh khó quên của “Mekong delta marathon” Hậu Giang 2020
Hậu Giang sẵn sàng chào đón du khách, vận động viên đến với Mekong delta marathon
Cần đảm bảo thoát nước tốt cho những tuyến đường
Nhiều ảnh hưởng do mưa, bão