Thứ Ba, ngày 12/11/2019 | 08:54
Đó cũng là câu nói vui mà nhiều người dành cho chị Hồ Thị Loan, người mua bán trầu cau và làm nghề xây mâm trầu cho tiệc cưới, hỏi tại chợ Vị Thanh, thuộc phường III, thành phố vị Thanh, mà nhiều người biết đến.
Chị Loan đang xây mâm trầu cưới cho khách.
Nhìn đôi cánh tay chị thoăn thoắt lựa từng trái cau, đôi trầu tươi đẹp sắp ngay ngắn vào mâm một cách cẩn trọng, ai cũng khen chị không chỉ khéo tay, mà còn có đôi mắt tinh tường, tỉ mẩn mới làm được. Với nụ cười hiền hậu trên môi, chị nói: ”Làm nghề này thấy vậy chớ không dễ đâu anh”. Phải căng đầu chú tâm xây mâm cho khéo, trầu lựa từng lá, cau chọn từng đôi, bởi đây là mâm lễ vật quan trọng trong lễ cưới, hỏi theo tục lệ xa xưa để lại. Thông thường mâm quả lễ gồm buồng cau và trầu đầy ắp, có thể từ vài chục đến vài trăm trái cau, nhưng phải là số chẵn, vì quan niệm của người đời là sống có đôi, có cặp. Cách tính số lượng cau trầu, cũng xuất phát từ 1 trái cau, phải là 2 lá trầu, vì vậy trong quả lễ, phải có từ 80-100 trái cau, hiện nay, nhiều người còn chuộng buồng cau có khoảng 105 trái để đặt mâm. Bởi họ cho rằng, con số 105 là tượng trưng thay lời chúc tụng cho đôi tân lang, tân nương sống đời với nhau “trăm năm hạnh phúc”, hoặc phải chọn buồng cau có đến 60 trái, đúng theo cách ví von của họ là “60 năm cuộc đời”. Vì vậy lá trầu, trái cau phải được lựa chọn kỹ lưỡng, không tỳ vết, không ôi úng, kích cỡ từng đôi, từng cặp cũng phải đồng đều như nhau.
Có người hỏi chị đã nhiều năm làm nghề xây mâm trầu cho khách, chị còn nhớ mình đã xây được bao nhiêu mâm trầu, kết nối được bao cặp lương duyên sống 100 năm hạnh phúc? Thật ra chị không sao nhớ hết, chị chỉ biết rằng một năm có 12 tháng, duy nhất chỉ có tháng 7 là chị được thảnh thơi, vì ít người đặt chị xây mâm. Còn lại những tháng tiếp theo, hầu như tháng nào cũng có 5-7 người đặt chị xây mâm, nhiều nhất là những tháng cuối năm cận tết, rồi bước sang những tháng tiếp theo như tháng giêng, tháng 2 âm lịch... Giá cả mỗi mâm trầu cũng không cao lắm, đắt nhất cũng chỉ từ 150.000-600.000 đồng/mâm, tùy theo người đặt mâm số lượng trầu cau nhiều ít, một phần còn tùy thuộc vào thời điểm giá trầu, cau lên xuống của thị trường. Chị chia sẻ: Làm nghề này, không phải vì lời lãi để nuôi sống gia đình, mà là cái duyên, có lắm lúc thị trường ế ẩm, suốt cả tháng trời không có một “hợp đồng”. Buồn chán nhiều lần chị có ý định chuyển nghề đổi việc, nhưng đều thất bại, lắm lúc nhìn thấy nhà ai có việc cưới xin, là chị lại nhớ đến lá trầu, trái cau da diết, rồi chị tiếp tục trụ tiếp với nghề.
Theo nhiều vị cao niên giỏi tài ăn nói, từng được bà con hàng xóm tiến cử làm người đại diện cho các buổi lễ thành hôn, cho biết trong sách “Lĩnh Nam Chích Quái” có ghi chép lại sự tích Trầu Cau đã có từ thời xa xưa, nên trong dân gian, giờ còn lưu lại mấy vần thơ, mà người đời thường truyền miệng với nhau rằng:
Miếng trầu ăn kết làm đôi.
Lá trầu là vợ, cau tươi là chồng.
Trầu xanh, cau trắng, chay hồng.
Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên...
Ngày nay, theo phong tục cổ truyền, trầu cau được coi như một thứ lễ vật thiêng liêng không thể thiếu, trong lúc gia đình có hỷ sự, ngày giỗ, ngày tết, lúc hội hè, đình đám, đặc biệt là lễ cưới hỏi, miếng trầu được coi là “đầu câu chuyện”. Với người con gái, cau trầu còn được coi là biểu tượng của sự tiếp đón danh giá, vì vậy, trong đám hỏi mâm lễ vật nhà trai mang sang cho nhà gái, không thể thiếu mâm cau, trầu. Sau lễ ăn hỏi, nhà gái thường dùng cau trầu, trà bánh nhà trai đã mang sang, chia ra từng gói nhỏ để làm quà biếu cho họ hàng, bè bạn, xóm giềng... như một lời loan báo rằng con gái trong nhà đã có nơi có chỗ. Hiện nay cuộc sống hiện đại, phong tục cưới xin cũng có nhiều thay đổi, nhưng mâm cau trầu vẫn không thể thiếu, việc chia quà nhà trai cho họ hàng, bạn bè giờ cũng không còn, nên mâm cau trầu mặc dù vẫn phải có, nhưng đây cũng chỉ mang tính hình thức, lấy lệ cho có mà thôi.
Tuy nhiên, trầu cau cũng đang mất dần thị trường tiêu thụ, vì phụ nữ đã bỏ dần tục ăn trầu, ngay cả người già cũng không thích nhai trầu bỏm bẻm. Nhưng đối với nhiều du khách, có dịp đi ngang qua làng trầu xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, nhìn thấy những giàn trầu óng mượt, ai nấy cũng đều muốn vào chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn chút hồn quê còn lưu lại nơi này. Không ít trong số họ lại nhớ về kỷ niệm khó quên - ngày cưới của mình trước đây.
Bài, ảnh: QUANG HẢI
07:17 08/04/2025
(HG) - Ngày 7-4, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức lễ đưa 118 lao động đi làm việc thời vụ ở huyện Cheorwon, tỉnh Gangwon, Hàn Quốc (đợt 2).
07:45 25/03/2025
(HG) - Ngày 24-3, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức lễ đưa 86 lao động đi làm việc thời vụ ở huyện Cheorwon, tỉnh Gangwon, Hàn Quốc (đợt 1).
09:25 20/03/2025
Thực hiện thỏa thuận hợp tác quốc tế về phái cử và tiếp nhận lao động thời vụ, từ năm 2022 đến nay hàng trăm lao động của tỉnh đã sang làm việc thời vụ trong lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Cheorwon, tỉnh Gangwon, Hàn Quốc.
07:11 19/03/2025
Quỹ hỗ trợ nông dân giúp nhiều hội viên, nông dân ở huyện Long Mỹ có điều kiện phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
06:29 04/03/2025
Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến và đạt kết quả tích cực.
08:26 17/02/2025
(HG) - Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh vừa tổ chức Chương trình giáo dục định hướng cho người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc và người bảo lãnh, thực hiện ký kết hợp đồng bảo lãnh năm 2025, với sự tham dự của trên 600 người lao động, người bảo lãnh.
10:20 10/01/2025
(HG) - Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức họp mặt gia đình có người thân đi làm việc ở nước ngoài và cộng tác viên tiêu biểu, với 320 gia đình ở 8 huyện, thị, thành phố tham dự.
10:03 06/01/2025
(HG) - Theo kết quả rà soát hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm từ 3,29% vào đầu năm xuống còn 1,47% (2.965 hộ nghèo).
08:33 03/01/2025
(HG) - Là kết quả công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài từ đầu năm đến nay, đạt gần 98% chỉ tiêu năm (chỉ tiêu 749 lao động). Trong đó, thành phố Vị Thanh, huyện Vị Thủy, huyện Long Mỹ, thị xã Long Mỹ đã vượt chỉ tiêu được giao. Các huyện, thành phố còn lại đạt từ gần 60-90% chỉ tiêu năm. Lao động chủ yếu làm việc ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.
05:40 25/12/2024
1. Tại tỉnh Hậu Giang, người lao động thực hiện nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc bằng hình thức trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia thông qua địa chỉ https://dichvucong.gov.vn và trực tiếp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Hậu Giang và Văn phòng Bảo hiểm thất nghiệp - Dịch vụ việc làm Cái Tắc và huyện Phụng Hiệp. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày Trung tâm Dịch vụ việc làm tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
15:40 01/05/2025
HGO) - Sáng ngày 1-5, Trại Tạm giam Công an tỉnh tổ chức Lễ công bố Quyết định đặc xá năm 2025 của Chủ tịch nước cho các phạm nhân.
11:49 30/04/2025
(HGO) – Sáng ngày 30-4, tại Công an tỉnh, Đảng ủy, Ban Giám đốc tổ chức cho lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ trong toàn lực theo dõi truyền hình trực tiếp Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) tại đơn vị.
19:51 29/04/2025
Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã chính thức hoàn thành 50 công trình lưới điện 110kV chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 50 năm xây dựng và phát triển EVNSPC (30/4/1975 - 30/4/2025).
15:20 29/04/2025
(HGO) - Chiều ngày 28-4, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định giao nhiệm vụ Phó Giám đốc phụ trách điều hành Agribank chi nhánh tỉnh Hậu Giang đối với ông Trần Quốc Tuấn, Phó Giám đốc chi nhánh.