WHO khuyến cáo mới nhất về Covid-19

31/01/2023 | 09:05 GMT+7

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, giai đoạn khẩn cấp của đại dịch Covid-19 vẫn chưa kết thúc.

Tiêm vắc-xin Covid-19 ở Trung Quốc, tháng 5-2022. Ảnh: XINHUA

Ngày 27-1, Ủy ban khẩn cấp về Covid-19 của WHO nhóm họp để thảo luận về tình trạng khẩn cấp của đại dịch Covid-19, theo AFP. Phiên họp thứ 14 của ủy ban diễn ra gần 3 năm từ ngày cơ quan này gióng cảnh báo khẩn cấp cao nhất đối với Covid-19, khi bệnh này lây lan ra ngoài Trung Quốc.

Từ đó, ủy ban gặp 3 tháng một lần để thảo luận về đại dịch và báo cáo với Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus để quyết định có tiếp tục coi Covid-19 là tình trạng khẩn cấp toàn cầu.

Cuộc họp gần nhất trước đó diễn ra vào tháng 10-2022 với kết luận rằng đại dịch vẫn là “tình trạng khẩn cấp y tế công cộng quốc tế” (PHEIC), cấp độ cảnh báo cao nhất của WHO. Ủy ban sẽ bỏ phiếu để đưa ra khuyến nghị và ông Tedros sẽ là người quyết định sau cùng, thường là đồng tình với khuyến nghị. Kết quả có thể được công bố vào đầu tuần sau, theo Fox10.

Phát biểu khi bắt đầu cuộc họp, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng, giai đoạn khẩn cấp của đại dịch vẫn chưa kết thúc.

“Ngày 30-1 sẽ đánh dấu 3 năm kể từ khi tôi đưa ra quyết định, với sự tư vấn của các bạn, rằng sự bùng phát của vi-rút Corona chưa từng được biết đến trước đây đã dẫn đến Tình trạng Khẩn cấp Y tế Công cộng Quốc tế. Hôm nay, các bạn gặp nhau lần thứ 14 để đánh giá bằng chứng và tư vấn cho tôi xem liệu theo quan điểm của các bạn, điều đó có còn đúng hay không”, ông Tedros phát biểu.

Ông Tedros nêu ý kiến rằng tình trạng khẩn cấp chưa thể kết thúc bởi số ca tử vong đang gia tăng và nỗ lực ứng phó chung còn chệch choạc.

“Tại quá nhiều nước, các công cụ mạnh mẽ, có khả năng cứu người (xét nghiệm, vắc-xin và cách điều trị) vẫn chưa đến tay nhóm dân số cần nhất, đặc biệt là người lớn tuổi và nhân viên y tế”, ông Tedros nói.

Bên cạnh đó, lòng tin của công chúng vào các công cụ nói trên đã bị ảnh hưởng bởi nạn thông tin sai lệch. Trong khi đó, các hệ thống y tế vẫn đang gặp khó khăn để ứng phó với gánh nặng Covid-19. Về mặt theo dõi sự tiến hóa của vi-rút, các biện pháp giám sát và giải trình tự gien đã giảm mạnh, gây khó khăn hơn trong việc theo dõi các biến thể đang có và phát hiện biến thể mới kịp thời.

Tổng Giám đốc WHO đánh giá thế giới đang bước vào năm thứ 4 của đại dịch với vị trí tốt hơn một năm trước. Khi đó, biến thể Omicron đang đạt đỉnh lây lan và có hơn 70.000 ca tử vong mỗi tuần. Tỷ lệ tử vong mỗi tuần đã giảm xuống dưới 10.000 ca vào tháng 10-2022 nhưng bắt đầu tăng lại từ tháng 12-2022. Việc Trung Quốc dỡ bỏ quy định về Covid-19 cũng khiến số ca tử vong tăng đột biến.

Tuần trước, gần 40.000 ca tử vong vì Covid-19 được báo cáo, hơn một nửa trong đó là tại Trung Quốc. Ông Tedros cho rằng con số thực tế chắc chắn cao hơn nhiều.

Theo WHO, đến nay thế giới ghi nhận gần 665 triệu ca nhiễm Covid-19, gồm hơn 6,7 triệu ca tử vong. Hơn 13,1 tỉ liều vắc-xin đã được tiêm.

Đến cuối tháng 10-2022, số ca tử vong được báo cáo hàng tuần gần như thấp nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu - dưới 10.000 ca một tuần.

Tuy nhiên, kể từ đầu tháng 12-2022, số ca tử vong được báo cáo hàng tuần trên toàn cầu đã tăng lên.

Ngoài ra, việc dỡ bỏ các hạn chế ở Trung Quốc đã khiến số ca tử vong ở quốc gia đông dân nhất thế giới tăng đột biến. Tuần trước, gần 40.000 ca tử vong đã được báo cáo cho WHO, hơn một nửa trong số là từ Trung Quốc.

Tổng cộng, trong 8 tuần qua, hơn 170.000 ca tử vong đã được báo cáo. Con số thực tế chắc chắn cao hơn nhiều, theo ông Tedros.

Tổng Giám đốc WHO nhấn mạnh, vắc-xin Covid-19, phương pháp điều trị và chẩn đoán đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh nặng, cứu người và giảm áp lực cho hệ thống y tế cũng như nhân viên y tế.

“Nhưng phản ứng toàn cầu vẫn còn lúng túng vì ở quá nhiều quốc gia, những công cụ cứu sinh mạnh mẽ này vẫn chưa đến được với những người dân cần chúng nhất, đặc biệt là người già và nhân viên y tế”, ông Tedros nói.

Tổng Giám đốc WHO cho hay, nhiều hệ thống y tế trên khắp thế giới đang phải vật lộn để đối phó với Covid-19 bên cạnh việc chăm sóc bệnh nhân mắc các bệnh khác, cũng như phải chật vật với tình trạng thiếu nhân viên y tế.

Đồng thời, việc giám sát và giải trình tự gene đã giảm đáng kể trên khắp thế giới, khiến việc theo dõi các biến thể đã biết và phát hiện những biến thể mới trở nên khó khăn hơn.

“Và niềm tin của công chúng vào các công cụ an toàn và hiệu quả để kiểm soát Covid-19 đang bị hủy hoại bởi một loạt thông tin sai lệch và sai lệch liên tục”, ông Tedros nhấn mạnh.

NGUYỄN TẤN tổng hợp

Viết bình luận mới
Tin cùng chuyên mục
Các tin khác
Xem thêm >>