Philippines dự báo 2 cơn bão tiếp theo
Hai cơn bão nhiệt đới có thể hình thành và đi vào khu vực trách nhiệm của Philippines (PAR) vào tuần tới, theo Cơ quan Khí tượng, Địa vật lý và Thiên văn Philippines (PAGASA).
Tìm kiếm nạn nhân bị chôn vùi trong trận lở đất do bão Yagi gây ra ở San Luis, Antipolo, tỉnh Rizal - Philippines hôm 3-9.
Trong bản dự báo ngày 7-9, PAGASA cho biết đang theo dõi một vùng áp thấp (LPA) nằm bên ngoài PAR (giáp ranh rìa Đông Bắc PAR) và cụm mây hình thành bên ngoài PAR gần đảo Guam.
Một cụm mây khác hình thành ở phía Đông đảo Luzon và nằm trong phạm vi PAR. Cụm mây này có khả năng trở thành LPA trong những ngày tới.
Chuyên gia Daniel James Villamil của PAGASA nhận định với báo Inquirer rằng cả LPA bên ngoài PAR và cụm mây bên trong PAR đều chưa chắc sẽ phát triển thành bão và ảnh hưởng trực tiếp đến Philippines trong vài ngày tới.
Tuy nhiên, thông báo của PAGASA cũng nêu rõ các dự báo vẫn có thể thay đổi. Trong trường hợp các LPA và cụm mây này mạnh lên thành bão, chúng sẽ được đặt tên là Ferdie và Gener và có thể trở thành các cơn bão số 6 và 7 di chuyển vào PAR.
Giới khoa học nhận thấy sự nóng lên của đại dương do biến đổi khí hậu đang góp phần khiến bão mạnh lên nhanh hơn, hình thành siêu bão với sức tàn phá lớn như bão Yagi.
Theo các nhà khoa học, chỉ vài ngày trước, bão Yagi là một cơn bão nhiệt đới với sức gió tối đa 90 km/h. Tuy nhiên, cơn bão đã nhanh chóng tập trung sức mạnh trên vùng nước ấm của khu vực Đông Nam Á với sức gió lên tới gần 240 km/h - tương đương với bão cấp 4 ở Đại Tây Dương.
Phân tích đường đi của bão, các nhà khoa học phát hiện nhiệt độ nước biển quanh Philippines trung bình trên 310C. Trong khi đó, nhiệt độ nước biển từ 290C trở lên có thể cung cấp đủ năng lượng để cơn bão đạt đến sức mạnh tối đa. Điều kiện khác như độ ẩm dồi dào trong khí quyển cũng quan trọng để cơn bão phát triển.
Biến đổi khí hậu đang làm các cơn bão mang nhiều hơi nước hơn, nhiều gió hơn và dữ dội hơn. Ngoài ra, cũng có bằng chứng cho thấy biến đổi khí hậu khiến bão di chuyển chậm hơn, theo đó bão có thể trút nhiều nước hơn vào một chỗ.
Nếu không có đại dương, hành tinh này sẽ nóng hơn nhiều do biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, trong 40 năm qua, đại dương đã hấp thụ khoảng 90% lượng nhiệt dư thừa bị giữ lại do khí thải nhà kính. Phần lớn lượng nhiệt đại dương này được chứa gần bề mặt nước. Lượng nhiệt bổ sung này có thể thúc đẩy cường độ của cơn bão và tạo ra sức gió mạnh hơn.
Biến đổi khí hậu cũng có thể làm tăng lượng mưa do cơn bão mang lại. Nguyên nhân là do bầu khí quyển ấm hơn có thể giữ nhiều độ ẩm hơn nên hơi nước tích tụ cho đến khi mây tan, gây ra mưa lớn.
Thế giới đã ấm lên 1,10C so với mức trung bình thời kỳ tiền công nghiệp. Các nhà khoa học tại Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) dự đoán khi nhiệt độ tăng thêm 20C, tốc độ gió của bão có thể tăng đến 10%. NOAA cũng dự báo tỷ lệ bão đạt đến mức dữ dội nhất - cấp 4 hoặc 5 - có thể tăng khoảng 10% trong thế kỷ này. Cho đến nay, chưa đến 20% các cơn bão đã đạt đến cường độ này kể từ năm 1851.
NGUYỄN TẤN tổng hợp
- Huyện Phụng Hiệp: Thi hành kỷ luật 10 đảng viên
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Chúng ta tự hào vì có Thăng Long - Hà Nội
- Khen thưởng huấn luyện viên, vận động viên đạt thành tích ở giải quốc tế
- Khởi tố 14 bị can trong vụ án đánh bạc và tổ chức đánh bạc tại phường V, thành phố Vị Thanh
- Viettel Hậu Giang ra mắt dịch vụ 5G vào ngày 15-10-2024
- BẢNG GIÁ QUẢNG CÁO BÁO HẬU GIANG
- “Bác Hồ trong trái tim các dân tộc Việt Nam”
- Chúc tăng, ni, phật tử đón Đại lễ Phật đản an lành
- Huyện Vị Thủy: Xây dựng 41 tuyến đường đẹp
- Điểm tin sáng 17 – 5: Bốn người Việt Nam vào top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
- Nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động giám định tư pháp
- Nâng cao kỹ năng cho các “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy”
- Bảo hiểm xã hội tỉnh và Hội Nông dân tỉnh phối hợp ra mắt mô hình mới
- Xét xử 16 bị cáo liên quan đến “tín dụng đen”
- Nguy cơ ùn tắc kiểm định khi gần 300 đăng kiểm viên ra tòa