Thứ Sáu, ngày 27/01/2023 | 06:12
Khủng hoảng chính trị và tình trạng nghèo đói gia tăng làm cho dòng người tị nạn ngày càng nhiều đã khiến Palestine kêu gọi tăng thêm tài trợ để giải quyết khó khăn.
Trẻ em Palestine xếp hàng lấy nước uống tại một trại tị nạn ở Rafah, Dải Gaza. Ảnh: AFP
Mới đây, Cơ quan cứu trợ người tị nạn Palestine tại vùng Cận Đông của Liên Hiệp Quốc (UNRWA) đã kêu gọi các quốc gia tài trợ 1,6 tỉ USD sau khi người đứng đầu cơ quan này cảnh báo về những khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ do chi phí leo thang và các nguồn lực giảm.
Giám đốc UNRWA Philippe Lazzarini nêu rõ: “Những thách thức liên tục trong năm qua bao gồm thiếu kinh phí, các cuộc cạnh tranh khủng hoảng toàn cầu, lạm phát, tình trạng gián đoạn trong chuỗi cung ứng, động lực địa chính trị, tình trạng nghèo đói và thất nghiệp tăng mạnh ở những người tị nạn Palestine đã đặt ra nhiều khó khăn cho UNRWA”.
UNRWA được thành lập năm 1949, có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ về giáo dục, y tế, cứu trợ cũng như hỗ trợ nhà ở và tài chính quy mô nhỏ cho hơn 5 triệu người Palestine tị nạn ở Bờ Tây, Dải Gaza và Đông Jerusalem, cũng như ở Jordan, Lebanon và Syria. Cơ quan hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn tài trợ tự nguyện đóng góp. Tuy nhiên, ngân sách của UNRWA liên tục thiếu hụt nên gặp khó trong hỗ trợ người tị nạn. Chỉ tính riêng năm 2022, khoảng ngân sách này thiếu hụt khoảng 100 triệu USD.
Hồi tháng 11-2022, Giám đốc UNRWA Philippe Lazzarini cho biết những khó khăn về tài chính có thể khiến cơ quan này không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình. Đến tháng 12-2022, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã gia hạn nhiệm vụ của UNRWA thêm 3 năm nữa, nhưng vấn đề kinh phí vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.
Trong một động thái liên quan, trước đó tại cuộc họp của Ủy ban Chính trị đặc biệt và Phi thực dân hóa (Ủy ban 4), Đại hội đồng LHQ khóa 77, Việt Nam đã kêu gọi các nước và các nhà tài trợ duy trì và tăng cường hỗ trợ tài chính cho UNRWA nhằm góp phần ổn định tình hình tại khu vực này.
Đại diện Việt Nam cũng khẳng định việc hỗ trợ người tị nạn không thể coi là biện pháp thay thế cho việc tìm kiếm một giải pháp lâu dài cho cuộc xung đột Israel - Palestine, trong đó quan trọng nhất là phải bảo đảm các quyền lợi chính đáng của người Palestine thông qua việc thành lập một Nhà nước Palestine với thủ đô là Đông Jerusalem, chung sống hòa bình bên cạnh Nhà nước Israel, với các đường biên giới được quốc tế công nhận, trên cơ sở các đường ranh giới trước năm 1967 và các nghị quyết có liên quan của Liên Hiệp Quốc.
Theo UNRWA, số người thiệt mạng do bạo lực tại đây trong năm 2022 đã tăng cao kỷ lục trong 17 năm qua. Gần 50% số học sinh đang học tại các trường học của UNRWA bị tổn thương tâm lý. Gần như toàn bộ người tị nạn Palestine hiện phải sống nhờ trợ cấp của UNRWA. Khoảng 80% số người tị nạn Palestine sống dưới mức nghèo.
Nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng trên là do xung đột kéo dài nhiều thập kỷ qua giữa Israel và Palestine. Giao tranh liên tục xảy ra đã khiến hàng chục ngàn người thương vong. Mặc dù LHQ đã can thiệp và ra nghị quyết về chế độ “hai nhà nước” ở khu vực này, tuy nhiên giao tranh vẫn chưa hạ nhiệt. Hồi cuối năm 2022, Đại hội đồng LHQ đã tổ chức phiên họp toàn thể thảo luận và bỏ phiếu thông qua 4 nghị quyết về vấn đề Palestine. Hầu hết các đại biểu của hơn 40 quốc gia đều khẳng định giải pháp hai nhà nước là hướng đi duy nhất để đạt được hòa bình bền vững giữa Israel và Palestine. Các nước nhấn mạnh cộng đồng quốc tế cần có các nỗ lực để biến mục tiêu này thành hiện thực, giải quyết một cách toàn diện, công bằng và lâu dài cuộc xung đột dài nhất trong lịch sử hiện đại.
Trong khi chờ đợi một giải pháp hòa bình, vấn đề hỗ trợ kinh phí để giải quyết cuộc sống của người tị nạn Palestine được cho là cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
HN tổng hợp
08:11 13/05/2025
Chất lượng không khí trong ngày 11-5 tại thủ đô Jakarta (Indonesia) ghi nhận ở mức đáng báo động, xếp thứ tư trong danh sách các thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới.
07:23 12/05/2025
Ấn Độ và Pakistan cáo buộc nhau vi phạm lệnh ngừng bắn chỉ vài giờ sau khi hai bên đạt được thỏa thuận dừng các hoạt động quân sự.
08:06 09/05/2025
Việc tấn công qua lại giữa Ấn Độ và Pakistan đã khiến căng thẳng leo thang nhiều nguy cơ xảy ra chiến tranh toàn diện giữa hai nước.
18:47 07/05/2025
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump mạnh tay trục xuất người nhập cư trái phép đã khiến hàng chục ngàn người lao đao.
08:39 07/05/2025
Mỹ dọa sẽ trừng phạt nhằm vào xuất khẩu dầu của Iran, ngược lại Tehran lại trình làng tên lửa đạn đạo mới với nhiều tính năng vượt trội có thể tấn công chính xác các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ.
07:03 06/05/2025
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 5-5 họp kín về tình hình Ấn Độ - Pakistan trong bối cảnh căng thẳng chưa từng có giữa hai nước sau vụ tấn công đẫm máu hôm 22-4 tại khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát.
08:19 05/05/2025
Bắc Kinh tuyên bố nếu muốn đàm phán, Washington nên thể hiện thiện chí và hủy bỏ các mức thuế quan đơn phương.
05:54 29/04/2025
Tình hình an ninh lương thực tại Gaza đang bước vào giai đoạn nguy cấp.
08:02 28/04/2025
Giao tranh tại đường Ranh giới Kiểm soát LoC diễn ra sau vụ khủng bố nghiêm trọng, khiến quan hệ hai nước rơi vào khủng hoảng ngoại giao mới.
08:59 25/04/2025
Mới đây, Iran tuyên bố nước này đang tìm cách đạt được một thỏa thuận hạt nhân với Mỹ trong tương lai gần.
08:28 13/05/2025
(HG) - HĐND huyện Phụng Hiệp vừa tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua trong hoạt động HĐND cấp xã năm 2024.
08:24 13/05/2025
(HG) - Trong tháng 4, tỉnh Hậu Giang có 124 hồ sơ đăng ký mới doanh nghiệp với tổng số vốn 406,4 tỉ đồng, so với cùng kỳ tăng 6% số lượng doanh nghiệp đăng ký, giảm 43% số vốn.
08:22 13/05/2025
Góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển, Hội Nông dân huyện Châu Thành đã xây dựng mô hình 6 trong 1 và nhân rộng trên toàn huyện.
08:21 13/05/2025
(HG) - Nhằm tăng cường quản lý công tác văn thư lưu trữ trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính, UBND huyện Phụng Hiệp phối hợp với Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Hậu Giang tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho hơn 300 cán bộ, công chức, viên chức huyện và 15 xã, thị trấn.